Đón đọc ĐTTC số 148 phát hành thứ hai ngày 9-5-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 148 phát hành ngày 9-5-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 148 phát hành thứ hai ngày 9-5-2022 ảnh 1
- Sốt đất và "sốt ảo": Thời gian qua, đi đến tỉnh, thành nào dù là ở nông thôn hay thành thị, chúng ta cũng nghe tình trạng “sốt đất”. Điều đáng nói, những thửa đất, lô đất giá được đưa lên theo thời gian. Có rất nhiều lô đất người ta mua để đó chờ bán, không đưa vào làm nhà ở hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh, hay phục vụ với bất kỳ mục đích phát triển kinh tế nào. Điều đó cho thấy phần lớn mua đất để đầu cơ, chờ giá lên bán kiếm lời.
- Kinh tế TPHCM đang phục hồi mạnh mẽ: Từ mức giảm sâu ở quý III và quý IV-2021, kinh tế TPHCM những tháng đầu năm 2022 đang có những bước phục hồi mạnh mẽ. GRDP quý I tăng 1,88% so với cùng kỳ. Tiếp đà tăng trưởng, trong tháng 4 TP ghi nhận nhiều điểm sáng, song cũng còn không ít thách thức phải đối mặt. (Thanh Lâm)
- Hạ cánh mềm nền kinh tế: Fed cần vận may: Trong tuần vừa qua Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất lên 0,5% và bắt đầu thực hiện thu hẹp bảng cân đối của mình, thứ mà Fed đã để nở bung ra tới hơn 9.000 tỷ USD so với trước dịch Covid-19. Với mức tăng chưa có tiền lệ này, không có chỉ dẫn hay sách vở nào hướng dẫn, làm sao Fed có thể thu tiền về một cách trật tự? Điều này còn khó khăn hơn khi Fed không còn nhiều thời gian, lạm phát ở Mỹ vẫn đang lập đỉnh cao mới và Fed phải tìm cách hạ nhiệt lạm phát. (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Thị trường bất động sản: “Bong bóng” cục bộ đang hiện hữu: Không dừng lại ở mức nguy cơ như từng dự báo, những chỉ dấu trên thị trường bất động sản (BĐS) 4 tháng đầu năm nay cho thấy “bong bóng” BĐS cục bộ đã hình thành. Những biến động bất thường của thị trường BĐS những tháng đầu năm đã khiến “bóng ma” năm 2008 - nỗi ám ảnh của thị trường - đang lởn vởn trở lại, với những cơn “sốt” đất cục bộ tại nhiều địa phương. (Hoàng Sơn)
- Có siết được tín dụng vào bất động sản?: Kiểm soát chặt tín dụng đối với các lĩnh vực rủi ro, trong đó có bất động sản (BĐS) luôn là khẩu hiệu của ngành NH. Về mặt điều hành, NHNN đã ban hành nhiều quy định hạn chế vốn chảy vào lĩnh vực này. Nhưng đến nay, doanh nghiệp (DN) BĐS vẫn lệ thuộc nguồn vốn NH. Vậy với động thái mạnh của NHNN gần đây, liệu các NH có thực sự siết tín dụng vào BĐS? (Đỗ Linh)
- Giá nhà, đất đã tăng và sẽ tăng: Thủ tục nhà đất đã gần như ách tắc gần 2 năm qua nên nhu cầu nhà ở tại những đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM… luôn trong tình trạng cung không đủ cầu nên giá nhà đất luôn tăng là lẽ đương nhiên. Và mới đây, tín dụng dành cho bất động sản (BĐS) phải bị siết lại do chính sách của Ngân hàng Nhà nước, khi thiếu vốn đầu tư giá nhà đất tăng cũng là điều khó tránh. (Đỗ Trà Giang)
- Lo ngại trái phiếu bất động sản “ba không”: Điều kiện tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng bị siết chặt, tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19 cùng với nợ nhà băng đã đến thời điểm đáo hạn, khiến nhiều doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) phải tìm cách huy động vốn qua các kênh khác, trong đó nổi bật là kênh phát hành trái phiếu (TP). Song, một số DN BĐS đang tìm mọi cách để “lách” các kẽ hở trong quy định của pháp luật để phát hành TP. (Lưu Thủy)
- Công ty chứng khoán “đấu” khách hàng của mình: Thị trường chứng khoán (TTCK) sụt giảm mạnh trong tháng 4-2022 đã khiến không ít nhà đầu tư (NĐT) cá nhân thua lỗ. Nhưng câu chuyện công ty chứng khoán (CTCK) “vừa đá bóng vừa thổi còi” lại được NĐT xới lên, dù trước đó 10 năm vấn đề này đã được đặt ra. Thực hư vấn đề này ra sao? (Nguyên Hà)
- Thiếu minh bạch nghiệp vụ tự doanh?: Những phiên giao dịch bất thường gần đây, cộng với việc HoSE ngừng cung cấp thông tin giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán (CTCK) trước đó, càng khiến nhà đầu tư (NĐT) có thêm lý do để nghi ngờ về tính minh bạch của các CTCK. (Hải Hồ)
- Hãy cẩn trọng từ “đội lái” tới “hệ sinh thái”: Trên thị trường chứng khoán (TTCK), ngoài những nhà đầu tư (NĐT) chân chính, vẫn tồn tại những tổ chức và cá nhân đang thao túng giá cổ phiếu (CP). Núp bóng cho các hoạt động này là cái tên có phần dân dã như “đội lái” cho tới tên gọi mỹ miều là “hệ sinh thái”. (Kim Giang)
- Thiết kế “đường dài” cho ngành du lịch: Du lịch nội địa là thị trường khổng lồ, nhưng để khai thác hết tiềm năng cần cách làm du lịch bài bản từ địa phương đến doanh nghiệp (DN). Cần xây dựng thị trường du lịch bền vững, không chỉ chạy theo các mùa lễ. (Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty Du lịch Vietcircle)
- Lợi ích và thiệt hại vô hình của dự án: Dự án là chương trình hành động có vòng đời hữu hạn (bắt đầu và kết thúc). Nó hướng tới những mục tiêu cụ thể như làm đường, xây cầu, xây dựng khu dân cư hoặc những dự án y tế, giáo dục. Nhưng để đạt được hiệu quả cũng như biết được những thiệt hại vô hình của dự án, cần có những đánh giá khách quan liên quan đến nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, việc này lại đang ít được coi trọng. (Nguyễn Minh Hòa)
- Có nên “giải cứu” thị trường chứng khoán?: Hơn 2,5 triệu nhà đầu tư (NĐT) mới nhảy vào thị trường chứng khoán (TTCK) từ tháng 4-2020 - thời điểm TTCK chạm đáy Covid, thì đây là lần đầu tiên được nếm trải cảm giác giảm sốc như trong tháng 4 vừa qua. Cổ phiếu (CP) lao dốc không phanh, thậm chí là giảm hết biên độ liên tục nhiều ngày, có thể đã tước sạch những lời lãi trước đây kiếm được một cách dễ dãi. Cùng với cảm giác thất vọng và sợ hãi, hàng loạt NĐT đã lên tiếng kêu cứu trên các diễn đàn, hội nhóm chứng khoán, yêu cầu một sự “giải cứu”... (Hoàng Nguyên)
- Thái độ trịch thượng với cổ đông: Sau khi thị trường chứng khoán (TTCK) bùng nổ giai đoạn 2006-2007 thì đến 2008-2009 xuất hiện việc lãnh đạo doanh nghiệp (DN) có thái độ khệnh khạng, kể cả với cổ đông và nhà đầu tư (NĐT). Lịch sử một lần nữa được lặp lại trong năm 2022 này khi xuất hiện những phát ngôn rất “khó chịu” từ một số người đứng đầu DN. (Thái Ca)
- Hệ lụy đổ vỡ thị trường bất động sản: Trong khi giá bất động sản (BĐS) đang tăng chóng mặt, phần lớn doanh nghiệp (DN) ngành xây dựng và BĐS đang rất khó khăn do không có dự án mới, trong khi giá vật liệu tăng mạnh, nguy cơ 5 năm nữa sẽ không còn nhà thầu nào tồn tại... (Hà Linh)
- Ngôi nhà ẩm thực Đức mừng tuổi 30 (Thanh Lâm)
- Làng homestay ở Nậm Đăm: Trên đường trở về TP Hà Giang, chúng tôi dừng chân ở huyện Quản Bạ để trải nghiệm một đêm homestay trong ngôi làng toàn những ngôi nhà làm bằng đất đỏ của người Dao. (Văn Phúc, Ảnh: Quang Phúc)
- Bí ẩn hàng tỷ USD tiền mặt bị “thất lạc”: Bất chấp xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước phát triển, nhưng lượng tiền mặt vẫn liên tục được in ra. Tính toán sơ bộ chênh lệch giữa tổng lượng tiền mặt đưa vào lưu thông và giao dịch thực tế bằng tiền mặt ở Anh, Mỹ và Khu vực đồng eur lên đến hàng tỷ USD. Vậy chúng đang ở đâu? (Vĩnh Cẩm)
- Học tiếng Nga để làm gì? (Lê Hữu Huy)
 Và nhiều chuyên mục khác…
 MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác