Đón đọc ĐTTC số 141 phát hành thứ hai ngày 21-3-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 141 phát hành ngày 21-3-2022 với nhiều chuyên mục:
- Cẩn trọng giao dịch thương mại quốc tế: Từ sự vụ 100 container hạt điều xuất khẩu (XK) sang Thổ Nhĩ Kỳ và Italia bị lừa đảo trong thanh toán, cho thấy hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà các doanh nghiệp (DN) cần phải có những biện pháp phòng vệ cần thiết để đảm bảo an toàn trong giao dịch thương mại quốc tế.

- Đừng quá tham vọng vào khách quốc tế: Ngày 15-3, Việt Nam chính thức mở cửa du lịch ở cả đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không, tại tất cả cửa khẩu; khôi phục chính sách visa như trước Covid-19 và không hạn chế bất cứ hoạt động du lịch nào với khách nội địa. Ngành kỳ vọng đón 5 triệu lượt khách quốc tế và 60 triệu lượt khách nội địa trong năm nay. Song từ kỳ vọng đến thực tế vẫn còn khoảng cách không gần. (Thanh Lâm)

- Sẽ hình thành trật tự tiền tệ mới?: Zoltan Pozsar, chiến lược gia kỳ cựu ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse, từng là cựu quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), cho rằng hệ thống tiền tệ thế giới theo thỏa thuận Bretton Woods hình thành sau Thế chiến II đã sụp đổ, khi các nước G-7 đóng băng dự trữ ngoại hối của Nga sau khi Nga tấn công Ukraine. Cuộc khủng hoảng hàng hóa toàn cầu diễn ra sẽ làm suy yếu hệ thống Eurodollar, dẫn đến lạm phát ở phương Tây, châm ngòi cho tiến hóa của hệ thống tiền tệ mới. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)

- Cần cơ chế đặc thù cho dự án đường vành đai: TPHCM hiện có 4 đường vành đai, trong đó vành đai 1, 2 đang đầu tư và khai thác một phần, vành đai 3 và 4 đang trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư. Dự án vành đai 3 được phê duyệt từ năm 2011 nhưng đến nay pháp lý và công tác chuẩn bị đầu tư vẫn chưa hoàn thiện. Do đó, để đẩy nhanh dự án vành đai 3 rất cần  cơ chế đặc thù. (Đỗ Trà Giang)

- Vành đai 3: Thiết kế song song cả "phần cứng" lẫn "phần mềm": Một dự án giao thông chậm tiến độ hầu hết không do khâu kỹ thuật thi công, mà do các khâu phi kỹ thuật như đền bù giải tỏa, tái định cư, ổn định đời sống, bình ổn tâm trạng xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và câu chuyện dư âm hậu dự án. Do vậy, ngay từ tiền dự án các phương án phi kinh tế cần phải tính rất sớm. (TS. Nguyễn Minh Hòa, Khoa Đô thị, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn)

- Cần tầm nhìn quy hoạch tổng thể quốc gia: Xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 theo tinh thần của Luật Quy hoạch 2017 là vấn đề rất lớn, chưa có tiền lệ, kinh nghiệm quốc tế cũng không nhiều. Làm thế nào để có được quy hoạch tốt, kiến tạo được không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững? Trong khi đó, đội ngũ làm quy hoạch của chúng ta hiện nay còn mỏng và nhiều hạn chế, đặc biệt còn thiếu tầm nhìn xa và tư duy đột phá. (TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương).

- Khôi phục và phát triển kinh tế: Thay đổi tư duy cải cách: Để khôi phục và phát triển kinh tế, các chính sách về cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh cần được thực hiện đồng đều và nhất quán, trong đó thay đổi về tư duy cải cách là điểm mấu chốt. (Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực UBKT Quốc hội, ĐBQH thuộc đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình)

- Phục hồi kinh tế phải chịu áp lực: Ứng phó tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, Quốc hội đã thông qua Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ đề xuất. Tuy nhiên, triển vọng phục hồi kinh tế và ổn định vĩ mô của Việt Nam trong năm 2022 đang chịu một số áp lực từ xung đột quân sự Nga - Ukraine. Giai đoạn 2016-2019 giá vàng tăng từ 1.100USD/ounce lên 2.000USD/ounce, kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn ổn định. Về giá xăng dầu, chúng ta có thể hạ nhiệt thông qua các biện pháp giảm thuế. (TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính)

- Lạm phát tăng, thất nghiệp có giảm?: Từ đầu năm 2022, giá bán nhiều loại hàng hóa trên thị trường có sự biến động theo chiều hướng gia tăng. Gần đây do xung đột Nga - Ukraine, cùng với những bất cập của nguồn cung xăng dầu trong nước, càng khiến nguy cơ lạm phát luôn hiện hữu. Theo lý thuyết kinh tế, giữa 2 đại lượng lạm phát và thất nghiệp có sự đánh đổi, nhưng thực tế có diễn ra như vậy? (Lê Dương Anh Tuấn, Trường Kinh doanh, Đại học UEH)

- Kỳ vọng giảm lãi suất càng rời xa: Theo yêu cầu từ Chính phủ, định hướng xuyên suốt của NHNN trong nhiều năm qua là giảm lãi suất cho vay. Trong bối cảnh đang phục hồi và phát triển kinh tế, mục tiêu này càng khó hơn bởi thị trường lại đang có nhiều chốt chặn. (Đỗ Linh)

- Thị trường chứng khoán đã chiết khấu hết rủi ro?: Mức sụt giảm khoảng 3,5% của VN Index kể từ ngày 24-2 (ngày cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra) thực tế lại đến từ những cổ phiếu (CP) của những doanh nghiệp không chịu tác động từ cuộc chiến. Như vậy, thị trường chứng khoán (TTCK) phản ánh rủi ro chỉ mang tính tâm lý chung, và trong hơn 3 tuần qua cũng phát đi những tín hiệu lạc quan trở lại, tuy nhiên đó chỉ là những yếu tố ngắn hạn. (Nguyên Hà)

- Niềm tin thị trường được củng cố: Dù đối mặt với áp lực bán ra từ các quỹ ETF ngoại trong đợt tái cơ cấu quý I-2022, nhưng VN Index vẫn đứng vững, thậm chí còn tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 18-3. Đây chính là động lực để kéo dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán (TTCK) trong thời gian tới. (Kim Giang)

- Vụ lừa đảo xuất khẩu hạt điều: Bài học cho doanh nghiệp Việt: Giao thương xuất nhập khẩu đã và đang chiếm vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp (DN) trong nước, đồng nghĩa DN cần trang bị cho mình các kỹ năng khi tham gia sân chơi thương mại toàn cầu. Vụ hàng trăm container điều xuất sang Italia có nguy cơ bị lừa, có thể rút ra nhiều bài học đắt giá cho DN Việt Nam khi giao thương, buôn bán với bạn hàng nước ngoài. (Lưu Thủy - Yên Lam)

- Giá quặng sắt đứng vững ở mức cao: Kể từ khi tạo đáy hồi tháng 11-2021, giá quặng sắt thế giới đã thiết lập xu hướng tăng giá mạnh mẽ, khi thị trường kỳ vọng vào phục hồi nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc dựa trên đà tăng trưởng kinh tế của nước này. (Phạm Tuấn)

- Trọn bộ Sony đậm chất riêng (Nhã Trúc)

- Thận trọng mối liên hệ đái tháo đường và thừa cân, béo phì (TS. BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM)

- Đảo Hokkaido: Xứ sở tuyết trắng: Đảo Hokkaido là một trong 4 hòn đảo lớn của Nhật Bản. Nơi đây có khí hậu 4 mùa rõ rệt xuân hạ thu đông. Nếu như mùa hè mát mẻ, cây cối tươi tốt thì ngược lại, mùa đông ở Hokkaido tuyết phủ dày đặc và có thể kéo dài tới 6 tháng, quang cảnh chỉ một màu trắng khiến nhiều du khách gọi Hokkaido là thiên đường của tuyết. (Văn Công)

- Dòng vốn phương Tây đổ vào đâu thay thế cho Nga: Trong nhiều năm, các thị trường mới nổi được chú ý là các quốc gia BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Nhưng kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga - Ukraine, thị trường Nga gần như không thể tiếp cận đối với hầu hết nhà đầu tư bên ngoài, đặc biệt từ phương Tây. Vậy, dòng vốn của nhà đầu tư phương Tây sẽ đổ vào đâu để thay thế cho Nga? (Văn Cường)

- Yoon Suk-Yeol: Kỳ vọng phục hồi kinh tế Hàn Quốc: Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol thuộc đảng đối lập chính Sức mạnh Quốc dân (PPP), dự kiến đặt ưu tiên hàng đầu vào việc tạo việc làm và nới lỏng các quy định để hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. (Việt Huỳnh)

- Trang web triệu đô: Lo lắng trước viễn cảnh ra trường với núi nợ chồng chất, phải đi làm nhiều năm mới có thể trả hết, một sinh viên 21 tuổi đã nghĩ ra cách kiếm tiền hết sức đơn giản. Câu chuyện của anh đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người đi sau. (Kiều Tiên)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác