Đón đọc ĐTTC số 160 phát hành thứ hai ngày 1-8-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 160 phát hành ngày 1-8-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 160 phát hành thứ hai ngày 1-8-2022 ảnh 1
- Bài toán điều hành trước làn sóng tăng lãi suất: Việt Nam là một trong số ít quốc gia đi ngược chiều xu hướng thắt chặt tiền tệ đang diễn ra trên thế giới, tức LSĐH cho đến nay vẫn được giữ nguyên để các tổ chức  tín dụng (TCTD) tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất - kinh doanh. Song vài tháng trở lại đây, đã xuất hiện rất nhiều dự báo về việc NHNN rồi cũng phải tăng LSĐH.

- Hạ tầng giao thông sao không tính làm 1 lần cho xong?: Hầu như các dự án GTVT về cầu, đường ít có dự án nào làm 1 lần là xong. Có khả năng khai thác trong hàng chục năm, nhưng các dự án này chỉ vài năm sau khi khánh thành đưa vào sử dụng, lại tính đến chuyện phải mở rộng, làm thêm hạng mục khác, thậm chí có dự án chưa hoàn thành đã tính chuyện mở rộng. Như Xa lộ Hà Nội đã 4 lần mở rộng vẫn chưa xong, có thể sẽ mở rộng tiếp. Cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây khởi công năm 2009, thiết kế ban đầu 4 làn xe, sau nâng lên 6 làn và bây giờ tính tiếp 8 làn, rồi có thể là 12 làn. Mới đây nhất, cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận dài 51km đưa vào sử dụng chỉ có… 4 làn xe, mỗi chiều có 2 làn xe lại không có làn dừng khẩn cấp có nên gọi là cao tốc? (PGS. Nguyễn Minh Hòa)  

- Mỹ “suy thoái kỹ thuật”, liệu lãi suất USD sẽ tăng chậm lại?: Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 0,75% vào cuộc họp tháng 7, đồng nghĩa với việc đẩy khung lãi suất Fed mục tiêu lên 2,25-2,5% từ khung 1,5-1,75% của tháng trước. Tiếp đó là số liệu GDP quý II cho thấy Mỹ đi vào “suy thoái kỹ thuật” khi có 2 quý liên tiếp tăng trưởng âm. (TS. Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol, Anh)

- Kiểm soát dòng tiền, giải pháp cần thiết: Các ngân hàng trung ương (NHTW) trên toàn cầu sau khi hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khủng hoảng đại dịch, đang lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan giữa bài toán lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, lựa chọn chung vẫn là thắt chặt chính sách tiền tệ để kìm lạm phát. Vậy Việt Nam phải làm gì trong vòng xoáy đó? (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trường Đại học Kinh tế TPHCM)

- Doanh nghiệp Mỹ lao đao vì USD tăng giá: Ngày 27-7, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) một lần nữa tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản. Như vậy, chỉ trong vòng 2 tháng Fed đã tăng lãi suất thêm tổng cộng 1,5%, mức tăng mạnh nhất kể từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Lãi suất cao đang đẩy đồng USD lên mức giá cao nhất 20 năm, cùng với đó là nhiều hệ quả. (Vĩnh Cẩm)

- USD tăng giá, áp lực xuất khẩu: Việc đồng USD ngày càng tăng giá, về nguyên tắc sẽ giúp các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hưởng lợi, tuy nhiên phía sau cái lợi vẫn còn nhiều mối lo. Xem ra áp lực xuất khẩu những tháng cuối năm không hề nhỏ. (Thanh Dung)

- Nỗi buồn thương hiệu Việt: Thương hiệu được xem là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp (DN), mang lại những giá trị vô hình không hiện hữu trực tiếp cho DN đó. Sức mạnh thương hiệu mang lại tính ổn định tiêu thụ, thu hút khách hàng tiềm năng, định hướng mở rộng thị trường. Ở tầm rộng hơn, thương hiệu còn mang ý nghĩa “định vị” đối với một quốc gia trên thị trường quốc tế. Nhưng với đa phần thương hiệu Việt của DN Việt hiện đang đau đáu nhiều nỗi niềm. (Hoàng Sơn)

- Hậu cổ phần hóa thương hiệu Việt dần teo tóp rồi biến mất: Những thương vụ thất thoát tài sản nhà nước trong và sau quá trình cổ phần hóa (CPH) dư luận nhiều lần đề cập đến trong những năm qua, hiển nhiên không chỉ có tài sản vốn hay đất đai (tài sản hữu hình), còn có cả sự mất mát lớn hơn khi thương hiệu của nhiều DN (tài sản vô hình) được xây dựng từ nửa thế kỷ qua bỗng chốc đã bị mờ nhạt rồi biến mất. (Lưu Thủy)

- Vietnam - Timeless Charm: Thương hiệu du lịch quốc gia đã lỗi thời: 10 năm qua, bộ nhận diện thương hiệu du lịch quốc gia “Vietnam - Timeless Charm (Việt Nam: Vẻ đẹp bất tận)” được đánh giá chưa thể hiện được nét độc đáo cũng như thế mạnh của du lịch Việt Nam. Chính vì vậy, khi ngành du lịch trở lại sau dịch được xem là cơ hội tốt không chỉ cho việc định vị thương hiệu quốc gia, còn cho việc tái cấu trúc toàn ngành (định vị lại thị trường, cách thức truyền thông, sản phẩm…).  (Thanh Dung)

- Room tín dụng rào cản tăng trưởng lợi nhuận 2022: Các NHTM đang công bố báo cáo tài chính (BCTC) quý II với kết quả ấn tượng. Song dự báo nửa cuối năm, lợi nhuận NH sẽ khó bứt tốc mạnh, khi yếu tố chính tạo nên lợi nhuận là tín dụng không còn dư địa rộng rãi. Trong khi đó, nguồn vốn rẻ đang giảm dần và nợ xấu sẽ tăng lên, tạo nên gánh nặng trích lập dự phòng. (Đỗ Linh)

- Định giá rẻ, thị trường vẫn không dễ “chơi”: Kết quả kinh doanh quý II dồn dập đổ vào thị trường, giữa bối cảnh VN Index hầu như không có tiến triển suốt từ đầu tháng 7 tới nay. Điều đó nghĩa con số lợi nhuận đang đẩy mức định giá cơ bản P/E của thị trường xuống thấp hơn. Mọi điều kiện thuận lợi từ vĩ mô tới vi mô đều đang sắp đặt sẵn, nhưng dường như vẫn thiếu chất xúc tác để thổi bùng lên xu hướng tăng mới. (Nguyên Hà)

- Cổ phiếu thép giảm vẫn chưa hết rủi ro: Đợt thăng hoa năm 2021, đưa hàng loạt mã cổ phiếu (CP) thép lên đỉnh lịch sử. Thế nhưng, kể từ đầu năm 2022 đến nay nhóm CP thép bất ngờ lao dốc khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) bị thua lỗ nặng nề, và xem ra rủi ro giảm giá vẫn còn. (Kim Giang)

- Sửa hàng loạt luật mới khai thông các dự án: Với một loạt 4 văn bản của Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TPHCM (HoREA) trong năm 2022 từ ngày 15-3 đến 7-7, báo cáo UBND TPHCM đề nghị xem xét tháo gỡ vướng mắc của 116 dự án BĐS, nhà ở thương mại (NoTM), có liên quan đến nhiều quy định pháp luật, nhất là Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh BĐS 2014, Luật Đất đai 2013, Luật Xây dựng 2014. Dù UBND TP đã chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, TP Thủ Đức phối hợp xem xét đề xuất giải quyết, nhưng xem ra vẫn rất khó khai thông nếu không sửa luật. (Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA)

- “Bửu bối” 148,  vẫn khó khai thông đất công xen cài: Nghị định 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP về việc UBND cấp tỉnh quy định điều kiện cụ thể, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách dự án độc lập đối với đất do Nhà nước quản lý theo Luật Đất đai; đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích… Tuy nhiên gần 2 năm qua, UBND TPHCM vẫn chưa có quy định cụ thể về tiêu chí này, khiến hàng trăm dự án vẫn án binh bất động. (Đỗ Trà Giang)

- Hàng Việt giảm sức cạnh tranh vì thuế carbon: Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu thông qua Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), đánh thuế tất cả hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia không có cơ chế định giá carbon. Theo đề xuất, các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải carbon có trong hàng hóa nhập khẩu mà không phải trả khoản điều chỉnh phí nào trong giai đoạn chuyển tiếp từ năm 2023 đến hết năm 2025. Điều này nhằm tạo điều kiện và thời gian cho hệ thống được áp dụng vào năm 2026. (Sơn Thủy)

- Thị trường quặng sắt đối diện dư thừa trong trung hạn: Sau khi kết thúc đợt tăng giá ấn tượng kể từ giữa tháng 11-2021, giá quặng sắt trên sàn SGX bắt đầu giảm từ đầu tháng 4 bởi sự cộng hưởng 2 yếu tố: nhu cầu tiêu thụ ảm đạm do khủng hoảng thị trường bất động sản, sự cản trở do dịch Covid kéo dài suốt quý II ở Trung Quốc. (Phạm Tuấn)

- Xe điện cực “chiến” (Nhã Trúc)

- Phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc nhờ giải mã gen (Đức Hải)

- Rắc rối danh hiệu nghệ sĩ (Tuy Hòa)

- Kinh tế Nga đang dần bóp lại: Theo báo cáo mới đây của các nhà nghiên cứu Jeffrey Sonnenfeld và Steven Tian, Đại học Yale (Mỹ), nhiều phân tích, dự báo về kinh tế Nga gần đây đều rút ra từ những dữ liệu do Điện Kremlin công bố. Để đánh giá khách quan, 2 nhà nghiên cứu đã sử dụng các nguồn dữ liệu từ người tiêu dùng, kiểm tra kênh chéo, phát hành từ các đối tác thương mại quốc tế của Nga… để công bố những phân tích về nền kinh tế hiện tại của Nga trong 5 tháng sau cuộc tấn công Ukraine. (Vinh Trang)

- Droupadi Murmu - Từ cô bé bộ lạc đến nữ Tổng thống quyền uy: Ngày 25-7, bà Droupadi Murmu đã chính thức trở thành Tổng thống thứ 15 của Ấn Độ, xác lập nhiều kỷ lục: người phụ nữ dân tộc thiểu số đầu tiên và là người phụ nữ thứ 2 giữ chức vụ Tổng thống Ấn Độ. Bà cũng là tổng thống đầu tiên sinh sau ngày độc lập và cũng là người trẻ nhất giữ chức vụ này. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác