Đón đọc ĐTTC bộ mới số 98 phát hành thứ hai ngày 29-3-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 98 phát hành ngày 29-3-2021 với nhiều chuyên mục:
- Gỡ vướng thuế GTGT cho ngành điện: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngành điện phản ánh gặp khó khăn trong hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các dự án đầu tư, đặc biệt là dự án lớn cần nhiều vốn. Những vướng mắc này của doanh nghiệp ngành điện không phải hoàn toàn do cơ quan thuế, mà chủ yếu nằm ở chính sách chưa có sự đồng bộ, thiếu liên kết và thống nhất giữa các bộ, ngành. Sự chồng chéo này gồm quy định pháp luật về thuế cũng như pháp luật về các chuyên ngành hoạt động kinh doanh có điều kiện. (Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam)
- Minibus ở TPHCM: Hợp lý nhưng sao khó khăn thế!: Bộ GTVT lần thứ ba bác đề xuất của TPHCM muốn sử dụng xe buýt loại nhỏ (minibus) từ 12-17 chỗ vào hệ thống giao thông đường bộ của TPHCM, lý do đề xuất trên không phù hợp Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17-1-2020 của Chính phủ, quy định đối với phương tiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh kỹ thuật và kinh tế-xã hội việc sử dụng minibus là hoàn toàn hợp lý. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, chuyên gia đô thị học)
- Hàng giả, nhái tràn lan trên sàn TMĐT: Việc “Báo cáo về các chợ có tai tiếng về hàng giả và đánh cắp bản quyền” là chợ Bến Thành, Đồng Xuân và sàn thương mại điện tử (TMĐT) Shopee như là “giọt nước tràn ly”, bởi lẽ hầu hết các sàn TMĐT và các trang bán hàng online ở Việt Nam đều như vậy. (Thái Hà)
- Điều hành tỷ giá và thao túng tiền tệ: Thông thường Bộ Tài chính Mỹ sẽ công bố Báo cáo về kinh tế vĩ mô và chính sách ngoại hối của đối tác thương mại chính của Mỹ khoảng 2 lần một năm: tháng 4 hoặc tháng 5 và  khoảng tháng 10 đến tháng 12. Trong năm 2021, dự kiến báo cáo này sẽ được hoàn thành vào giữa tháng 4, và thời điểm công bố trong tháng 4 hoặc tháng 5. Liệu lần này Mỹ cần phải xem xét lại có tiếp tục định danh một số đối tác thương mại chính, trong đó có Việt Nam, là nước thao túng tiền tệ hay không? (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Tiền chứng khoán chảy vào đất?: Thị trường chứng khoán (TTCK) tuần qua đã lại gây thất vọng một lần nữa, khi thay vì đáp ứng niềm mong mỏi “vượt đỉnh” của số đông nhà đầu tư (NĐT) thì lại quay đầu giảm, thậm chí xuất hiện bán tháo. Đã có những lo ngại về việc dòng tiền trên thị trường rút ra dịch chuyển vào kênh bất động sản (BĐS) khi cơn sốt đất bùng phát bất ngờ gần đây. Dòng tiền đầu cơ luân chuyển với tốc độ cao và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ trào lưu ngắn hạn. Do đó câu chuyện đang nóng nhất thời điểm tháng 3 là đất, chứ không phải chứng khoán. (Nguyên Hà)
- Đầu cơ tràn lan, ngày càng lộ rõ: Giá đất tăng nhanh trong thời gian qua càng làm lộ rõ tính đầu cơ và xuất hiện sự bất hợp lý cung - cầu thị trường BĐS hiện nay. Giá đất ở các địa phương bị đẩy tăng mạnh, nhiều nơi vượt ngưỡng giá trị thật sẽ khiến thị trường BĐS phát triển thiếu bền vững. (Hoàng Sơn)
- Hệ lụy những cơn sốt đất ảo: Tình trạng sốt đất không phải là hiện tượng mới mẻ trong thị trường đầu tư kinh doanh BĐS. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây tình trạng sốt đất trở nên bất thường, chỉ cần một đề xuất về quy hoạch hay một doanh nghiệp xin chủ trương đầu tư dự án nào đó, lập tức đội ngũ môi giới khiến cả vùng đất đó nháo nhào, mọi người từ các nơi đổ về tìm cơ hội đầu tư, bất kể vùng sâu, vùng xa. (Bình Minh)
- Chống sốt ảo phải xây dựng dữ liệu giá đất quốc gia:
Tình trạng sốt ảo của thị trường BĐS hiện nay phần lớn là hệ quả từ nhiễu loạn thông tin gây ra. Đó là khi Nhà nước có các động thái hoặc bất kỳ thông tin nào về quy hoạch hạ tầng, đô thị… ngay lập tức bị giới đầu cơ BĐS lợi dụng để tung tin, thổi giá, tạo các cơn sốt ảo nhằm trục lợi. Biện pháp cần làm lúc này là phải xây dựng được dữ liệu quốc gia về giá đất. Chỉ có như vậy Nhà nước mới có thể kiểm soát và điều tiết được thị trường BĐS, đưa về đúng giá trị thực. (Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam)
- Luật Đất đai 2013: Quyền lực quá cao, không tiếp cận thị trường: Sau hơn một năm rưỡi thi hành (có hiệu lực thi hành từ 1-7-2014), cho đến 2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị tới 4 lần về sửa Luật Đất đai 2013 để vượt qua những khó khăn thực tế luật này chưa có các quy định để điều chỉnh. Nói cách khác, khoảng trống pháp luật còn nhiều khi mô hình phát triển đất nước thay đổi khá mạnh, nên pháp luật đất đai luôn phải chạy gấp theo sự phát triển thị trường mà không kịp. (GS. Đặng Hùng Võ)
- Thời của ứng dụng công nghệ: Covid-19 được xem là “chất xúc tác” giúp hành vi tiêu dùng và bán hàng chuyển đổi mạnh mẽ từ offline sang online. Điều này mang đến cơ hội phát triển cho nhiều ứng dụng công nghệ như Grab, Be, Baemin… Nhiều lao động thất nghiệp cũng tìm kiếm được công việc tạm thời từ các DN dịch vụ công nghệ này. (Thanh Lâm)
- Chạy xe, giao hàng công nghệ có xem là nghề?: Dịch Covid-19 là thời điểm thuận lợi cho các ứng dụng công nghệ phát triển. Và trong cuộc đua này DN nào mạnh về tài chính sẽ vươn lên bứt phá, chiếm lĩnh phần lớn thị phần.  Lực lượng lao động được đào tạo như cử nhân, thạc sĩ… cũng không thể bỏ qua bài toán thu nhập dù là chạy xe ôm công nghệ. Có những tiếc nuối cho rằng các lao động này nếu không quay lại làm cho các DN sẽ bị mai một kiến thức đã được đào tạo trước đó. (Phạm Việt Anh, chuyên gia chiến lược và tăng trưởng doanh nghiệp)
- Day dứt lao động trẻ thời công nghệ: Trong báo cáo Chỉ số Sáng tạo toàn cầu 2020 (Global Innovation Index 2020-GII) của 3 tổ chức nổi tiếng là Đại học Cornell, Trường Kinh doanh INSEAD và WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới), Việt Nam được xếp hạng 42/131, trong đó có nhiều tiêu chí khá ấn tượng. Nhưng thực tế kết nối giữa công nghệ và lao động trẻ ở Việt Nam còn quá nhiều điều khiến chúng ta phải lo lắng. Thực trạng lao động trẻ chưa hòa vào dòng chảy công nghệ, các bên từ sinh viên (bao gồm cả phụ huynh), nhà trường và các cơ quan của chính phủ, đều có phần trách nhiệm. Nhưng quan trọng nhất là các chính sách và công cụ cần thiết để thực hiện và điều chỉnh. (TS. Võ Đình Trí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Nghịch lý  hạn chế xe máy, phát triển xe công nghệ: Việc phát triển những ứng dụng gọi xe công nghệ, giao hàng, giao đồ ăn… đã trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Thế nhưng khi có quá nhiều ứng dụng công nghệ cùng hoạt động, lượng đầu xe của mỗi ứng dụng tăng lên hàng chục, hàng trăm ngàn, nhiều hệ lụy đã được đặt ra: an toàn giao thông và quan trọng hơn ảnh hưởng tới kế hoạch hạn chế xe cá nhân tại nhiều TP lớn như Hà Nội, TPHCM. (Đức Mạnh)
- Đằng sau nợ xấu đang dần đẹp: Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2020 của các ngân hàng thương mại (NHTM) rất thấp. Nhiều NH cũng đã tất toán xong nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam (VAMC). Nhưng đằng sau những con số đẹp, các NH vẫn chưa thể trút hết được các gánh nặng liên quan đến vấn đề nợ xấu. (Yên Lam)
- Coteccons trước nguy cơ mất thương hiệu: Sự ra đi của hàng loạt cán bộ chủ chốt cộng với những quyết định có phần khó hiểu của lãnh đạo mới, khiến cổ đông của CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi sự trở lại của ông vua trong lĩnh vực xây dựng. Thậm chí, thương hiệu Coteccons có khả năng bị biến mất, nếu doanh nghiệp này từ bỏ mảng kinh doanh cốt lõi. (Kim Giang)
- Dự thảo điều chỉnh quy hoạch TPHCM: TPHCM đang hoàn thiện dự thảo “Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung TP đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060”. Hiện TP đang lấy ý kiến góp ý từ các chuyên gia, nhà quản lý để hoàn thiện dự thảo, xem xét trình các bộ ngành trung ương. (Bình Minh)
- An tâm phiêu lưu cùng công nghệ (Nhã Trúc)
- Kính mát thời trang phái đẹp (Việt Khuê)
- Tầm soát, điều trị sớm ung thư đại trực tràng (TS.BS Ung Văn Việt, Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Phân định quyền tác giả thể loại hồi ký?: Hồi ký Võ Nguyên Giáp gồm nhiều cuốn sách có giá trị lịch sử, đang đứng trước nguy cơ không thể tiếp tục đến với bạn đọc, vì vướng mắc quyền tác giả. Mâu thuẫn về khái niệm “đồng tác giả” giữa gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà văn Hữu Mai, chưa hẳn hoàn toàn là câu chuyện pháp lý, còn gợi nhiều suy tư về tình người. (Tâm Huyền)
- Biển Đông dậy sóng, tranh chấp đa phương: Việc Trung Quốc xây dựng quân đội không chỉ đối đầu với Mỹ lâu nay, mà cũng là một nguy cơ đối với các lợi ích kinh tế của châu Âu. Bởi biển Đông là tuyến đường vận chuyển quan trọng mang khoảng 10% thương mại cho Anh, Pháp và Đức. (Vĩnh Cẩm)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác