Đón đọc ĐTTC số 145 phát hành thứ hai ngày 18-4-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 145 phát hành ngày 18-4-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 145 phát hành thứ hai ngày 18-4-2022 ảnh 1
- Sàng lọc cần thiết, nhưng không thể siết: Vụ việc của Tân Hoàng Minh chỉ là “giọt nước tràn ly” cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), bởi những rủi ro đối với nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường này ở Việt Nam thiếu tính minh bạch và công cụ đánh giá, xếp hạng tín nhiệm đã từng được cảnh báo trong nhiều năm qua. Bởi vậy, nhìn từ góc độ cơ quan quản lý, đây là bước đi cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường TPDN trong dài hạn theo định hướng đã được Thủ tướng phê duyệt trong Quyết định 368/QĐ-TTg về Chiến lược tài chính đến năm 2030. 
- Đừng làm nguội lạnh nguồn lực bảo tồn di sản: Trong những năm qua, hiện tượng vô tình hay cố ý làm tổn hại đến các di sản lịch sử - văn hóa và kiến trúc diễn ra khá nhiều. Có những di sản bị tổn hại do “ngâm”  quá lâu từ chính dự án bảo tồn thực hiện bằng kinh phí của Nhà nước; có dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà ở do tư nhân thực hiện đã hủy hoại những di sản nằm trong khu vực dự án; có những di sản bị tổn hại do người dân tự ý thực hiện vì chờ quá lâu, chủ yếu ở các làng xã đồng bằng và trung du Bắc bộ. (Nguyễn Minh Hòa)
- Chống bão giá, tránh lạm phát kỳ vọng: Lạm phát leo thang tại Mỹ, khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và sự bùng phát mạnh của chủng Omicron tại Trung Quốc kéo theo hàng loạt lệnh phong tỏa làm gián đoạn chuỗi cung ứng, đang đẩy áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng. Ở Việt Nam, điều này chưa được thể hiện qua các chỉ số đo lường, nhưng tâm lý thị trường lại phản ánh rất rõ nguy cơ lạm phát. (Lê Dương Anh Tuấn, Trường Kinh doanh, Đại học UEH)
- TPHCM: Phải ưu tiên hàng đầu kinh tế kỹ thuật số: Cuồi tuần qua, Diễn đàn kinh tế TPHCM 2022 với chủ đề “Kinh tế số: động lực tăng trưởng và phát triển TPHCM trong tương lai” đã diễn ra, với sự tham dự của Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ông Nguyễn Xuân Thắng; Phó Thủ tướng Chính phủ ông Lê Minh Khái; Bí thư Thành ủy TPHCM ông Nguyễn Văn Nên; Chủ tịch UBND TPHCM ông Phan Văn Mãi; Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương ông Nguyễn Thành Phong, cùng các lãnh đạo Bộ ngành, chuyên gia trong và ngoài nước, các tổ chức, định chế tài chính quốc tế, doanh nghiệp (DN)…  (YÊN LAM)
- Fintech và tài chính toàn diện: Góc nhìn chính sách cho Việt Nam: Công nghệ tài chính (FinTech) bao gồm 5 loại hình dịch vụ tài chính: thanh toán kỹ thuật số, thanh toán bù trừ; tiền gửi, cho vay và huy động vốn; bảo hiểm; quản lý đầu tư; hỗ trợ thị trường. Trong đó, 2 loại hình đầu có tiềm năng lớn để có thể phát triển tài chính toàn diện, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Bởi lẽ sự phát triển của FinTech kéo theo sự phát triển của hoạt động tài chính thay thế - những hoạt động tài chính dựa trên công nghệ số nằm ngoài hoạt động ngân hàng và thị trường vốn truyền thống… (TS. HỒ QUỐC TUẤN, Đại học Briston; PGS.TS NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO,  Đại học UEH; Th.S TÔ CÔNG NGUYÊN BẢO, Đại học UEH)
- Nhận rõ mặt trái trong chuyển đổi số: Những mặt tích cực của chuyển đổi số (CĐS) đối với doanh nghiệp (DN) là điều đã được nói đến nhiều lần, các DN cũng đang từng bước nhìn nhận rõ những điểm này. Thế nhưng, CĐS cũng có những mặt trái cần được nhìn ra và tìm giải pháp. (Thanh Lâm)
- Sinh khí mới đô thị Tây Bắc: Đồ án khu đô thị (KĐT) Tây Bắc như đô thị vệ tinh của TPHCM được quy hoạch cách đây hàng chục năm, nhiều dự án đầu tư lên đến cả tỷ USD được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhưng đến nay vẫn chưa nên hình nên dáng, nơi đây vẫn là khu vực kém phát triển nhất của TPHCM. Hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện Hóc Môn và Củ Chi do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo TPHCM chủ trì vào tuần qua, như làn sinh khí mới thổi vào khu vực này, vực dậy niềm tin cho người dân, nhà đầu tư… (Đỗ Trà Giang)
- 3 tập đoàn hàng đầu châu Á đầu tư vào TPHCM: Trong khuôn khổ tuần lễ xúc tiến đầu tư của TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cùng các lãnh đạo sở, ngành đã có buổi tiếp và làm việc với 3 Tập đoàn trong và ngoài nước hàng đầu châu Á: Vạn Thịnh Phát (Việt Nam), ORIX Corporation (Nhật Bản) và CK Asset Holdings Limited Group (Hồng Kông) để kêu gọi đầu tư vào TPHCM thời hậu Covid. (MAI PHƯƠNG)
- Trái phiếu doanh nghiệp: Đừng vì “con sâu" mà "hất đổ" tất cả: Sự kiện Tân Hoàng Minh đang khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bị rơi vào trạng thái “đông cứng”, với hàng loạt động thái siết chặt của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, không thể vì “con sâu” mà “hất đổ” những đóng góp của TPDN trong thời gian qua. (Hải Hồ)
- Trái phiếu chính phủ an toàn nhưng... ế ẩm: Trong tháng 3, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tổ chức 5 đợt gọi thầu trái phiếu chính phủ (TPCP) nhưng có đến 2 đợt huy động thất bại. Điều này cho thấy, thị trường đang yêu cầu mức lãi suất TPCP cao hơn nhiều so với lợi suất do KBNN đưa ra. (Đỗ Linh)
- Sống chung với tin đồn: Chưa bao giờ thị trường chứng khoán (TTCK) lại lắm tin đồn như lúc này, đến mức không chỉ cơ quan quản lý thị trường phải lên tiếng, mà cả cơ quan cảnh sát điều tra cũng phải khẳng định sẽ củng cố tài liệu, chứng cứ để xử lý nghiêm việc tung tin thất thiệt. Thậm chí Thủ tướng cũng đã có công điện yêu cầu 6 bộ vào cuộc để chấn chỉnh, xử lý “vấn nạn” này. (NGUYÊN HÀ)
- Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?: Kể từ tháng 9-2021 đến nay, giá ngô thế giới đã tăng 7 tháng liên tiếp và hiện tại đang hướng đến tháng tăng giá thứ 8. Giá hợp đồng kỳ hạn tháng 5-2022 trên sàn CBOT tính đến ngày 6-4 giao dịch quanh mức 755,6 cent/giạ, tương ứng tăng khoảng 47,5%.  (Phạm Tuấn)
- Tận hưởng bữa tiệc đặc sắc giữa không gian xanh (PHƯƠNG HẰNG)
- Công nghệ giảm béo, hủy mỡ đang thổi phồng hiệu quả: Trước nhu cầu giảm béo, giảm mỡ bụng đang ngày càng tăng cao, nhiều cơ sở thẩm mỹ, spa… quảng bá những máy móc công nghệ giúp giảm béo, hủy mỡ không xâm lấn, không tập luyện, không bị tái hình thành mỡ. Hiện nay cũng có một số công nghệ được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chứng nhận hỗ trợ giảm béo, giảm mỡ không xâm lấn, đặc biệt là mỡ bụng. Những công nghệ này có mang lại hiệu quả nhưng chỉ ở một chừng mực nào đó, trong khi quảng cáo lại nói quá lên. (TS.BS LÊ THÁI VÂN THANH, Trưởng khoa Da liễu - thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Thế hệ cầm bút lớn lên cùng đô thị phương Nam: Lần đầu tiên, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức trại viết dành riêng cho hội viên sinh ra sau năm 1975, tại Đà Lạt vào cuối tháng 3 vừa qua. Với tiêu chí nhận diện một đội ngũ tác giả lớn lên cùng đô thị phương Nam, điểm nhấn của trại viết là tọa đàm “Người viết trẻ trên hành trình sáng tạo”, nhằm chia sẻ những thuận lợi và những khó khăn của thế hệ cầm bút được thụ hưởng hòa bình và đang khao khát hội nhập. (Tuy Hòa)
- Lên đỉnh Hà Giang: Không chỉ với khách du lịch từ TPHCM mà ngay tại thủ đô Hà Nội, nhiều người cũng ao ước được một lần đặt chân tới mảnh đất Hà Giang ở địa đầu Tổ quốc, để được tận mắt cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc, chụp ảnh cùng những em bé Mông, Dao, Giáy, Lô Lô... ngộ nghĩnh, bên những vách đá tai mèo, những ngôi nhà đất bé nhỏ sau hàng sa mộc mờ sương khói. Chuyến đi này để lại cho chúng tôi nhiều trải nghiệm và trăn trở... (VĂN PHÚC - Ảnh: QUANG PHÚC)
- Hàng không chật vật cất cánh: Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, hàng không là ngành ăn nên làm ra và công việc của ngành này thuộc hàng hot, sang chảnh. Tuy nhiên, đại dịch đã làm thay đổi tất cả, ngành hàng không toàn cầu đang phải chật vật tìm cách cất cánh trở lại. (Vĩnh Cẩm)
- Marine Le Pen: Người đối đầu Tổng thống Pháp: Vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2022 vào ngày 24-4 sẽ là cuộc tái đấu giữa đương kim Tổng thống Emmanuel Macron và đại diện phe cực hữu, bà Marine Le Pen, sau khi 2 ứng viên này giành vị trí nhất nhì trong cuộc bầu cử vòng 1 hôm 10-4. Như vậy, cuộc bầu cử Tổng thống năm 2022 tại Pháp là "màn tái đấu" giữa 2 đối thủ chính trong cuộc bầu cử cách đây 5 năm. (Nhựt Quỳnh)
- Kinh tế toàn cầu những điều chỉnh khó đảo ngược: Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine chưa biết khi nào kết thúc. Nhưng kết cục có như thế nào cuộc xung đột này sẽ dẫn đến sự điều chỉnh và sắp xếp lại nền kinh tế toàn cầu, thay đổi hành vi của các quốc gia và doanh nghiệp. Theo nhiều nhà quan sát, rất có khả năng những điều chỉnh này sẽ khó đảo ngược. (Lê Hữu Huy)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác