Đón đọc ĐTTC số 142 phát hành thứ hai ngày 28-3-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 142 phát hành ngày 28-3-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 142 phát hành thứ hai ngày 28-3-2022 ảnh 1
- Tăng vốn điều lệ, không có hồi kết: Trong năm 2021, các ngân hàng (NH) đã tăng vốn điều lệ (VĐL) hơn 23% với tổng cộng hơn 92.000 tỷ đồng. Đây cũng là năm mà ngành NH có tốc độ tăng vốn mạnh mẽ nhất và vượt qua cả năm 2018. Thế nhưng, trong báo cáo mới đây, hãng xếp hạng quốc tế Fitch Ratings tiếp tục đánh giá, hệ thống NH của Việt Nam có vốn hóa mỏng so với rủi ro môi trường hoạt động và các NH quốc tế. 
- Trừng phạt Nga và ngõ lách cho doanh nghiệp: Các biện pháp trừng phạt kinh tế được Mỹ và hơn 30 quốc gia áp đặt lên Nga, có thể được xem là toàn diện nhất từ trước đến nay. Không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính, năng lực sản xuất công nghệ cao, mạng lưới giao thông và lĩnh vực tiêu dùng, các lệnh trừng phạt còn nhằm vào các nhà tài phiệt và cá nhân trong cơ quan công quyền của Nga. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- “Quyền bề mặt”: Cần cụ thể hóa trong Luật Đất đai: Theo quy định của pháp luật về đất đai và dân sự hiện hành, người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất. Điều đó đồng nghĩa với phạm vi sử dụng không gian của người sử dụng đất rất rộng, có toàn quyền khai thác, sử dụng khoảng không gian bên trên và trong lòng đất, chỉ bị hạn chế trong một số trường hợp cá biệt. (ThS. Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý đầu tư, bất động sản)
- Thuế Tài sản: Sắc thuế rất phức tạp, cần nghiên cứu kỹ lưỡng: Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương cho ý kiến về nội dung sửa đổi Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trước ngày 15-4-2022, để tiến tới việc xây dựng Luật Thuế tài sản, trong đó có đánh thuế nhà và tài sản. Cải cách thuế BĐS không chỉ nhằm mục tiêu tăng thuế, còn phải xem xét điều chỉnh sao cho công cụ thuế đạt hiệu quả cao. (GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT)
- Đánh thuế BĐS mới tránh đầu cơ: Tôi cho rằng việc đánh thuế BĐS thứ 2 trở lên là hợp lý vì 3 nguyên nhân. Thứ nhất, hiện nay việc đầu cơ, giam giữ đất đai nhiều sẽ gây lãng phí cho xã hội. Thứ hai, việc đánh thuế sẽ giúp giảm tình trạng đầu cơ, ai có nhu cầu mua nhà để ở mới mua. Như vậy, trong dài hạn sẽ tạo ra áp lực giảm giá lên BĐS. Thứ ba, đánh thuế BĐS sẽ khiến dòng vốn đi đúng hướng. (Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam)
- Thời điểm đánh thuế chưa hợp lý: Đánh thuế BĐS thứ 2 trở lên không hợp lý, Nhà nước cần phải nghiên cứu và tính toán kỹ phương án này. Nếu BĐS thứ 2 trở lên vẫn tạo ra thu nhập cho nền kinh tế là tín hiệu tốt, thì BĐS dùng để đầu cơ, bỏ trống không sử dụng mới cần đánh thuế. Việc đó vừa làm tài sản phát huy được giá trị sử dụng, vừa đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo sự phát triển bình đẳng và lành mạnh của sự phát triển kinh tế. (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế Học viện Tài chính)
- Khó đưa vào áp dụng sắc thuế BĐS: Tôi cho rằng thay vì quan tâm quá nhiều đến nội dung và hiệu quả của đề xuất thu thuế này, cần lưu ý đến một điểm rằng tại sao việc đánh thuế này đã được đưa ra và bàn bạc rất nhiều lần nhưng đến nay vẫn không thể áp dụng vào thực tiễn. Rõ ràng đây là vấn đề đã quá cũ, dù lần nào đưa ra đề xuất cũng được bàn bạc rất kỹ, lên dự thảo đầy đủ nhưng cuối cùng vẫn bị bỏ ngỏ. Đây mới là điều dư luận nên quan tâm. (TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương)
- Thay đổi tư duy và cách tiếp cận FDI: Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Kế hoạch-Đầu tư (KH-ĐT) về xây dựng tiêu chí thu hút doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cũng như giao cho các bộ liên quan, các tỉnh thành nghiên cứu xây dựng quy trình và thể chế hóa các tiêu chí. Tuy nhiên, tiêu chí chọn lọc những dự án FDI trong bối cảnh chính trị - kinh tế thế giới đang có những thay đổi lớn hiện nay, phải thay đổi tư duy về nhìn nhận và tiếp nhận. (PGS.TSKH Võ Đại Lược, Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu Kinh tế của Thủ tướng, Giám đốc Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC)
- Chọn lọc để ưu đãi FDI, đừng để nông dân thiệt: Việc xây dựng tiêu chí để chọn lọc ưu đãi cũng cần phải công bằng cho DN trong nước, nhất là lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. Thực tế, khối DN FDI làm ăn có hiệu quả do phương thức quản lý hiện đại, nhưng cơ bản do những ưu đãi về chính sách thuế, tiếp cận vốn và đất đai… (TS. Bùi Trinh, chuyên gia kinh tế)
- Nghịch lý lỗ - lãi doanh nghiệp FDI: Báo cáo kết quả hoạt động của các doanh nghiệp (DN) FDI năm 2020 được Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT đưa ra cho thấy về tổng thể, khối DN FDI không những bảo toàn và phát triển vốn, còn tiếp tục gia tăng đầu tư thêm vốn chủ sở hữu để phát triển sản xuất kinh doanh. Nhưng bức tranh về hoạt động của DN FDI cũng bộc lộ nhiều “gam màu tối”, với câu chuyện chưa cũ là “lỗ giả, lãi thật”. (Quang Minh)
- Hình thànhthế nào đô thị sinh thái dọc sông Sài Gòn: Những TP bên sông đều coi sông là di sản thiên nhiên quý báu mang lại nguồn sống và cả niềm tự hào. Do vậy dải đất ven sông luôn được chú trọng đầu tư và khai thác. Sài Gòn -TPHCM đã hơn 300 năm tuổi, nhưng vì nhiều lý do khác nhau dải đất ven sông Sài Gòn vẫn chưa được khai thác xứng với tiềm năng của nó. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Khó trông chờ cổ tức bằng tiền tươi thóc thật: Một mùa đại hội cổ đông (ĐHCĐ) đang bắt đầu. Nhìn vào hàng loạt dự thảo tài liệu phục vụ ĐHCĐ của các ngân hàng (NH) năm nay, cho thấy cổ đông tiếp tục được mùa cổ tức, tuy nhiên vẫn là cổ tức… bằng giấy. (Đỗ Linh)
- Cổ phiếu dệt may qua thời mua là thắng: Ngành dệt may được đánh giá có triển vọng tươi sáng trong năm 2022, nhưng do giá cổ phiếu (CP) đã tăng giá mạnh kể từ năm 2021, nên nhiều mã CP đang ở mức rủi ro. Do vậy, nhà đầu tư (NĐT) chỉ nên ưu tiên các doanh nghiệp (DN) có khả năng mở rộng công suất để đạt được tốc độ tăng trưởng dài hạn. (Kim Giang)
- Vốn ngoại đang trở lại với chứng khoán: Diễn biến bất ngờ nhất của thị trường chứng khoán (TTCK) tuần qua không hẳn đến từ nhịp phục hồi mạnh mẽ bất ngờ, sau khi VN Index điều chỉnh nửa đầu tháng 3 xuống tận đáy ngắn hạn quý I-2022, mà đó chính là động thái mua ròng trở lại của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đột ngột chấm dứt chuỗi tuần bán ra liên miên. Vẫn còn sớm để hy vọng dòng vốn này dừng bán, nhưng động thái mới mẻ đang vào TTCK Việt Nam hứa hẹn sẽ có khởi đầu tích cực cho năm 2022. (Nguyên Hà)
- Thị trường TPHCM nghe ngóng chờ thời: Vài năm trở lại đây thị trường BĐS TPHCM giảm hẳn nguồn cung, các doanh nghiệp hàng đầu về đầu tư BĐS của TP đã đi “đánh bắt xa bờ” với những dự án đình đám. Vắng bóng dự án mới, khan hiếm nhà ở vừa túi tiền và có dấu hiệu thừa cung nhà ở cao cấp, đang là thực trạng của thị trường BĐS TPHCM. (Đỗ Trà Giang)
- Thiết lập mặt bằng giá mới từ nội địa đến xuất khẩu: Sau khi neo ở mức giá kỷ lục gần 30.000 đồng/lít, giá xăng giảm nhẹ hơn 600 đồng/lít cũng không góp phần hạ nhiệt các chi phí đầu vào cho DN. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển quốc tế tăng cao đã từng bước hình thành mặt bằng giá mới. Sức ép tăng giá bán sản phẩm đang đè nặng DN sản xuất, trong khi DN xuất khẩu chật vật với cước phí vận tải. (Thanh Lâm)
- Thị trường dầu đậu nành lo ngại thiếu nguồn cung: Trên thị trường dầu thực vật, giá dầu đậu nành nằm trong xu hướng tăng liên tục từ năm 2020 đến nay, do tỷ lệ tồn kho ngày càng giảm so với nhu cầu tiêu thụ. (Phạm Tuấn)
- Công nghệ AI cho không gian sinh hoạt (Nhã Trúc)
- Phòng ngừa hiệu quả ảnh hưởng chứng đau thắt ngực (TS.BS Trần Hòa, Phó trưởng khoa Tim mạch Can thiệp, Trưởng Đơn vị Can thiệp nội mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Tên phim trùng tên phim có hiệu ứng gì?: Bộ phim “Bóng đè” vừa công chiếu, công chúng trên các diễn đàn điện ảnh lập tức xôn xao vì liên quan đến tác phẩm văn học từng ồn ào một thời. Thực chất, bộ phim “Bóng đè” chỉ giống tên cuốn sách kia. Và trên thực tế, nhiều tên phim quen tai nhưng vẫn khiến người xem thấy lạ. (Tuy Hòa)
- Lối thoát nào cho kinh tế Nga?: Quyết định tấn công Ukraine của Nga đã bị đáp trả bằng hàng loạt biện pháp trừng phạt từ các nước phương Tây, trong khi các công ty toàn cầu ồ ạt rút vốn hoặc dừng hợp tác. Cuộc chiến dằng dai này ước tính ban đầu đã khiến nền kinh tế xứ Bạch dương chịu nhiều tổn thất. (Văn Cường)
- Cả thế giới vạ lây: 2022 được kỳ vọng là năm kinh tế thế giới sẽ phục hồi sau cú sốc Covid-19. Tuy nhiên, chiến sự bất ngờ nổ ra ở Ukraine, sau đó Mỹ và phương Tây áp dụng các lệnh trừng phạt Nga, làm giá năng lượng tăng phi mã, dẫn đến đe dọa lạm phát ở mức cao, khiến các hãng dự báo phải “xóa bài làm lại”. (Vĩnh Cẩm)
- Javier Perez-Tasso: Người giữ “nút hạt nhân” SWIFT: Ngày 26-2, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã quyết định ngắt kết nối các ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính quốc tế SWIFT để trừng phạt Moscow vì tấn công Ukraine. Động thái này được ví như việc nhấn “nút hạt nhân” tài chính, và người chịu trách nhiệm nhấn nút này là Javier Perez-Tasso, CEO của SWIFT. (Nhựt Quỳnh)

Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác