Đón đọc ĐTTC số 159 phát hành thứ hai ngày 25-7-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 159 phát hành ngày 25-7-2022 với nhiều chuyên mục:
- Nhập siêu từ Trung Quốc khó “né” chăng?: Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 của Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) 6 tháng đầu năm 87,2 tỷ USD, vượt xa đối tác thứ 2 là Mỹ, chỉ 63,4 tỷ USD. Đáng nói, khi Mỹ là thị trường xuất siêu số 1 của Việt Nam, Trung Quốc cũng số 1 nhưng là… nhập siêu. (Nguyễn Duy Nghĩa)

- Sổ hồng chung cư, bao giờ hết bức xúc: Đi trên đường, thỉnh thoảng chúng ta lại nhìn thấy băng rôn treo đỏ rực trên ban công chung cư nào đó, với nội dung hỏi nhà đầu tư bao giờ trả sổ hồng cho cư dân sinh sống trong chung cư. Cho đến nay chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính có đến hàng trăm ngàn trường hợp người mua chung cư đã hoàn thành mọi thanh toán tài chính nhưng chưa nhận được sổ hồng. (PGS. Nguyễn Minh Hòa)

- Lạm phát và thất nghiệp thấp đã đánh lừa Fed như thế nào?: Câu chuyện thời sự thế giới thời gian qua vẫn là lạm phát, lạm phát và lạm phát ở mọi nơi. Lạm phát giờ là hiện tượng toàn cầu. Lạm phát ở Mỹ đạt kỷ lục mới 9,1%. Tại sao xảy ra cớ sự này? Nhiều bạn đọc thắc mắc vì sao Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) lại nhận định và dự báo sai về lạm phát. Không chỉ Fed, hầu như tất cả nhà đầu tư, các định chế tài chính, và chẳng những ở Mỹ mà còn ở hầu hết các nền kinh tế đều sai lầm khi tin rằng lạm phát cao đã là dĩ vãng. Nếu có chăng, lạm phát chỉ còn bàn nhau trong giới hàn lâm, trong các lớp học về lịch sử kinh tế, còn đời thực làm gì có lạm phát (?). (GS.TS Trần Ngọc Thơ)

- Tỷ giá USD/VNĐ giữa áp lực "nội công, ngoại kích”: Không còn nhàn rỗi như năm trước, năm nay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khá bận rộn trong việc điều hành tỷ giá, liên tục có các động thái can thiệp trên thị trường ngoại hối, như hút ròng hàng trăm tỷ đồng qua kênh tín phiếu, bán ngoại tệ từ nguồn dự trữ, điều chỉnh giá bán USD… khi rơi vào thế “giữa muôn trùng vây”. (Đỗ Linh-Lưu Thủy)

- Rút VNĐ, tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát sẽ khó phát huy: Trao đổi với ĐTTC, các chuyên gia cho rằng giải pháp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang hút VNĐ về và tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, có thể sẽ không phát huy được hiệu quả như mong muốn trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi kinh tế Việt Nam mang những đặc thù riêng, không thể làm theo cách của nhiều nước.

- Tăng lãi suất có thể gây “phản ứng phụ” cho nền kinh tế: Đối với Việt Nam, dù lạm phát 6 tháng đầu năm đã được kiểm soát khá tốt (2,44%), song với mục tiêu khống chế lạm phát năm 2022 ở mức 4%, có thể thấy dư địa cho Việt Nam hiện không còn nhiều. Bên cạnh đó, áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm đang rất lớn. Trong bối cảnh đó, nhiều người đặt câu hỏi tại sao NHNN vẫn chưa tăng lãi suất? Theo tôi bây giờ tăng lãi suất sẽ không phát huy tác dụng, thậm chí gây “phản ứng phụ” cho nền kinh tế. (TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia)

- Chưa phải thời điểm thắt chặt chính sách tiền tệ: Tôi cho rằng áp lực lạm phát với nền kinh tế Việt Nam chưa phải quá lớn, nên lãi suất điều hành của NHNN sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng, chính sách tiền tệ chưa cần thắt chặt. Thực tế, dù mặt bằng lãi suất đang tăng lên, song nếu so với thời điểm trước dịch, lãi suất liên NH (nhất là lãi suất cho vay qua đêm) và lãi suất trên thị trường dân cư vẫn đang ở mức thấp kỷ lục, dù NHNN hút mạnh tiền về, cho thấy thanh khoản của hệ thống vẫn dồi dào. Động thái hút tiền về của NHNN thời gian qua nhằm giảm áp lực lên tiền đồng trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, không phải là động thái thắt chặt tiền tệ. (TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả - Bộ Tài chính)

- Bộ KH-ĐT sẽ sàng lọc đối tượng hỗ trợ lãi suất 2%: Nghị định 31/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 20-5-2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước (NSNN) đối với khoản vay của doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, hộ kinh doanh quy định rất rõ ràng, cụ thể về các nhóm đối tượng được tiếp cận khoản vay cũng như các điều kiện vay. Vấn đề là việc sàng lọc đối tượng cần nhanh và chính xác. (Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT)

- Muốn vay phải “sạch” nợ, nhưng đã sạch ai cần vay!: Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh 2% lãi suất khi vay vốn ngân hàng thương mại (NHTM), được ví như “chiếc phao cứu sinh” của DN và người dân để phục hồi sản xuất. Nhưng dường như “chiếc bánh” hỗ trợ lãi suất không phải dành cho tất cả, nhất là khi nhìn vào những tiêu chí ngặt nghèo. (Lưu Thủy)

- HAG có tìm lại được ánh hào quang?: Phiên giao dịch ngày 20-7, trong khi phần lớn nhà đầu tư (NĐT) hồ hởi với sự “bùng nổ” của thị trường chứng khoán (TTCK), thì mã HAG của CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai lại giảm sàn khi cổ đông “giẫm đạp” lên nhau để thoát hàng bằng mọi giá. Việc NĐT bán tháo HAG cho thấy con đường tìm lại ánh hào quang của doanh nghiệp này vẫn còn rất gian nan, khi chưa thể tạo dựng được niềm tin vững chắc từ các cổ đông. (Kim Giang)

- Nhà ở lại tiếp tục đưa lên bàn nghị sự: Phát triển nhà ở đồng bộ, bền vững, từng bước giải quyết căn cơ về nhu cầu nhà ở cho người dân và hướng tới nâng cao chất lượng ở; phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, phù hợp với quy hoạch kinh tế-xã hội của TP giai đoạn 2021-2030; chuyển từ nhà ở thấp tầng sang cao tầng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở, đặc biệt nhà ở cho người lao động thu nhập thấp... (Hoàng Anh)

- Muốn về đích sớm phải đột phá: “Có tiền nhưng tiêu không được, hoặc tiêu rất chậm” là tình trạng của việc giải ngân từ ngân sách nhà nước (NSNN) trong công tác đầu tư công trên địa bàn TPHCM nói riêng và cả nước nói chung thời gian gần đây. (Trà Giang)

- Lừa đảo bán nhà trên giấy, chiếm đoạt gần 470 tỷ đồng: Hàng ngàn nhà đầu tư bất động sản (BĐS) ở Hà Nội đặt nhầm niềm tin vào Nguyễn Hoàng Long (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty nhà Vĩnh Hưng), để đầu tư nhà hình thành trong tương lai tại dự án BĐS ở quận Hoàng Mai, TP Hà Nội có nguy cơ mất hàng trăm tỷ đồng. (Đỗ Trung)

- Gập ghềnh “xa lộ” xuất khẩu vào EU: Nhắc đến Liên minh châu Âu (EU), nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thị trường có nhiều tiêu chuẩn khắt khe với hàng nhập khẩu. Và những tiêu chuẩn ấy đang ngày càng được nâng cao hơn về độ khó. Liệu điều đó có cản bước doanh nghiệp (DN) Việt khi đưa hàng vào thị trường lớn này? (Thanh Lâm)

- Thị trường heo hơi tiếp tục tăng giá: Tính tới ngày 13-7, giá heo hơi kỳ hạn tháng 8 trên sàn CME giao dịch quanh mức 110,8 USD/100 lb, cao hơn khoảng 14,5% so với mức giá 96,75 mở cửa đầu năm nay. Trong khi đó, giá heo hơi kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) tính tới ngày 12-7 giao dịch quanh mức 22.855 CNY/tấn, tương ứng tăng 34,4% so với mức giá 17.000 CNY/tấn mở cửa hồi đầu năm. Nguyên nhân giá heo tăng, theo hãng Genesus, do tổng hợp của nhiều yếu tố như tổn thất tài chính do Covid, chi phí thức ăn chăn nuôi tăng, khó khăn trong tìm kiếm lao động… (Phạm Tuấn)

- Lối sống tối giản từ công nghệ (Nhã Trúc)

- Triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BS.CKI Phó Minh Tín, Khoa tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

- Đi tìm đồng đội ở đất nước triệu voi: Rời bản Đông, huyện Lào Ngam, tỉnh Salavan, nước bạn Lào gần 3 tháng, nhưng hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ Đội quy tập hài cốt liệt sĩ 192 (Đội 192 - thuộc Bộ Chỉ huy quân sự Thừa Thiên - Huế) vẫn làm chúng tôi nhớ mãi, khi các anh lầm lũi, bươn chải trong cánh rừng già để tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam về với đất mẹ. Không thể kể hết những gian truân, vất vả, và cũng không thể kể hết niềm vui sướng mỗi khi tìm được dù chỉ một đồng đội đang nằm ở một góc rừng quạnh vắng. (Văn Thắng - Trần Tình)

- Âm vang tiếng hát (Tùy bút Trần Thế Tuyển)

- Xung đột Nga - Ukraine: Cơ hội béo bở cho quốc phòng châu Âu: Tuần trước, hàng trăm giám đốc điều hành quốc phòng và hàng không vũ trụ đã tập trung ở miền Nam nước Anh cùng với các bộ trưởng, tướng lĩnh, thống chế không quân và quân nhân, để tham dự Triển lãm hàng không Quốc tế Farnborough. Đây là sự kiện được tổ chức thường xuyên trong hơn 7 thập niên qua, nhưng năm nay ngành công nghiệp có thể sẽ chứng kiến bước ngoặt lớn. (Vĩnh Cẩm)

- Enrique Razon: Đặt cược vào năng lượng xanh: Người giàu thứ 2 Philippines, tỷ phú Enrique Razon, đang tìm cách mua quyền kiểm soát mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất của đất nước. Đây được xem là ván cược lớn của ông, khi an ninh năng lượng được chính quyền của tân Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đặc biệt chú trọng. (Nhựt Quỳnh)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác