Đón đọc ĐTTC số 137 phát hành thứ hai ngày 21-2-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 137 phát hành ngày 21-2-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 137 phát hành thứ hai ngày 21-2-2022 ảnh 1
- Gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ và bài toán thực thi: Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Theo đó, với chương trình này gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ quy mô 350.000 tỷ đồng là chất kích hoạt. Dù còn khiêm tốn nếu so sánh với các gói hỗ trợ của các nước khác đã làm trong 2 năm qua, nhưng đây là gói hỗ trợ lớn nhất trong lịch sử của Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay. Như vậy, chương trình hành động và nguồn lực thực hiện đều đã có. Dựa trên thông lệ chung, đây là 2 yếu tố then chốt để nền kinh tế nhanh chóng phục hồi và phát triển. 
- Vỉa hè “đa năng” hay chỉ để đi bộ?: Bài viết này không nhắc lại những thông tin và số liệu khảo sát về kinh tế vỉa hè gắn với mặt tiền nhà phố, mà bàn về góc nhìn từ 2 phía: kế mưu sinh của người dân và giao thông đô thị. Tuy nhiên chúng tôi chỉ tìm hiểu vấn đề đang được đặt ra ở các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM hiện nay: liệu có thể khai thác kinh tế vỉa hè mà không ảnh hưởng đến giao thông của người đi bộ? (TS. Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị TPHCM) 
- Fed tăng lãi suất và mối nguy các nước nghèo: Phiên họp ngày thứ hai tuần trước 14-2 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đã thu hút rất nhiều sự chú ý của thị trường trong bối cảnh lạm phát tăng mạnh ở Mỹ và căng thẳng ở Ukraine. Nhiều dự đoán cho rằng Fed sẽ tăng 50 điểm phần trăm (0,5%) vào tháng 3 tới đây. Tuy vậy, có một vấn đề khác cũng đáng quan tâm không kém, mỗi lần Fed tăng bao nhiêu điểm phần trăm là đến cuối năm khi lãi suất tăng 1,5% hoặc hơn thì các nước nghèo sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Tiền mã hóa chính thức thâm nhập sàn chứng khoán: Những ngày đầu tháng 2-2022 được xem là thời điểm mà NFT (non-fungible token, tạm dịch là các token độc nhất, không thể thay thế), đã chính thức thâm nhập vào những định chế tài chính lớn nhất và chủ đạo của thế giới. Cụ thể, sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới là New York Stock Exchange (NYSE) với vốn hóa thị trường gần 28.000 tỷ USD vào cuối 2021, đã nộp đơn với Cục bảo hộ bản quyền sáng chế và nhãn hiệu của Mỹ để chuẩn bị thành lập sàn giao dịch NFT và tài sản mã hóa khác, bao gồm các đồng tiền mã hóa. Kế hoạch này cho thấy sàn giao dịch cổ phiếu lớn nhất thế giới chuẩn bị đặt chân vào thế giới tài sản mã hóa, và trực tiếp cạnh tranh với những sàn phổ biến của giới chơi tài sản mã hóa như OpenSea. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Muốn FDI chất lượng, thể chế phải hoàn chỉnh và ổn định: Dù khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã và đang có những đóng góp to lớn cho kinh tế - xã hội Việt Nam trong 35 năm Đổi mới vừa qua, nhưng hiện vẫn có cái nhìn tiêu cực về khu vực này. Nhiều ý kiến cho rằng khu vực FDI được ưu ái nhiều, chèn ép doanh nghiệp (DN) trong nước; FDI vào nhiều nhưng hiệu quả thấp, ít chuyển giao công nghệ; rồi FDI chuyển giá, trốn thuế, ảnh hưởng đến môi trường… Dẫu vậy, vai trò quan trọng của FDI là không thể phủ nhận. (GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN FDI -VAFIE)
- Đón sóng FDI, phải chuẩn bị nguồn nhân lực: Năm 2022, Việt Nam được dự báo tiếp tục là điểm đến của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là những dự án quy mô lớn, chất lượng cao. Việt Nam đã công bố nhiều chính sách ưu đãi đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ hiện đại… Song điều nhiều doanh nghiệp (DN) FDI mong mỏi khi đến đầu tư tại Việt Nam là nguồn nhân lực có chất lượng. (Thanh Dung)
- Xuất nhập khẩu: Phá thế “chân kiềng” dựa FDI: Lâu nay, khi nói về thành tích xuất nhập khẩu (XNK) thường được ngợi ca hết tầm. Nhưng thực tế XK chủ yếu từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp (DN) trong nước đa phần NK. Xem ra XNK nước ta phụ thuộc vào FDI - NK - thị trường nước ngoài. (Nguyễn Duy Nghĩa)
- Mở cửa du lịch quốc tế, đừng quá kỳ vọng: Ngày 15-2, Việt Nam chính thức mở cửa đường bay quốc tế thường lệ sau gần 2 năm đóng cửa vì Covid-19, đồng thời sẽ mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ 15-3. Đây được xem là những tín hiệu tích cực cho sự phục hồi của du lịch trong nước và quốc tế. Song việc phục hồi du lịch quốc tế vẫn chưa thể quá kỳ vọng. (Thanh Lâm)
- Xây dựng hình ảnh chủ nhà từ dịch vụ taxi: Các cửa khẩu của một quốc gia (đường bộ, đường thủy, đường hàng không) là nơi đầu tiên đón khách bên ngoài tới, nơi bắt đầu cho quá trình nhận thức về một đất nước, con người bản địa, từ đó làm nảy sinh tình cảm, thái độ, tác động mạnh đến quyết định của các nhà đầu tư, cũng như lựa chọn của du khách. Trong số đó, dịch vụ taxi sân bay quốc tế là quan trọng nhất, bởi tài xế taxi được coi là công dân nội địa đầu tiên ngoài nhóm nhân viên chính thức người nước ngoài tiếp xúc. (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Trái tim Mekong rối nhịp: "Mùa khô ở Mekong 2022 - Nước ở đâu?" là chủ đề hội thảo quốc tế do Trung tâm Stimson (Washington, Mỹ) tổ chức vừa qua thu hút nhiều chuyên gia và người quan tâm. Năm nay, có thể là năm thứ 4 liên tiếp vùng hạ lưu sông Mekong bị khô hạn nghiêm trọng. Nhận diện nguyên nhân không khó, nhưng vấn đề quan trọng hơn là ứng phó ra sao khi trái tim Mekong đang rối nhịp? (TS. Trần Hữu Hiệp)
- Lãi suất huy động nóng đến mức nào?: Sau thời gian dài giảm lãi suất huy động vì chưa cần nhiều vốn, nay các NHTM đang tung ra nhiều giải pháp để hút vốn trở lại trong bối cảnh cầu tín dụng tăng cao. Song hiện kênh tiền gửi vẫn chưa lấy lại sức hút, thể hiện qua sự căng thẳng về thanh khoản trong thời gian gần đây. (Đỗ Linh)
- Cổ phiếu hàng không qua cơn bĩ cực: Các doanh nghiệp phục vụ hàng hóa sẽ có tốc độ tăng trưởng tốt nhất khi tần suất các chuyến bay được tăng lên. Kế đến là các doanh nghiệp phục vụ mặt đất, dịch vụ hàng không và suất ăn hàng không, cuối cùng là các doanh nghiệp vận tải hàng không sẽ hồi phục. Và ngành hàng không Việt cũng đang kỳ vọng điều này. (Kim Giang)
- Tái khởi động tạo quỹ “đất vàng” ven sông Sài Gòn: Quy hoạch, đầu tư hạ tầng ven sông Sài Gòn nhằm tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư, từng được doanh nghiệp, chuyên gia gợi ý. Mới đây, vấn đề này được UBND TPHCM giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) trong năm 2022 hoàn thành đề án quy hoạch chung phát triển kinh tế dịch vụ dọc sông Sài Gòn. Ý tưởng “Đại lộ” ven sông Sài Gòn từ quận 1 đến huyện Củ Chi lại được dư luận quan tâm. (Đỗ Trà Giang)
- CLB xuất khẩu trên 10 tỷ USD - Tham vọng và thách thức: Năm 2021 Việt Nam có thêm 2 nhóm ngành mới xuất hiện trong câu lạc bộ (CLB) xuất khẩu trên 10 tỷ USD, kéo dài danh sách này lên con số 8. Bước qua năm 2022, CLB tiếp tục được kỳ vọng mang về nhiều thành tích mới. Song cùng với những mục tiêu đầy tham vọng là thách thức không thể xem nhẹ. (Thanh Lâm)
- Thị trường đường kỳ vọng phục hồi sản lượng: Giá đường thô No.11 kỳ hạn tháng 3-2022 trên sàn ICEUS đóng cửa ngày 15-2 ở mức 18,07 cent/pound, tương ứng giảm 4,6% so với mức giá mở cửa đầu năm nay. Nếu tính từ khi tạo mức đỉnh 20,94 cent/pound hồi tháng 8-2021, giá đường đã giảm khoảng 13,7%. Điều này trái ngược với hầu hết nông sản công nghiệp khác như cà phê, đậu tương, ngô, lúa mì… khi đều tăng trong cùng khoảng thời gian. (Phạm Tuấn)
- Xe điện đẳng cấp của tương lai (Nhã Trúc)
- 3 hướng điều trị cơ bản cho người béo phì (TS.BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Mỹ tụt hậu cuộc đua phát hành tiền số?: Sự chậm chạp phát triển phiên bản tiền kỹ thuật số (KTS) của USD có thể khiến Mỹ trả giá đắt, đầu tiên là sự sa sút vị thế thanh toán đồng USD. Và đại dịch Covid-19 đang đẩy nhanh quá trình này. (Văn Cường)
- Gita Gopinath - Nhà kinh tế hàng đầu IMF: Năm 2021 tạp chí tài chính hàng đầu Financial Times vinh danh Gita Gopinath trong số “25 phụ nữ có ảnh hưởng nhất năm”; Hiệp hội Kinh tế quốc tế vinh danh cô là Thành viên xuất sắc của Schumpeter-Haberler; Hiệp hội kinh tế Ứng dụng và Nông nghiệp tặng cô Giải thưởng John Kenneth Galbraith… Nhưng ấn tượng nhất là việc Gopinath được bổ nhiệm Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). (Nhựt Quỳnh)
- Quẳng gánh lo Covid để vui sống: Sức tàn phá khủng khiếp của Covid-19 với 5,78 triệu người tử vong trên toàn cầu (tính đến 10-2-2022) làm chúng ta quên rằng kẻ giết người số một trên thế giới trong nhiều thập niên qua vẫn là ung thư. Theo thống kê chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ riêng trong năm 2020, ung thư đã cướp đi sinh mạng của 10 triệu người trên toàn thế giới. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác