Đón đọc ĐTTC số 149 phát hành thứ hai ngày 16-5-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 149 phát hành ngày 16-5-2022 với nhiều chuyên mục:
- Trách nhiệm ông chủ với giá cổ phiếu: Mùa đại hội cổ đông (ĐHCĐ) của năm đang diễn ra và câu hỏi liên quan đến giá cổ phiếu (CP) đang được xem “hot” nhất. Bởi lẽ, hơn 1 tháng qua thị trường chứng khoán (TTCK) đã có nhiều phiên điều chỉnh mạnh khiến CP có thể mất giá 30-40%. Nhìn lại lịch sử, năm 2008 cũng tương tự khi thị trường điều chỉnh mạnh và nhiều CP giảm rất sâu.  

- USD mạnh hơn: Ai thắng, ai thiệt?: Mục tiêu của Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất để đồng USD mạnh hơn nhằm kiềm chế lạm phát. Vì vai trò thống trị của USD là đồng tiền dự trữ và thanh toán toàn cầu, nên động thái này không chỉ có tác động mạnh trong nền kinh tế Mỹ, còn khiến toàn cầu phải lo ngại. (Văn Cường)

- Các ngân hàng trung ương căng thẳng vì Fed: Với ưu tiên hàng đầu là ổn định giá cả ở thời điểm này, Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) dự kiến tăng lãi suất thêm 0,5% mỗi lần trong 2 lần họp sắp tới. Nhưng khi nền kinh tế Mỹ phải chịu uống thuốc đắng, các nền kinh tế khác, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi cũng căng thẳng vì áp lực tăng lãi suất. Lạm phát từ một nền kinh tế lớn như Mỹ sẽ có ảnh hưởng lây lan sang kinh tế thế giới, đã khiến NHTW các nền kinh tế cũng phải cạnh tranh qua lãi suất để giữ chân dòng vốn. (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)

- Lãi suất VNĐ khó đứng yên: Đồng USD mạnh lên sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất vào ngày 4-5. Việc này tuy được dự báo trước nên không làm tỷ giá USD/VNĐ tăng quá lớn, nhưng sức ép lên tỷ giá vẫn hiện hữu và sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến mặt bằng lãi suất trong thời gian tới. (Đỗ Linh)

- Doanh nghiệp trong vòng xoáy khó khăn: Suốt từ đầu năm đến nay, rất nhiều doanh nghiệp (DN) rơi vào tình cảnh giá đầu vào tăng mạnh nhưng giá bán ra chỉ có thể tăng nhẹ, thậm chí có những giai đoạn không dám tăng tiếp vì sức mua quá thấp. Sức ép chi phí vẫn chưa dừng lại khi ngày 11-5 vừa qua giá xăng lập kỷ lục lên mức gần 30.000 đồng/lít. (Thanh Dung)

- “Bão giá” khiến doanh nghiệp “hụt hơi”: Những biến động của thị trường thế giới và lạm phát có dấu hiệu tăng trên toàn cầu, đã khiến giá của nhiều loại nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất cũng tăng theo, trong khi đó các chính sách hỗ trợ của Chính phủ vẫn có những độ trễ nhất định đã và đang khiến nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước chưa thể lấy lại được đà phục hồi. (Hoàng Sơn)

- Dòng tiền trên TTCK chảy vào đâu?: Thị trường chứng khoán (TTCK) liên tiếp những tuần cuối tháng 4 và đầu tháng 5-2022 chứng kiến mức thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng. Thậm chí có những phiên giá trị giao dịch của 2 sàn niêm yết tụt xuống mức thấp kỷ lục kể từ cuối năm 2020. Việc thanh khoản “mất hút” diễn ra đúng vào thời điểm VN Index điều chỉnh giảm sốc liên tục xuống mức đáy 10 tháng, tạo cảm giác nhà đầu tư (NĐT) thua lỗ quá nhiều đã tháo chạy khỏi thị trường. Việc tháo chạy khỏi TTCK của các NĐT cá nhân là hoàn toàn có thể xảy ra. Không khó để tìm thấy trên các diễn đàn, hội nhóm chứng khoán, hàng loạt lời chia tay, giã từ, bán cắt lỗ vớt vát của các NĐT thua lỗ để “quay về làm ăn lương thiện”. (Nguyên Hà)

- Dòng tiền trú ẩn chờ cơ hội?: Sau thời gian thăng hoa nhờ dòng tiền, thị trường chứng khoán (TTCK) bắt đầu rơi vào chuỗi ngày ảm đạm cũng vì thiếu tiền. Vậy dòng tiền có thật sự rời bỏ TTCK hay chỉ tạm đứng ngoài chờ cơ hội? Việc thiếu vắng dòng tiền từ NĐT cá nhân cũng là nguyên nhân khiến VN Index khó hồi phục trong ngắn hạn. Vì vậy, thay vì dự báo về xu hướng thị trường, NĐT nên chọn lọc CP để đầu tư. (Hải Hồ)

- Ngành điện phụ thuộc vào than nhập khẩu: Cuối tháng 3 vừa qua, hệ thống điện quốc gia thiếu hơn 3.000MW nhiệt điện do thiếu than, nhiều tổ máy phải dừng và giảm phát. Cung cấp than  còn khó, nguy cơ thiếu điện vào mùa hè sẽ trầm trọng. Điện thời điểm bình thường đã “nóng”, điện cho phục hồi kinh tế xem ra khó “hạ nhiệt”. (Nguyễn Duy Nghĩa)

- "Bi kịch" cho ngành điện và than!: Việc đảm bảo sản lượng than cấp cho các nhà máy nhiệt điện theo kế hoạch trong năm 2022 là 35 triệu tấn, đã và đang phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng, chất lượng than nhập khẩu. Thực tế, sản lượng than nhập khẩu tăng mạnh trong mấy năm qua tỷ lệ thuận với số lượng nhà máy nhiệt điện đưa vào hoạt động. (Lưu Thủy)

- Từ sông Chao Phraya nghĩ về sông Sài Gòn: Trên thế giới, có rất nhiều thành phố khai thác dòng sông mang lại nguồn lợi lớn cho thành phố, một trong số đó là sông Chao Phraya của Bangkok, Thái Lan. Dòng sông này nổi tiếng không chỉ là sông di sản lịch sử-kiến trúc, còn gọi là dòng sông kinh tế hay là “sông tiền”, vì nó đóng góp rất lớn vào GDP của Bangkok với hơn 60% từ du lịch. (PGS. TS Nguyễn Minh Hòa) 

- Ngân hàng tư nhân đang bứt tốc: Các NHTM đang lần lượt công bố kết quả kinh doanh quý I. Bất ngờ có NH tư nhân lần đầu tiên vượt mặt NH có vốn nhà nước về lợi nhuận hợp nhất. Đồng thời, trong kế hoạch kinh doanh dài hạn, các NH tư nhân hiện cũng có nhiều kế hoạch đột phá, vượt các NH trong nhóm Big 4. (Cát Tường)

- Liệu có “bội thực” cổ phiếu nhà băng?: Theo kế hoạch đã được đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thông qua, các ngân hàng (NH) sẽ phát hành thêm hàng chục tỷ cổ phiếu (CP) để trả cổ tức trong năm 2022. Trong bối cảnh nhóm CP NH vẫn đang trong giai đoạn dò đáy thì động thái này vô tình tạo áp lực giảm giá lên nhóm CP nhà băng. (Kim Giang)

- Mua bán nhà đất có còn “2 giá”?: Hiện nay nhiều hồ sơ chuyển nhượng nhà, đất bị cơ quan thuế trả hồ sơ vì giá khai chuyển nhượng chưa hợp lý, từ đó dẫn đến hàng loạt hồ sơ nhà đất của người dân bị chậm trễ theo. Để hạn chế việc khai giá mua bán nhà, đất thấp hơn giá thực tế, cần có đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm về việc thu thập dữ liệu giá một cách khách quan và cập nhật liên tục, tạo sự liên kết dữ liệu, đặc biệt từ ngân hàng đối với các hồ sơ vay vốn để mua BĐS. (Đỗ Trà Giang)

- Dòng chảy thương mại gas thay đổi: Người dân khắp nơi trên thế giới đang đối mặt hoặc chuẩn bị tâm thế đối diện với mức lạm phát cao hiện nay có khả năng kéo dài trong 1-2 năm tới. Nguyên nhân được cho do giá năng lượng tăng đột biến, như cú đánh bồi vào mức chi phí sinh hoạt hàng tháng của người dân, cũng như ảnh hưởng tới chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Trước đó, giá các nguyên liệu nông sản đã tăng mạnh do hiện tượng thời tiết tiêu cực La Nina. (Phạm Tuấn)

- Nông nghiệp kẹt trong thế khó: Nếu trồng trọt phải đối mặt với giá phân bón tăng cao, DN và nông dân chăn nuôi cũng đang phải gồng mình, khi giá thức ăn chăn nuôi liên tiếp lập đỉnh do giá nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng cao. Trong khi đó, theo tính toán giá thức ăn chiếm tới khoảng 70% giá thành trong chăn nuôi, vì thế nhiều DN và nông dân đang phải gồng mình với gánh nặng chi phí đầu vào. (Đức Mạnh)

- Những chiếc E-scooter không thể bỏ lỡ (Nhã Trúc)

- Giải mã gen: Phát hiện nguy cơ sớm để điều trị: Chỉ cần giải mã 1 mẫu nước bọt hoặc mẫu máu, GeneStory sẽ trả kết quả lên tới gần 200 chỉ số về nguy cơ bệnh và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người. Y học dự phòng thông qua giải mã gen chính là con đường làm thay đổi tư duy “có bệnh mới chữa”, khởi đầu cho hành trình chăm sóc sức khỏe trọn đời cho hàng triệu người dân Việt Nam. (Khánh Linh)

- Ấn tượng nhân văn từ “Lá đơn thứ 72”: Hướng đến kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ, Sân khấu tư nhân Lệ Ngọc công diễn vở kịch “Lá đơn thứ 72” nói về câu chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo xử lý thư kêu cứu của người dân bị án oan. NSND Lê Tiến Thọ ở tuổi 71 được mời làm đạo diễn, còn NSND Vương Duy Biên ở tuổi 64 đảm nhận vai trò thiết kế mỹ thuật. (Tuy Hòa)

- Thiên đường xanh xứ Nghệ: Miền Tây xứ Nghệ vào mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Lào mang hơi nóng và sự khô cằn. Hiện diện giữa nơi ấy, Vườn quốc gia (VQG) Pù Mát (nằm giữa  3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương, tỉnh Nghệ An) như miền xanh mát bao la, xoa dịu bầu không khí khắc nghiệt. Những bản làng người Thái, người Đan Lai (dân tộc Thổ) với nét văn hóa độc đáo được rừng núi che chở bình yên bao đời. Đến Pù Mát, ta ngỡ như được lạc vào thiên đường xanh hoang sơ, kỳ diệu. (Nguyễn Hường)

- Bí ẩn viêm gan không rõ nguyên nhân: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các trường hợp viêm gan không rõ nguyên nhân (viêm gan bí ẩn) đã tăng lên ít nhất 348 người trên toàn cầu, trong đó đã xuất hiện các ca tử vong ở các nước Đông Nam Á. Những ca bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em đã khiến các quốc gia bị ảnh hưởng đang làm việc cật lực để tìm ra nguyên nhân. (Vĩnh Cẩm)

- Từ đấu kiếm bén duyên đến tài chính: Tuyệt vọng với công việc là một vận động viên đấu kiếm chuyên nghiệp, Paul Taylor tình cờ bén duyên với ngành tài chính và trở thành người nắm giữ vị trí cao nhất của 1 trong 3 ông lớn đánh giá tín nhiệm toàn cầu: Fitch Ratings. (Nhựt Quỳnh)

 Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác