Đón đọc ĐTTC số 144 phát hành thứ hai ngày 11-4-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 144 phát hành ngày 11-4-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 144 phát hành thứ hai ngày 11-4-2022 ảnh 1
- Trò chơi vương quyền tạo tiền từ hư không: Nếu kết hợp cả hệ thống ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại, các nghiệp vụ của chúng tạo ra một khối lượng tiền từ hư không để đưa vào nền kinh tế. Các doanh nghiệp bất động sản, khu công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng quốc kế dân sinh làm ăn chân chính không muốn và không có khả năng tạo tiền vi phạm pháp luật theo cách của các hệ sinh thái trên. Chỉ có hệ sinh thái “trò chơi vương quyền” mới có quyền năng tạo tiền từ hư không.  (GS.TS Trần Ngọc Thơ, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Thiếu công nhân và cơ hội các TP lớn hoạch định lại: Dịch đã tạm lui, trạng thái bình thường mới được lập lại hơn 2 tháng, nhưng có rất nhiều nhà máy, doanh nghiệp ở các TP lớn như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai chưa thu nhận đủ công nhân khôi phục sản xuất như trước dịch. Vì sao? (Nguyễn Minh Hòa)
- Rủi ro margin cho VIP: Những CP có thanh khoản lớn, không chỉ tạo ra nguồn thu về phí, lãi margin lớn, mà còn củng cố vị thế của CTCK, chẳng hạn như thị phần. Về quy trình cấp vốn vay (margin) cho NĐT thường sẽ có 2 bước, đầu tiên là CP phải nằm trong danh sách được cơ quan quản lý cho phép, và kế tiếp sẽ là quan điểm của CTCK. Nghĩa là nếu CP không bị cấm margin, CTCK sẽ được phép triển khai, còn muốn hay không sẽ do bộ phận xét duyệt rủi ro và các yếu tố có liên quan quyết định.  (THÁI CA)
- Vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp: Nhìn từ Trung Quốc: Trước đây, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) Trung Quốc được đánh giá là một thị trường an toàn nhờ sự “chống lưng” của nhà nước, nhưng kể từ năm 2021 đã không còn tiếng tốt khi Bắc Kinh bắt đầu để mặc cho các công ty vỡ nợ ngày càng nhiều hơn. Chỉ trong nửa đầu năm 2021, các công ty phát hành TPDN của Trung Quốc đã vỡ nợ khoảng 116 tỷ NDT (18 tỷ USD), con số cao kỷ lục. (VĂN CƯỜNG)
- Trái phiếu doanh nghiệp: Cái “bẫy” được báo trước: Theo quy trình phát hành TP đều không qua cơ quan chức năng quản lý nhà nước, mà tự DN lập hồ sơ theo quy định và phê duyệt. Điều này cho thấy việc phê duyệt phương án phát hành, bán cho đối tác nào, và sử dụng tiền huy động được hoàn toàn thuộc thẩm quyền của DN. Tức  tự DN làm đầy đủ hồ sơ theo quy định, sử dụng tiền đúng với mục đích đăng ký trong hồ sơ. (TS. Lê Đạt Chí, Khoa Tài chính, UEH)
- Liên quan đến TPDN Tân Hoàng Minh: Loạt tổ chức không thể “phủi” trách nhiệm?: 9 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trị giá 10.030 tỷ đồng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị hủy bỏ đang làm xôn xao dư luận những ngày qua. Điều bất ngờ là không có tổ chức trung gian nào nhận mình “dính líu” đến việc đầu tư hay phân phối lượng TP khổng lồ đó. Việc phát hành, chào bán sơ cấp được thực hiện trong vòng tròn hẹp giữa công ty mẹ và các công ty con, rồi sau đó TP được phân nhỏ lô và “tống” cho các nhà đầu tư (NĐT) thứ cấp, kể cả người dân bình thường. (NGUYÊN HÀ)
- Tân Hoàng Minh chỉ là “giọt nước tràn ly”: Trong vụ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có dấu hiệu sai phạm của Tân Hoàng Minh, các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng phải chịu trách nhiệm khi đóng vai trò giới thiệu chào bán ra thị trường. Vụ việc của Tập đoàn Tân Hoàng Minh chỉ là “giọt nước tràn ly”, nghĩa là thị trường TPDN đã tăng trưởng nóng, tồn tại nhiều bất cập, âm ỉ bao lâu nay rồi, giờ là lúc những rủi ro xuất hiện và bùng phát. (TS. LÊ DUY BÌNH, Giám đốc Economica Việt Nam)
Làm gì bảo vệ nhà đầu tư cá nhân?: Vụ việc trái phiếu Tân Hoàng Minh là một hồi chuông cảnh báo cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ở Việt Nam: nhiều lỗ hổng trong việc quản lý giám sát TP phát hành riêng lẻ, quyền lợi của nhà đầu tư (NĐT) cá nhân chưa được bảo vệ đúng mức.  (TS. VÕ ĐÌNH TRÍ, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Làm gì để hạn chế "Tân Hoàng Minh bản sao”: Qua vụ việc trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của Tân Hoàng Minh đã có rất nhiều đề xuất của chuyên gia nhà đầu tư (NĐT), yêu cầu cơ quan quản lý phải kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn, mục đích TP, cũng như đặt ra câu hỏi phải làm sao để NĐT nhận diện TP chất lượng thấp. Nếu nhìn vào thực tế và kinh nghiệm các nước, câu trả lời là những cách đặt vấn đề này sẽ "rất không khả thi". (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Rà soát các đơn vị trung gian: Việc UBCKNN hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng của 3 công ty con thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh (do có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành), là minh chứng sống động về độ rủi ro của TPDN.  (Quang Minh)
- Nhà đầu tư khó đòi lại tiền ngay: Vụ việc Tân Hoàng Minh phát hành và chào bán TPDN thông qua các NHTM ra thị trường có tính chất rất phức tạp và rủi ro nghiêng về phía người mua nhiều hơn. (LS. TRƯƠNG THANH ĐỨC)
- Quy định xếp hạng tín nhiệm TPDN: Vấn đề đặt ra lúc này là cần có quy định đối với DN như thế nào mới được phát hành TP, không thể như hiện nay DN nhỏ hay lớn đều có thể phát hành TP, còn nhà đầu tư phải chịu rủi ro mà không có gì đảm bảo quyền lợi của họ. Hoặc khi DN niêm yết thông tin phải có cơ quan hoặc tổ chức nào đó thẩm định các thông tin về tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh của DN đó. (TS. BÙI TRINH)
- Thương mại Việt-Thái bao giờ cân bằng?: Triển vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Thái Lan hướng đến 25 tỷ USD là điều có thể. Song quan trọng hơn cần hướng đến mục tiêu cân bằng khi cán cân thương mại đang nghiêng về Thái Lan ở thế thượng phong. (Nguyễn Duy Nghĩa)
- Tín dụng tăng phi mã, lo nhiều hơn vui: Quý I-2022 tăng trưởng tín dụng (TTTD) diễn biến đầy ngoạn mục. Trên bề nổi, cơ quan quản lý cho rằng điều này cho thấy sự hồi phục của nền kinh tế. Song bên trong, bài toán nắn dòng chảy tín dụng có vẻ đang được tích cực triển khai. (Cát Tường)
- Đón kết quả kinh doanh quý I-2022: Những sự kiện đình đám gần đây dù đang khiến cho thị trường “chao đảo” mạnh, nhưng điều này không làm giảm đi sự kỳ vọng của nhà đầu tư (NĐT) về kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY). (KIM GIANG)
- Dự án ách tắc pháp lý, Nhà nước thất thu, chủ đầu tư thất thủ…: Hàng loạt dự án nhà ở tại TPHCM đã hoàn thiện từ nhiều năm nay, chủ đầu tư muốn nộp tiền sử dụng đất (SDĐ) để “ra sổ” cho người mua nhưng không thể. Nguyên nhân do hầu hết dự án này có nguồn gốc từ đất công được cơ quan nhà nước giao đất nộp tiền SDĐ không thông qua đấu giá, trong khi theo quy định của pháp luật đất đai phải đấu giá. Chính vì vậy, nhiều dự án cứ treo lơ lửng quyền lợi của người mua, Nhà nước thất thu, chủ đầu tư mất uy tín với khách hàng… (Bình Minh)
- Cước tàu biển đang leo đỉnh, khó hạ nhiệt: Năm 2021 giá cước vận tải biển liên tục lập đỉnh, trở thành nỗi ám ảnh của nhiều doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu. Năm nay gánh nặng này tiếp tục đè ép các DN, khi cước vận tải biển đang được đánh giá ở mức cao nhất trong lịch sử.  (Thanh Lâm)
- Dầu thô vẫn thiếu hụt trong trung hạn: Tính đến ngày 30-3-2022, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) hợp đồng kỳ hạn tháng 5 trên sàn Nymex giao dịch quanh mức 105USD/thùng, cao hơn khoảng 15% so với những ngày trước khi diễn ra xung đột Nga - Ukraine, và thấp hơn khoảng 17% so với mức đỉnh thiết lập ngày 7-3. (Phạm Tuấn)
- Sáng tạo “sân chơi” tại bàn làm việc (Nhã Trúc)
- Ma mị núi U Bò: Núi U Bò (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La), cái tên còn khá xa lạ với dân phượt leo núi. Nơi đây cuốn hút du khách bởi thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú với thảm thực vật độc đáo, ma mị. Dãy núi với các đỉnh cao từ 2.500-2.900m so với mực nước biển, bốn mùa sương mù bao phủ được xem là nóc nhà của vùng Bắc Yên. Vùng núi này còn ẩn chứa câu chuyện về những lần máy bay bị mất tích khi qua đây. Đến hôm nay dấu vết mảnh vỡ xác máy bay vẫn còn nằm lại nơi rừng già. (Văn Hải-Nguyễn Duy)
- Cơn sốt tiền ảo Ấn Độ: Ấn Độ đã chứng kiến sự bùng nổ trong giao dịch tiền điện tửkể từ khi bắt đầu đại dịch. Giới chuyên gia tin rằng nước này có tiềm năng trở thành siêu cường tiền điện tử, vì đây là một trong những thị trường internet nóng nhất trên thế giới, với 750 triệu người dùng và hàng trăm triệu người khác vẫn chưa lên mạng. (Vinh Trang)
- Thách thức niềm tin kỹ thuật số: Theo định nghĩa của nhiều chuyên gia, niềm tin kỹ thuật số (KTS) là niềm tin của người tiêu dùng vào khả năng của con người, công nghệ và quy trình tạo ra thế giới KTS an toàn. Người tiêu dùng chỉ tin doanh nghiệp khi họ có được sự an toàn, quyền riêng tư, bảo mật, độ tin cậy và đạo đức trong quản lý dữ liệu qua các chương trình hoặc thiết bị trực tuyến. Khi quyết định mua và sử dụng sản phẩm và dịch vụ, người tiêu dùng xác nhận niềm tin KTS của họ đối với doanh nghiệp. (Lê Hữu Huy)
- Snuggie - “hiện tượng tiêu dùng” nhờ sự khôi hài: Chăn lông cừu không có gì mới. Một chiếc áo len là điều quá cũ. Nhưng khi kết hợp chúng lại bạn sẽ tạo ra biểu tượng văn hóa đại chúng: Snuggie. Snuggie là chiếc chăn có tay áo đã trở thành “hiện tượng tiêu dùng” tại Mỹ vào năm 2008-2009. Chỉ riêng trong năm 2008, hơn 4 triệu chiếc đã được bán. Trong vòng 5 năm, nó mang về doanh thu 500 triệu USD. (Kiều Tiên)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác