Đón đọc ĐTTC số 156 phát hành thứ hai ngày 4-7-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 156 phát hành ngày 4-7-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 156 phát hành thứ hai ngày 4-7-2022 ảnh 1
- Du lịch bùng nổ nhưng thiếu bền vững: Du lịch nội địa bùng nổ đang mang lại niềm vui chung cho toàn ngành. Sau những tháng ngày nhân sự ngồi không và phải tạm nghỉ việc hay doanh nghiệp phải tạm đóng cửa, nay dân làm du lịch ai cũng đang làm không hết việc. Song vui đấy nhưng nỗi lo về sự phát triển thiếu bền vững vẫn đang hiện hữu. 
- Vì sao Singapore luôn xanh hóa: Singapore là đảo quốc nhỏ bé với diện tích 700km2, bằng 1/3 diện tích TPHCM, dân số 5,5 triệu người, bằng nửa dân số TPHCM, nhưng nổi tiếng là quốc gia xanh nhất thế giới. Theo nghiên cứu mới đây của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), quốc đảo Sư tử đứng đầu trong danh sách những TP có độ phủ cây xanh lớn nhất thế giới. (TS. Nguyễn Minh Hòa) 
- Liệu lạm phát ở Mỹ đã tới đỉnh?: Bộ Thương mại Mỹ trong một báo cáo vừa mới công bố đã đưa ra nhận định rằng, lạm phát của nước này đã ở vùng đỉnh. Nếu đúng như vậy, điều lo ngại tiếp theo là lạm phát sẽ giảm chậm hay nhanh, và liệu tăng trưởng kinh tế Mỹ có đủ mạnh để giúp vượt qua một cuộc suy thoái? Bởi sự kết hợp giữa tổng cầu giảm và các nút thắt cổ chai trong chuỗi cung ứng được nới lỏng, khi Trung Quốc gỡ bỏ dần các quy định hà khắc trong phong tỏa, sẽ là yếu tố quan trọng đến việc giảm áp lực tăng giá, từ đó có thể tin được rằng lạm phát đã đến vùng đỉnh của nó. (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Việt Nam cần có đồng CBDC để tránh lệ thuộc: Nhiều ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới đang phát triển hệ sinh thái tiền kỹ thuật số (CBDC), với sự phối hợp của khu vực tư nhân và tương tác với hệ thống thanh toán hiện có. Vậy Việt Nam nên làm gì trước xu hướng này? Việt Nam cần có đồng CBDC để giải quyết 2 vấn đề là thanh toán không dùng tiền mặt và không muốn phụ thuộc vào bất kỳ nền kinh tế nào. Chúng ta hoàn toàn có thể triển khai tiền điện tử của mình và kết nối với họ, thay vì sử dụng đồng tiền của họ. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Đại học Bristol - Anh) 
- CBDC thực tiễn và hàm ý cho Việt Nam: Theo khảo sát của BIS công bố vào tháng 5 vừa qua, hiện có 81 quốc gia tham gia nghiên cứu, phát triển tiền kỹ thuật số (CBDC) so với trước năm 2017 chỉ có 8 quốc gia. Hơn một nửa NHTW trong khảo sát đang ở giai đoạn phát triển hoặc thực hiện thí điểm, khoảng 2/3 NHTW cho biết có thể phát hành CBDC bán lẻ trong ngắn hạn hoặc trung hạn. Nhiều NHTW đang phát triển hệ sinh thái CBDC với sự phối hợp của khu vực tư nhân và tương tác với hệ thống thanh toán hiện có. (PGS.TS Trần Hùng Sơn, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM) 
- Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo: GDP quý II tăng trưởng 7,72% so với cùng kỳ 2021 - mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2021. Tuy nhiên, đây là mức tăng cao so với năm tăng thấp. Do vậy khó khăn vẫn chồng chất vì phía trước thách thức mới xuất hiện. (Tri Nhân)
- Gian nan hành trình vay vốn: Gần 1 tháng sau khi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi vay từ ngân sách nhà nước với mức lãi suất hỗ trợ 2%/năm cho một số nhóm ngành, nhiều DN vẫn còn lơ mơ chưa biết cách thức như thế nào để tiếp cận gói tín dụng ưu đãi này. (Thanh Lâm)
- Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục: Sau nhiều lần tăng liên tiếp, giá xăng cao chưa từng thấy và chưa có tín hiệu dừng lại, đã xô đổ mọi kỷ lục, nhấn chìm mọi nỗ lực, tạo ra hiệu ứng domino tăng giá, làm ảnh hưởng trực tiếp đến XK và gián tiếp tới NK đầu vào. (Nguyễn Duy Nghĩa)
- Chuyển đổi số, hành động ngay: Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31-3-2022, đã đặt mục tiêu mỗi người dân là doanh nhân số, mỗi hộ sản xuất kinh doanh là doanh nghiệp (DN) số, để đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP. Mục tiêu khả thi, tầm nhìn, chủ trương, định hướng đã rõ ràng, còn lại hành động cụ thể để hiện thực hóa giấc mơ đó. (TS. Trần Văn, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội)
- Nhà băng tăng tốc trên đường đua số hóa: Giao dịch tài chính trên kênh số ngày càng tăng, trong khi thị trường Việt Nam đã có rất nhiều giải pháp thanh toán với công nghệ mới, trở thành áp lực lớn cho các NHTM. Thế nhưng cũng chính điều này đã thúc đẩy các NH có nhiều sản phẩm độc lạ hơn trong thời gian gần đây. (Đỗ Linh)
- Kết quả quý II sẽ là “bệ phóng” cho chứng khoán?: Sau 3 phiên kiểm định đáy trung hạn giữa tháng 5 vừa qua, thị trường chứng khoán (TTCK) những ngày cuối tháng 6 đã khởi sắc. Nhưng vẫn còn không ít nhà đầu tư (NĐT) đang mải mê tranh luận xem đợt tăng này chỉ là động tác làm đẹp danh mục quý II của các quỹ, hay thật sự thị trường đã tạo 2 đáy phục hồi, hoặc thậm chí là sẽ thủng đáy sâu hơn nữa? Xem ra việc phụ thuộc quá nhiều vào phương pháp phân tích kỹ thuật để giao dịch ngắn hạn, đã phần nào che lấp một thực tế rằng các yếu tố cơ bản mới là điều quyết định trong dài hạn. (Nguyên Hà)
- ITA có phá sản?: Nhà đầu tư (NĐT) trong những ngày gần đây đặc biệt quan tâm đến thông tin CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA), đã “phớt lờ” quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án. Vậy liệu rằng ITA đang bên vực phá sản như thông tin đang lan truyền trên thị trường chứng khoán (TTCK), hay còn ẩn khuất gì đằng sau?  (Kim Giang)
- Gỡ ngay nút thắt, khơi thông dự án "đóng băng": Tại phiên họp tình hình kinh tế-xã hội TPHCM 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi nhận định điểm nghẽn về thủ tục hành chính là thách thức lớn nhất cho sự phát triển của TP thời gian qua. Một trong những lĩnh vực bị tác động mạnh nhất là đầu tư- kinh doanh bất động sản (BĐS). Chủ tịch TP yêu cầu các sở ngành liên quan phải tháo gỡ ngay những nút thắt này. (Đỗ Trà Giang)
- Nông sản Việt trước cơ hội tăng tốc xuất khẩu?: Việc gần 30 quốc gia hạn chế xuất khẩu lương thực đã đẩy giá lương thực, thực phẩm trên thế giới tăng vọt. Trong bối cảnh ấy, với vị thế của nước xuất khẩu nông sản lớn, Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội tăng tốc, đẩy mạnh cung ứng các mặt hàng như gạo, thủy sản… ra thế giới. Tuy nhiên, đừng quá kỳ vọng khi nguyên liệu đầu vào cho các ngành hàng này Việt Nam cũng đều nhập khẩu và hiện đang bị đứt gãy. (Thanh Lâm)
- Đưa gạo Việt đi xa hơn: Cuộc chiến Nga-Ukraine đã đẩy giá lương thực thế giới tăng cao. Cùng với việc nhiều nước từng được cho là “vựa lương thực” bắt đầu thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu lương thực, đã làm xuất hiện dấu hiệu của cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu. (Lưu Thủy)
- Sản lượng đậu nành 2022-2023: Cung tăng, cầu giảm: Diễn biến tăng giá mạnh mẽ và duy trì ở mức cao của thị trường đậu nành kể từ tháng 11-2021 đến nay đã kích thích sản lượng gieo trồng tăng mạnh đối với mặt hàng này. Trong báo cáo ban hành đầu tháng 6 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, cho thấy sản lượng dự báo gia tăng ấn tượng ở những quốc gia chủ chốt về nguồn cung đậu nành của thế giới như Brazil, Mỹ và Argentina trong mùa vụ 2022-2023. (Phạm Tuấn)
- Công nghệ hỗ trợ cá nhân hàng ngày (Nhã Trúc)
- Giải mã gen - cầu nối đưa y học dự phòng Việt Nam bắt kịp thế giới (Khánh Linh)
- Tuyên bố từ chối trách nhiệm, không có nghĩa không còn trách nhiệm:   Lời tuyên bố từ chối trách nhiệm thường xuất hiện ở trước phần giới thiệu của nhiều tiểu thuyết, cũng như trên hậu đề của hầu hết bộ phim truyện hay phim truyền hình. Đây là cách để những người làm nghệ thuật tránh nguy cơ một người/nhóm người nào đó cảm thấy bị xúc phạm bởi điều gì đó trong quyển sách hay bộ phim và kiện ra tòa. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu & 200 năm “chở bao nhiêu đạo”: Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu được UNESCO tôn vinh, trở thành một sự kiện lớn trong đời sống văn hóa Việt Nam. 200 năm đã trôi qua, tinh thần “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” của Nguyễn Đình Chiểu vẫn tiếp tục được lưu truyền, gìn giữ và phát huy trong ngày nay. Năm nay, tỉnh Bến Tre đã tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu với nhiều hoạt động có ý nghĩa. (Tuy Hòa)
- Mỹ lúng túng với ngành công nghiệp súng: Ngày 25-6, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thông qua luật liên bang quan trọng đầu tiên về an toàn súng đạn trong nhiều thập niên. Động thái này được nhiều người hoan nghênh sau hàng loạt vụ xả súng đẫm máu gần đây. Tuy vậy, nhiều người e ngại nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp súng, cũng như vi phạm Tu chính án thứ 2 về quyền được sở hữu và mang theo vũ khí của người dân. (Vĩnh Cẩm)
- Thành triệu phú chỉ sau 1 đêm: Vào buổi sáng 17-4-2021, hai anh em Tommy và James ở Westchester, New York (Mỹ), thức dậy và biết rằng họ đã trở thành triệu phú chỉ sau 1 đêm, nhờ vào đặt cược vào loại tiền điện tử vốn được tạo ra như một trò đùa. (Kiều Tiên)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác