Đón đọc ĐTTC số 152 phát hành thứ hai ngày 6-6-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 152 phát hành ngày 6-6-2022 với nhiều chuyên mục:
- Nâng hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam: S&P Global Ratings (S&P) vừa nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng “Ổn định”. Mức điểm BB+ là mức xếp hạng có khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ, chịu được tác động lớn từ các sự kiện tiêu cực từ môi trường kinh doanh, kinh tế và tài chính. Mức BB+ vẫn được cộng đồng tài chính và đầu tư quốc tế xem “có tính đầu cơ” trong các quyết định đầu tư liên quan đến Việt Nam. 
- Vì sao chứng khoán ngược chiều nền kinh tế?: Trái ngược với sự phục hồi ấn tượng của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, thị trường chứng khoán (TTCK) bất ngờ điều chỉnh mạnh khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) thua lỗ. Tuy nhiên, đây là cơ hội để NĐT tích lũy cổ phiếu (CP) đang giao dịch ở vùng giá hấp dẫn. (Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital)
- Quản lý khủng hoảng học đường: Bạo lực học đường không phải là chuyện mới, nhưng vụ việc xảy ra mới đây tại Trường Quốc tế American Academy ở TP Thủ Đức lại kịch tính hơn khi một phụ huynh lên mạng xã hội livestream, cho rằng nhà trường thiếu trách nhiệm. Tình hình trầm trọng đến mức Bộ Giáo dục-Đào tạo đề nghị UBND TPHCM chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan nhanh chóng xác minh thông tin và xử lý vụ việc kịp thời, đúng quy định, đảm bảo an toàn và ổn định tâm lý cho học sinh, giáo viên và phụ huynh. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính trong bối cảnh mới: Triển vọng kinh tế vĩ mô thế giới năm 2022 được các tổ chức quốc tế dự báo theo xu hướng tích cực. Dù đại dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn nhưng ảnh hưởng của nó đã giảm nhẹ, các biện pháp phòng chống dịch không còn nghiêm ngặt như trước. Tuy nhiên, sự phục hồi này vẫn mang tính âu lo khi thế giới có nhiều biến động làm thay đổi hệ thống tài chính toàn cầu, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. (TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; TS. Chu Khánh Lân, Bộ phận giúp việc Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ)
- Cục diện địa-chính trị-tiền tệ hậu xung đột Ukraine: Việt Nam không thể đứng nhìn…: Tương lai đầy bất trắc. Đây là điều mà tất cả chúng ta đã tận mắt chứng kiến trong hai năm qua với đại dịch và giờ đây là cuộc xung đột tại Ukraine. Nếu như đại dịch chỉ dẫn đến những thách thức gián đoạn đối với các hoạt động hàng ngày, thì hậu xung đột đặt các quốc gia đến lựa chọn địa kinh tế-chính trị khắc nghiệt cùng lúc 2 bức tường ảo và thật giữa 2 khối: Phương Tây với Trung Quốc-Nga. Cục diện địa kinh tế-chính trị hậu xung đột Ukraine còn bổ sung thêm luận điểm mới về khả năng các khối, các quốc gia có khả năng thúc đẩy lợi ích an ninh bằng lợi thế so sánh. Chiến lược này bắt đầu lan tỏa sang hệ thống tài chính và tiền tệ, dẫn đến những thay đổi sâu rộng cục diện địa tiền tệ toàn cầu và châu Á. Và Việt Nam không thể đứng nhìn… (GS.TS Trần Ngọc Thơ, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Chính sách tiền tệ giữa làn sương mù lạm phát và suy thoái toàn cầu: Kinh tế thế giới đang đối mặt với một rủi ro kép: suy thoái và lạm phát cao kéo dài. Như nhận định của kinh tế gia đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey: “Chính sách tiền tệ tự bản thân nó không đủ sức giải quyết câu chuyện lạm phát hiện nay, nhưng nếu thắt chặt tiền tệ quá mức có thể gây ra suy thoái”. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Đại học Bristol, Anh)
- Cơ hội phát triển ngân hàng số từ fintech: Trong nền kinh tế số, nhiều mô hình kinh doanh mới sẽ ra đời, tồn tại song song để cạnh tranh, hỗ trợ hoặc thậm chí xóa sổ những mô hình kinh doanh truyền thống, dựa trên những ưu thế về chi phí, hiệu quả, hiệu lực và trải nghiệm khách hàng vượt trội nhờ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). (TS. Trần Văn, Th.S Đào Minh Thắng)
- Lo ngại siết tín dụng bất động sản “quá đà”: Các biện pháp siết tín dụng mạnh tay đối với thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay nếu không “đúng” và “trúng” rất có thể dẫn đến hiệu ứng ngược làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP, như điều đã và đang xảy ra đối với nền kinh tế Trung Quốc. (Hoàng Sơn)
- Vì sao doanh nghiệp ngại xếp hạng tín nhiệm?: Từ những vụ việc sai phạm trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) thời gian vừa qua, cho thấy đang có khoảng trống lớn của xếp hạng tín nhiệm (XHTN), từ DN XHTN đến tổ chức XHTN - vốn được xem là khâu quan trọng, có ý nghĩa như “kiểm soát” đầu ra của các loại TPDN sau khi được đánh giá xếp hạng. (Lưu Thủy)
- Chính sách phải gần doanh nghiệp hơn: Nghị định 31 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước (NSNN), cùng Nghị định 34 về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền thuê đất trong năm 2022 được Bộ Tài chính trình Chính phủ, là những chính sách tích cực cho cộng đồng DN trong bối cảnh hiện nay. Song điều DN mong mỏi là làm sao kéo chính sách đến gần hơn DN. (Dung Ca)
- Quan hệ cộng đồng gắn bó trong thành phố mở: Tháng 5 này, ở Huế, con đường Lê Lợi ven sông Hương đoạn từ cầu Phú Xuân đến cầu Trường Tiền bỗng thấy đẹp ngỡ ngàng và bừng sáng hẳn lên. Chuyện là những bức tường rào ngăn cách các cơ quan, công sở với con đường, công viên, với bờ sông đã được tháo dỡ, tạo nên không gian thoáng đãng kết nối liền mạch đường phố - công viên - đường đi bộ với dòng sông. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Tín dụng tăng, lãi suất tăng, khó kìm lạm phát: Năm 2021, tín dụng của ngành NH tăng trưởng 13,53% so với cuối năm 2020. Năm nay, tín dụng bứt phá mạnh chỉ trong các tháng đầu năm, và các nhà băng đang xin thêm hạn mức. Diễn biến này dự kiến mang lại kết quả kinh doanh đẹp cho ngành NH, nhưng sẽ làm khó nhà điều hành. Tín dụng tăng mạnh trong lúc huy động chậm còn tạo áp lực cho mặt bằng lãi suất. (Đỗ Linh)
- Đầu tư thông minh trong bối cảnh lạm phát: Tình hình lạm phát tăng mạnh tại Mỹ, các chỉ số chứng khoán DJ, S&P 500 giảm mạnh gần 20% tính từ thời điểm đầu năm, cũng như thông điệp từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về lộ trình tăng lãi suất liên tục trong năm nay để kìm chế lạm phát khi giá cả, hàng hóa, nguyên vật liệu tăng, là những thông tin đáng lưu ý về việc đầu tư gì trên thị trường chứng khoán (TTCK). (Lê Đức Khánh)
- Chứng khoán đón sóng báo cáo tài chính quý II: Phục hồi hơn 140 điểm kể từ đáy, nhịp tăng đang diễn ra vẫn chưa thể giúp nhà đầu tư (NĐT) lấy lại sự tự tin. Đơn giản là do phần lớn NĐT vẫn đang trong trạng thái “hoàn lỗ” và nguồn lực trong mỗi tài khoản đã bị bào mòn đáng kể. Tâm lý “chim sợ cành cong” là điều rất hay xảy ra sau những nhịp lao dốc biên độ lớn, nhưng chính trong giai đoạn bấp bênh này, dòng tiền thông minh mới dễ tìm thấy cơ hội lớn nhất. (Nguyên Hà)
- Đại gia “tháo chạy”, cổ đông chịu thiệt: Diễn biến bất thường của thị trường chứng khoán (TTCK) không chỉ khiến nhà đầu tư (NĐT) chán nản, mà ngay cả lãnh đạo doanh nghiệp cũng quyết định bán sạch cổ phiếu (CP). Thậm chí, nhiều người còn bán cả doanh nghiệp mình dày công gầy dựng. (Kim Giang)
- Lãng phí trong khai thác quỹ đất: Hiện nay nhiều khu đất bị bỏ hoang không đưa vào khai thác phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, hoặc không thu hút được nhà đầu tư gây lãng phí, đã kìm hãm sự phát triển chung của đất nước. Một trong những nguyên nhân chính gây nên thực trạng này do quy hoạch không sát với thực tiễn, không vì sự nghiệp phát triển chung của một số cơ quan, đơn vị đang giữ đất. (Đỗ Trà Giang)
- Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc: Thị trường thép đang chịu nhiều áp lực từ các yếu tố hiện hữu (chính sách zero Covid của Trung Quốc) và cả những nỗi lo về rủi ro tiềm ẩn đối với tăng trưởng trong trung hạn, như nguy cơ suy thoái kinh tế bởi giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh. (Phạm Tuấn)
- Thiết kế sáng tạo góc làm việc (Nhã Trúc)
- Hóa giải nguy cơ trầm cảm cho người béo phì (ThS BS. Nguyễn Minh Mẫn Trưởng Đơn vị Tâm lý lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Viktor Orbán - Thủ tướng với tầm nhìn “siêu ngân hàng”: Thủ tướng Hungary Viktor Orbán, nhà lãnh đạo chính phủ phục vụ lâu nhất ở châu Âu, từ lâu đã tìm kiếm ảnh hưởng kinh tế để phù hợp với quyền lực chính trị của mình. Giờ đây, với chiến thắng thứ tư liên tiếp, kế hoạch sáp nhập 3 ngân hàng (NH) lớn nhất (Budapest, MKB và Takarékbank) thành tổ chức duy nhất của ông sắp thành hiện thực. (Việt Huỳnh)
- Làm giàu bằng nghề… đánh thức người khác: Bằng việc giúp mọi người thức dậy đúng giờ họ mong muốn, chàng sinh viên Neville Mehra đã tạo ra 80.000USD doanh thu và 27.000USD lợi nhuận mỗi năm kể từ năm 2004. Công việc của Mehra là tính phí mỗi khách hàng 10USD và thu lợi nhuận 5USD để đánh thức họ dậy. Nhưng để làm được việc này là cả câu chuyện dài. (Kiều Tiên)
 Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác