Đón đọc ĐTTC bộ mới số 92 Tất niên phát hành thứ hai ngày 1-2-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 92 Tất niên phát hành ngày 1-2-2021 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 92 Tất niên phát hành thứ hai ngày 1-2-2021 ảnh 1
- Vừa đón Tết, vừa chống dịch: Mùa xuân Tân Sửu 2021 là khoảng thời gian tương đối đặc biệt đối với người Việt Nam, vì tất cả vừa đón Tết vừa chống dịch. Ngày Tết đoàn viên và ấm áp, nhưng không thể mất cảnh giác với Covid-19. (Tâm Huyền)
- Tiếp tục cơ chế mở cho kinh tế tư nhân: Những chủ trương phát triển kinh tế được đề ra trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII kỳ vọng sẽ được cụ thể hóa bằng những chính sách phù hợp, trong đó trọng tâm là kinh tế tư nhân và đổi mới sáng tạo, từ đó tạo cơ chế để kinh tế phát triển. Chúng ta nói tới khát vọng vươn lên, nhưng ý thức về cuộc đua tới thịnh vượng này chưa thực sự đầy đủ. Phải tư duy lại một cách rõ ràng về yêu cầu bắt kịp với nền kinh tế của thế giới. Với tư duy quyết đoán, với chủ trương đúng đắn cùng với những chiến lược cụ thể hóa, chúng ta sẽ khơi dậy được nội lực và tinh thần tự lực tự cường của cả dân tộc, biến khát vọng của chúng ta thành hiện thực. (PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế Chính phủ)
- Những người xây tổ đại bàng: Nếu không có được những con đại bàng như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng, những thành phố sáng tạo như Hòa Lạc, Thủ Đức rất có thể trở thành nơi gia công các sản phẩm sáng tạo được đưa từ bên ngoài, cho dù sử dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật bậc cao cũng chỉ là địa chỉ gia công cao cấp mà thôi. Những con đại bàng như thế không thiếu ở Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng. Vấn đề là làm sao phát hiện ra họ, hỗ trợ, khích lệ họ bung xỏa năng lượng trí tuệ cho quê hương. Hãy bắt đầu từ những con đại bàng nội địa ấy. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Việt kiều vẫn giữ hương vị Tết cổ truyền: Thời điểm này hàng năm, nhiều hoạt động đang được tất bật chuẩn bị để đón kiều bào về quê sum vầy nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Năm nay với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhiều hoạt động phải thay đổi. Dù vậy người Việt Nam ở nước ngoài dịp này tổ chức rất nhiều hoạt động để cùng nhau nhớ về Tết cổ truyền của quê hương. Đó cũng là cách bà con lưu giữ hồn quê hương cho các thế hệ sau. (Võ Thành Chất, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tại TPHCM)
- "Cơn sóng nợ" đang hình thành: Chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp thế giới đang tiếp tục chống chọi lại Covid-19, đặc biệt với các biến thể của virus mới. Một nguồn lực rất quan trọng và cần rất nhiều là tài chính, nhưng trong tình thế thu giảm chi tăng chưa từng có tiền lệ thì lấy tiền từ đâu? Theo Ngân hàng Thế giới (WB), các nền kinh tế đang ở trong làn sóng nợ lần thứ 4, nguy hiểm nhất là các nước mới nổi và đang phát triển. (TS. Võ Đình Trí)
- Cuộc quật khởi của “nhà đầu tư Reddit”: Tuần lễ bắt đầu từ ngày thứ hai 25-1 được dự đoán là tuần lễ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và công bố lợi nhuận của những công ty chủ chốt Mỹ. Thế nhưng, đến cuối tuần, hầu như giới đầu tư ở Wall Street không còn để ý đến Fed đã nói gì hay lợi nhuận của Tesla, Microsoft, Apple nữa. Cả thị trường bàn về những cổ phiếu mệnh giá nhỏ như Game Stop. (Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Hàng không toàn cầu chưa thấy ánh sáng: Covid-19 đã khiến 2020 trở thành năm tồi tệ nhất của ngành hàng không, theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA). Liệu những hỗ trợ của các chính phủ và nỗ lực tái thiết có giúp các hãng hàng không phục hồi trong năm nay? (Văn Cường)
- Đường bay nội có cứu hàng không Việt?: Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam (HKVN), dịp Tết Tân Sửu 2021 các hãng hàng không đã lập kế hoạch khai thác trung bình 1.000 chuyến bay nội địa/ngày, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngày cao điểm nhất đạt 1.200 chuyến/ngày, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, những thông tin mới về diễn biến mới của dịch Covid-19 đang khiến cơ hội "cứu vãn” doanh thu cho ngành hàng không Việt sau 1 năm bê bết trở nên mong manh. (Bích Quyên)
- Thời điểm đầu tư hạ tầng hàng không: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên toàn cầu chưa được kiểm soát và các chuyến bay thương mại quốc tế chưa thể khai thác, năm 2021 ngành hàng không sẽ tập trung cải tạo, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng vốn đã xuống cấp. Thế nhưng nguồn vốn đầu tư nhiều hạn chế hiện nay sẽ là bài toán khó cho ngành. (Lưu Thủy)
- Có nên xây thêm sân bay mới?: Cả nước hiện có tổng cộng 23 sân bay. Trước khi xảy ra dịch Covid-19, chỉ 1/3 số sân bay có lãi. Ở thời điểm hiện tại, ngoại trừ các sân bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh vẫn hoạt động tương đối nhộn nhịp, hầu hết sân bay còn lại đều rơi vào cảnh “vắng tanh như chùa bà Đanh” và thua lỗ nặng nề. Thế nhưng, vừa qua nhiều địa phương cùng lúc đề xuất xây sân bay mới, làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư thừa sân bay, lãng phí nguồn lực. (Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam)
- Loay hoay quản lý sàn thương mại điện tử: Thương mại điện tử (TMĐT) thời đại dịch phát triển kéo theo mối lo về chất lượng hàng hóa online. Để bảo vệ người tiêu dùng và quản lý các sàn TMĐT, Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Thế nhưng dự thảo nghị định sửa đổi này đang vấp phải nhiều phản ứng, cho rằng tạo thêm thủ tục, gánh nặng, kìm hãm sự phát triển của TMĐT.  (Thanh Lâm)
- Quy định mới, gánh nặng thủ tục mới: Dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (TMĐT) nhận được nhiều ý kiến trái chiều khi đặt nhiều gánh nặng lên doanh nghiệp. Do đó, Ban soạn thảo cần nghiên cứu dự thảo sao cho giảm bớt các thủ tục hành chính cho các sàn TMĐT, theo đúng mục tiêu đề ra khi xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi bổ sung. (LS. Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law)
- Những ẩn khuất vụ lừa đảo gần 495 tỷ đồng: Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Thị Hà Thành và đồng phạm. Vẫn các thủ đoạn như giả chữ ký, cầm cố sổ tiết kiệm vay tiền, huy động tiền với lãi suất cao…, đối tượng Hà Thành đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tại 3 NHTM và các cá nhân trong 26 vụ án lên tới gần 495 tỷ đồng. Vụ án này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những thủ đoạn tinh vi của các đối tượng trong việc câu kết, dùng các thủ đoạn để lừa đảo, rút tiền NH một cách phi pháp. (Quang Minh)
- Cú sốc đầu tiên của nhà đầu tư F0: Không còn những lời khoe khoang lợi nhuận khủng “cứ mua là thắng”, trên các cộng đồng, room chat của giới đầu tư chứng khoán bắt đầu lan truyền những lời than thở về thua lỗ, lo lắng mất phương hướng. Thị trường đang diễn biến bất thường trong  mắt NĐT mới tham gia, khi họ tin rằng thị trường sẽ lên 1.500-1.800 điểm, nhưng cổ phiếu lại rơi tự do chỉ sau 1 đêm. (Nguyên Hà)
- Cổ phiếu vua lung lay vị thế: Những phiên giao dịch đầu năm 2021, nhóm cổ phiếu (CP) ngân hàng (NH) góp công lớn nhất trong việc đẩy VN Index tiến sát mốc 1.200 điểm. Nhưng đây cũng là nhóm CP bị bán ra mạnh trong những phiên lao dốc của VN Index, khiến giới đầu tư lo ngại về vị thế CP vua. Do đó, thay vì quan tâm khả năng duy trì tăng trưởng lợi nhuận của CP NH trong ngắn hạn, NĐT cần chú trọng những NH ưu tiên kiểm soát chất lượng tài sản nhiều hơn. (Kim Giang)
- Giao dịch nhà đất TP Thủ Đức tăng cao: Theo thống kê, số lượng hồ sơ nhà đất giao dịch của các quận 2, 9 và Thủ Đức chiếm khoảng 20% so với toàn TPHCM. Sau khi thành lập TP Thủ Đức, dự báo số lượng giao dịch nhà đất sẽ tăng lên đáng kể. Làm thế nào để hồ sơ người dân không bị trễ hẹn, hồ sơ nhà đất có phải đổi lại sau khi thành lập TP Thủ Đức…? (Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT)
- Giá trị tăng thêm trong BĐS ngày càng thấp!: Xét về cơ cấu giá trị tăng thêm ngành BĐS trong GDP, cho thấy tỷ trọng ngành BĐS có khuynh hướng ngày càng thấpSố liệu thống kê cho thấy tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành BĐS trong GDP có xu hướng thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo, trong khi ngành này có tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm cao hơn mức tăng trưởng GDP khá nhiều.  (TS. Bùi Trinh)
- Lưu giữ khoảnh khắc đặc biệt cùng công nghệ (Nhã Trúc)
- Áo khoác cá tính quý ông (Cao Nguyên)
- Họa sĩ đam mê vẽ trâu (Gia Quan)
- Du xuân khám phá non nước: Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 năm nay được nghỉ lễ dài, nhưng với tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, xu hướng đi du lịch có sự khác biệt. Nhiều người lựa chọn điểm đến hoang sơ, ít người thay vì tập trung đông đúc. Do đó, dự báo các chuyến khám phá cảnh quan Tây Bắc, Đông Bắc, vùng núi Nam Trường Sơn, Tây nguyên, một số vùng biển đảo… sẽ lên ngôi trong mùa du lịch Tết này.  (Nguyễn Hường - Văn Duy - Ánh Dương)
- Mỹ: Đảo ngược chính sách người tiền nhiệm: Chỉ trong vòng vài ngày kể từ khi nhậm chức, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký hàng loạt sắc lệnh đảo ngược hoàn toàn những chính sách kinh tế-xã hội của chính quyền tiền nhiệm. Liệu sự đảo ngược này sẽ cứu vãn nền kinh tế số 1 hành tinh khỏi trượt dài theo đại dịch Covid-19? (Vĩnh Cẩm)
- Ray Dalio - Tỷ phú tuổi Sửu giới quản lý quỹ: Tham gia đầu tư từ năm 12 tuổi, Ray Dalio từ “hai bàn tay trắng” trở thành nhà quản lý quỹ đầu tư hàng đầu thế giới. Sinh năm 1949 (Kỷ Sửu), Ray Dalio được xem là một trong những nhân vật tuổi Sửu có sự nghiệp thành công nhất trong giới đầu tư và quản lý quỹ. (Thiên Bảo)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác