Đón đọc ĐTTC số 153 phát hành thứ hai ngày 13-6-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 153 phát hành ngày 13-6-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 153 phát hành thứ hai ngày 13-6-2022 ảnh 1
- IPEF “Sân chơi” kinh tế mới: Ngày 23-5 tại Nhật Bản, Mỹ cùng 12 nước đã dự lễ công bố khởi động thảo luận “Khung kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng” (IPEF). Các nước tham gia ban đầu gồm Australia, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Mỹ. 13 nền kinh tế này cộng lại tương đương với 40% GDP thế giới. IPEF có cả giá trị về địa kinh tế và về địa chiến lược, điều các nước cần và có thể tranh thủ. Tuy nhiên đây mới chỉ là sự khởi đầu, cần có thời gian để quan sát thêm sự vận động của Khung kinh tế mới này. (Phạm Quang Vinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ)
- TPHCM có tránh được trận ngập lịch sử như Hà Nội?: Hà Nội, TPHCM là TP ven sông, biển nên việc giải quyết triệt để nạn ngập nước là không thể, mà chỉ có thể giảm ngập, rút ngắn thời gian ngập, thoát nước nhanh, nhất là trong bối cảnh dân số tăng nhanh, khu vực đô thị hóa mới liên tục xuất hiện. Một trong các giải pháp giúp giảm ngập nhanh là gia tăng thoát nước tự nhiên, tăng diện tích khoang chứa nước ngầm và bề mặt. Hà Nội cần kiên quyết không để mất thêm diện tích ao hồ, khôi phục lại các ao hồ bị lấn chiếm, nhất là các ao hồ có diện tích lớn, hạn chế tối đa bê tông hóa bề mặt. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Thiết lập bộ đệm tăng sức chống chịu trước biến động kinh tế thế giới: Bức tranh kinh tế toàn cầu đã được các chuyên gia kinh tế phác họa lại, từ đó chỉ ra sức chịu đựng rủi ro của Việt Nam và đưa ra các hàm ý chính sách. Đó là nội dung chính của Hội thảo “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam - lần 2”, do Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng và Báo ĐTTC phối hợp tổ chức vào cuối tuần qua. (Yên Lam – Thanh Dung)
- Phòng chống dòng vốn bất hợp pháp: Dòng vốn bất hợp pháp (DVBHP) được hiểu là “sự dịch chuyển xuyên biên giới của dòng tiền có nguồn gốc, phương thức giao dịch, hoặc cách thức sử dụng bất hợp pháp”. Khái niệm này đặt ra nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về vai trò của phương thức giao dịch và cách thức sử dụng nguồn vốn trên thị trường tài chính. (Thomas H. Tran, ACA, CFE, MSc)
- Công cụ giám sát tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam: Việt Nam đã trở thành quốc gia có vai trò quan trọng ở khu vực châu Á về chính trị và thương mại. Tuy nhiên, tín dụng ngân hàng (NH) vẫn đang là nguồn lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nên các công cụ giám sát tăng trưởng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu ở Việt Nam.  Vậy mục tiêu và hiệu quả của công cụ chính sách vĩ mô thận trọng (CSVMTT) trong điều tiết tín dụng ở Việt Nam hiện nay ra sao? (Đinh Thị Thu Hồng, Nguyễn Hữu Tuấn)
- IPEF - cạnh tranh Mỹ - Trung: Sau 1 thập niên công bố chiến lược “xoay trục” sang châu Á, tức lấy châu Á-Thái Bình Dương là trọng tâm cho ưu tiên chiến lược kinh tế - chính trị toàn cầu, sáng kiến  “Khung kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng” (IPEF), cho thấy sự cam kết thực chất và nghiêm túc hơn của Mỹ với khu vực được coi là phát triển năng động và tiềm năng nhất của thế kỷ 21. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không giấu giếm tham vọng cạnh tranh giành ảnh hưởng tại khu vực này. Trong bối cảnh địa kinh tế - chính trị phức tạp, Việt Nam cần có những chiến lược và cách tiếp cận hiệu quả để tận dụng những cơ hội. (Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông - IPS)
- IPEF sẽ là “đòn bẩy” cho thương mại: Khi được hiện thực hóa, IPEF sẽ là cơ hội tốt để các thành viên khẳng định vai trò quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu, với khung khổ được đánh giá “bình đẳng” và “chuẩn mực” hơn. Tuy nhiên, lưu ý IPEF chỉ là “đòn bẩy” cho thương mại trong khối, chứ không phải thỏa thuận thương mại như CPTPP hay FTA. (Lưu Thủy)
- Thương mại điện tử: Nội khó cạnh tranh ngoại trên “sân nhà”: Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á về thương mại điện tử (TMĐT). Song chiếm lĩnh phần lớn thị trường vẫn là các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Vì lẽ đó, kỳ vọng thúc đẩy sàn TMĐT Việt Nam đủ sức cạnh tranh bình đẳng, tránh phụ thuộc sẽ gặp nhiều thách thức và khó khả thi. (Thanh Lâm)
- Hoàn thiện quản lý thuế xuyên biên giới: Việc hoàn thiện khung khổ chính sách và phương tiện quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới là bước đột phá về cải cách, khi cùng lúc đạt được cả 2 mục tiêu: Tạo đà thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) cho nền kinh tế và bù đắp khoản thiếu hụt ngân sách nhà nước (NSNN). Và hiện nay có dấu hiệu khả quan. (Hoàng Sơn)
- Cổ phần hóa, thoái vốn DNNN: Doanh nghiệp “sợ làm là bị sai”: Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15, nhiều đại biểu Quốc hội e rằng vướng mắc từ chính sách pháp luật không được giải tỏa cho năm sau và những năm sau nữa, các báo cáo về kết quả cổ phần hóa (CPH), thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn như cũ. Và DN buộc phải chọn cách chậm mà an toàn hơn làm bị sai. (Tri Nhân)
- Cổ tức nhà băng bằng tiền mặt còn xa: Các ngân hàng thương mại (NHTM) đang có kế hoạch tăng vốn khủng và khó có điểm dừng trong nhiều năm tới, trong đó phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu (CP) vẫn là nguồn lực chính. Do vậy việc cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt vẫn còn ở tương lai xa. Việc chia một phần cổ tức bằng tiền mặt cũng chỉ mới là dự định trong tương lai. Bởi đã nhiều năm rồi, cổ đông của các NHTM chưa được nhận cổ tức bằng tiền mặt mà chỉ được chia bằng CP theo yêu cầu của NHNN. (Cát Tường)
- Giá cổ phiếu đang đắt hay rẻ?: Trong khi người bán cho rằng giá cổ phiếu (CP) đang ở mức giá không còn hấp dẫn, người mua lại định giá CP đang ở mức đáy. Vậy giá CP trên thị trường chứng khoán (TTCK) hiện tại đang đắt hay rẻ? Các nỗ lực giúp cải thiện tính minh bạch TTCK của Chính phủ nhằm đạt các tiêu chuẩn để được nâng hạng thị trường mới nổi, chính là điểm cộng trong việc thu hút dòng vốn ngoại trong thời gian vừa qua. (Kim Giang)
- Khu đô thị Tây Bắc, quy hoạch ngổn ngang: Lãnh đạo UBND huyện Củ Chi cho biết, sau gần 2 tháng Hội nghị Xúc tiến kêu gọi đầu tư vào 2 huyện Củ Chi và Hóc Môn do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, đến nay công tác xúc tiến để các doanh nghiệp có thể triển khai dự án trên địa bàn Củ Chi còn khá chậm, do nhiều dự án còn vướng quy hoạch, pháp lý, đền bù giải tỏa... (Đỗ Trà Giang)
- Khó đạt mục tiêu 5 triệu khách du lịch quốc tế: Đầu năm 2022, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế. Đến hết tháng 5, Việt Nam đã đón khoảng 365.000 lượt khách. Như vậy 7 tháng cuối năm Việt Nam cần đón khoảng 4,65 triệu lượt khách, một con số nhiều thách thức, nhất là khi vẫn còn nhiều nút thắt đang cản trở mục tiêu này. (Đức Mạnh)
- Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng: Từ đầu niên vụ 2022-2023 (từ tháng 5 đến nay), giá đường thô No.11 trên sàn ICE US giao dịch quanh mức 19,2 cent/pound, tuy không rõ xu hướng nhưng vẫn cao hơn khoảng 3,6% so với mức giá trung bình mùa vụ 2021-2022. Trong khi đó, giá đường tinh luyện No.5 trên sàn ICE EU có xu hướng tăng liên tục, khi tới ngày 8-6 giá hợp đồng kỳ hạn tháng 8 giao dịch quanh mức 568USD/tấn, cao hơn khoảng 14,8% so với mức giá trung bình mùa vụ trước. (Phạm Tuấn)
- Thiết kế sáng tạo góc làm việc (Nhã Trúc)
- Những tiến bộ mới trong điều trị ung thư gan (PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện  Đại học Y Dược TPHCM)
- Âu lo nguồn lực tài chính Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh: Luật Điện ảnh sửa đổi được đưa ra kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15 có một nội dung được nhiều người chú ý là việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh Việt Nam. Mong muốn kích hoạt khả năng hội nhập của nền nghệ thuật thứ bảy nước nhà là điều rất đáng ủng hộ, nhưng nguồn lực tài chính nào cho hoạt động này lại còn nhiều âu lo. (Gia Quan)
- Du hí  cung đường trên mây: Mây bay lững thững trên đầu, bản làng bình yên giữa khung cảnh hoang sơ tựa chốn tiên bồng… Đó là những gì du khách có thể cảm nhận được khi trải nghiệm cung đường từ Vân Sơn (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) sang Lũng Cao (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa). Nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiều người đến đây mà cứ ngỡ như đang lạc trong Sapa mờ sương đầy mới mẻ, lôi cuốn. (Nguyễn Hường)
- Khủng hoảng đất đe dọa nhân loại: Tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu (BĐKH) Bonn đang diễn ra ở Đức, Liên hiệp quốc (LHQ) đã lên tiếng cảnh báo về cuộc khủng hoảng đất đang cận kề, có thể đe dọa sự tồn tại của loài người trong tương lai không xa nếu chúng ta không có giải pháp kịp thời. (Vĩnh Cẩm)
- Gary Gensler - Viết lại “luật chơi” TTCK  Mỹ: Người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đang chuẩn bị cuộc đại tu các quy tắc thị trường chứng khoán (TTCK), để tăng cường cạnh tranh và đảm bảo các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân được đối xử công bằng sau sự bùng nổ giao dịch bán lẻ trong đại dịch Covid-19.  (Nhựt Quỳnh)
- Biến mình thành bảng quảng cáo: Lông bông suốt 3 năm sau khi tốt nghiệp đại học, cuối cùng chàng sinh viên Jason Sadler cũng nghĩ ra cách kinh doanh doanh hầu như không cần vốn, nhưng có thể mang về bộn tiền. (Kiều Tiên)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác