Đón đọc ĐTTC số 143 phát hành thứ hai ngày 4-4-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 143 phát hành ngày 4-4-2022 với nhiều chuyên mục:

- Lợi nhuận từ lãi dự thu, phải chăng “đếm cua trong lỗ”?: Khi thời hạn giãn, hoãn nợ kết thúc (vào cuối tháng 6 này), cũng sẽ là lúc những vấn đề của NH bắt đầu xuất hiện. Trường hợp xảy ra rủi ro không thu được lãi dự thu, lợi nhuận của các NH bị tác động và từ đó tác động đến vốn chủ sở hữu. Vì nếu nợ xấu tăng mạnh, NH trích lập dự phòng đúng đủ có thể NH đó bị lỗ, nếu bị lỗ sẽ trừ vào vốn chủ sở hữu. Khi vốn chủ sở hữu bị trừ sẽ làm giảm tỷ lệ an toàn vốn, ảnh hưởng đến việc đáp ứng Basel II. Đương nhiên ngay lúc này, lợi nhuận của NH tăng mạnh khiến cổ đông phấn khởi, nhưng khoản đó đều là thu từ nợ xấu chưa hạch toán nội bảng, bao gồm cả khoản “đếm cua trong lỗ”. Niềm vui này sẽ kéo dài bao lâu vẫn là dấu chấm hỏi.

- Thượng Hải lao đao vì zero Covid: Quyết tâm theo đuổi chính sách zero Covid tại “thủ đô thương mại” 26 triệu dân của Trung Quốc, đã khiến cư dân cảm thấy bị đe dọa, làm dấy lên lo ngại về thiệt hại lớn hơn đối với nền kinh tế số 2 thế giới. (Vinh Trang)

- Kiểm soát giá cả mới ghìm cương lạm phát: Quý I-2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng khá ổn định, nhưng đa số nhận định đều cho rằng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm khá lớn. Vậy giải pháp nào giữ lạm phát trong tầm kiểm soát và để đạt được tăng trưởng kinh tế như mục tiêu đề ra? Nhìn trên tổng thể, dù có thể có biến động giá dầu, nhưng tôi tham khảo 5-6 dự báo của các tổ chức quốc tế, chưa có dự báo nào nhắc đến nguy cơ trì lạm trên thế giới. Vì vậy, Việt Nam có ảnh hưởng tình hình thế giới ở mức độ nào đó nhưng vẫn trong tầm có thể phát triển được. (TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế)

- Đầu vào tăng, đầu ra kìm hãm, liệu có “phi thị trường”?: Trước áp lực lạm phát đang ngày càng gia tăng, để bình ổn giá, nhiều mặt hàng đã được Chính phủ yêu cầu không được phép tăng giá. Nhưng doanh nghiệp (DN) sản xuất không thể “gồng mình” mãi khi chi phí đầu vào đang tăng mạnh, trong khi hệ lụy từ đại dịch Covid-19 gây ra đã khiến nhiều DN kiệt quệ đến nay vẫn chưa thể phục hồi. (Lưu Thủy)

- Nhìn lại kinh tế quý I-2022: Phải nhìn vào chất lượng đời sống người dân: Điều hành kinh tế không nên chỉ nhìn vào những con số chung như vậy, mà phải nhìn vào chất lượng tăng trưởng và đời sống người dân. Con số tăng trưởng 6% sẽ không còn nhiều ý nghĩa nếu như mức thu nhập thực của người dân thực tế bị giảm đi. Ở nhóm thu nhập thấp nhất, khả năng lương của họ sẽ tăng thấp hơn lạm phát và tăng trưởng kinh tế là sự thật, trong khi “rổ hàng hóa” tiêu biểu của họ có thể tăng mạnh hơn nhiều con số 4% bình quân vì những chi tiêu thiết yếu cho thực phẩm, năng lượng, của họ vốn dĩ có thể chiếm quyền số cao hơn quyền số trong một rổ tiêu dùng trung bình, vì nó đã bị thói quen chi tiêu của người trung lưu và thượng lưu “pha loãng”. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)

- Xung đột Nga-Ukraine: Tác động hai mặt đến ngành gỗ Việt: Các doanh nghiệp (DN) chế biến - xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ Việt Nam đang phải đối mặt với khó khăn và thách thức mới từ cuộc chiến Nga - Ukraine. Việt Nam tuy không phải là nước trực tiếp nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Nga, nhưng nhập khẩu gián tiếp nguyên liệu từ Trung Quốc không hề nhỏ. Bởi Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất từ Nga, với trên dưới 50% tổng lượng gỗ tròn và xẻ xuất khẩu hàng năm của Nga. (Hoàng Sơn)

- Ngành gỗ hướng mục tiêu xuất khẩu 25 tỷ USD?: Mục tiêu của đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững giai đoạn 2021-2030, là đến năm 2030 giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 25 tỷ USD. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu này ngành gỗ cần gỡ nhiều nút thắt như nguyên liệu, năng suất lao động và cả công nghệ sản xuất. (Thanh Lâm)

- Nhà máy điện khí LNG tiến thoái lưỡng nan: Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được coi là nhiên liệu hóa thạch thân thiện nhất với môi trường, khi sinh ra lượng CO2 ít hơn 30% so với đốt dầu và 50% so với đốt than và không thải bụi. Do đó, điện khí LNG đang được nhiều quốc gia hướng đến. Song xung đột Nga - Ukraine đang khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các dự án điện khí LNG như đang “ngồi trên đống lửa”, khi giá nhiên liệu đầu vào liên tục tăng cao. (Lưu Thủy)

- Khơi gợi và đón nhận sáng kiến cộng đồng đô thị: Những TP có mức cạnh tranh quốc tế cao thường là TP luôn trong trạng thái năng động và đổi mới, ở đó sức sáng tạo luôn xuất hiện trong đời sống. Cách nay ít năm, tại Bangkok, Thái Lan, đã khởi xướng hình thành mạng lưới “sáng kiến đô thị” ở các TP lớn châu Á. Đề xuất này dựa trên thực tế trong rất nhiều trường hợp mà điều tạo nên bất ngờ và hấp dẫn của phố phường hầu hết từ người dân. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Nhà băng hút tiền, vốn chảy vào đâu?: Từ cuối năm 2021 đến nay, các nhà băng tung thêm nhiều “chiêu bài” lãi suất cao để thu hút tiền gửi. Giữa bối cảnh đó, NHNN lại có động thái siết chặt đối với các vấn đề liên quan đến tín dụng của các NHTM. Vậy các NH hút vốn để bơm vào kênh nào? (Cát Tường)

- Thị trường chứng khoán chỉ như cú vấp nhẹ: Những ngày qua, giới đầu tư xôn xao trước sự kiện Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố tội “Thao túng thị trường chứng khoán”. Xử phạt hành chính vi phạm làm giá cổ phiếu (CP) thì đã có hàng trăm vụ, nhưng đây là lần đầu tiên tội này được xử lý hình sự. Nhìn từ góc độ hẹp, sẽ có không ít nhà đầu tư (NĐT) thiệt hại, nhưng nhìn tổng thể thì thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ đi theo hướng phát triển tốt hơn. (Nguyên Hà)

- Hết thời cổ phiếu đầu cơ?: Việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt với tội danh thao túng chứng khoán đang khiến cho nhóm cổ phiếu (CP) đầu cơ bị “thất sủng”. Ở phía ngược lại, nhóm CP cơ bản sau thời gian bị bỏ rơi, nay trở thành tâm điểm của dòng tiền. Các NĐT trên thị trường sẽ ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư cơ bản, dài hạn, thay vì muốn có cơ hội kiếm tiền nhanh từ các CP tăng nóng đến từ các hành vi thao túng giá CP trên thị trường. (Kim Giang)

- Khai thác công trình tạm trên đất nông nghiệp: Nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng đất nông nghiệp khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, qua việc đầu tư công trình phụ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, năm 2020 UBND TPHCM đã ban hành Quyết định 3680, cho phép thí điểm xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại 3 huyện Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ. (Đỗ Trà Giang)

- Xuất khẩu và chỉ dấu sự hồi phục: Việc khống chế hiệu quả các đợt bùng phát Covid-19 giúp nước ta sớm vận hành lại bộ máy kinh tế, đồng thời trở thành điểm đến hấp dẫn đón vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đã khích lệ xuất khẩu tăng ngay quý đầu năm. (Nguyễn Duy Nghĩa)

- Nguy cơ khủng hoảng nguồn cung lúa mì: Kể từ tuần cuối tháng 2-2022 cho đến tuần đầu tháng 3-2022, giá lúa mì thế giới đã tăng phi mã do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine. Trên sàn CBOT, các nhà đầu tư đã chứng kiến giá tăng kịch trần nhiều phiên liên tiếp do tình trạng “short squeeze” – còn được gọi là hiện tượng “ép mua” diễn ra đối với các trạng thái bán khống trước đó. (Phạm Tuấn)

- Bữa tiệc đa sắc cho mọi nhà (Nhã Trúc)

- Về miền di tích cuối dãy Trường Sơn: Là một huyện của tỉnh Bình Phước giáp với Vương quốc Campuchia về phía Tây Nam, Lộc Ninh (cách TPHCM hơn 120km) là một miền đất hiền hòa ít người biết tới nhưng đây là địa phương có nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia của giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó chính là nguồn tài nguyên văn hóa - lịch sử quý báu cho phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ và xa hơn là liên tuyến du lịch quốc tế Việt Nam - Campuchia. (Văn Phong)

- Charles Koch - Người đi ngược xu hướng: Giữa làn sóng các công ty đa quốc gia ồ ạt rời khỏi Nga để phản đối cuộc chiến ở Ukraine, Charles Koch, tỷ phú giàu thứ 20 trên thế giới và ông chủ của đế chế công nghiệp Koch Industries, đã chọn ở lại, bất chấp sức ép từ các chính phủ phương Tây. Theo đó, Koch vẫn giữ 2 nhà máy sản xuất thủy tinh hoạt động ở Nga, không giao các cơ sở sản xuất này cho chính phủ Nga. Còn Công ty kinh doanh phần mềm Infor, Công ty kinh doanh điện tử Molex và Công ty kinh doanh sản phẩm công nghiệp Koch Engineered Solutions, cũng tiếp tục kinh doanh tại Nga. (Nhựt Quỳnh)

- Bán đá làm… thú cưng: Năm 1975, người đàn ông tên Gary Dahl đang ở quán bar với một số người bạn. Một cuộc trò chuyện của những người chủ vật nuôi ở bàn bên cạnh đã buộc Dahl phải lắng nghe. (Kiều Tiên)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác