Đón đọc ĐTTC số 164 phát hành thứ hai ngày 29-8-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 164 phát hành ngày 29-8-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 164 phát hành thứ hai ngày 29-8-2022 ảnh 1
- FED sẽ tăng lãi suất, Việt Nam ứng phó ra sao?: Sau lần tăng lãi suất thứ tư của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 27-7 với mức 0,75%, nhiều chuyên gia dự đoán Fed sẽ cân nhắc “hãm phanh”. Lãi suất cơ bản đồng USD hiện tại ở mức 2,25-2,5%, cao nhất kể từ tháng 12-2018. Tuy nhiên, những động thái gần đây cho thấy khả năng rất lớn Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất để kìm lạm phát. Trong câu chuyện tăng lãi suất ở Mỹ, điều hành tỷ giá mới là vấn đề chính khiến NHNN “đau đầu”.
- Tầng lớp doanh nhân đã được “lột xác” từ sau 1945: Trong quá khứ từ hàng trăm năm trở về trước, người Việt xưa không xem trọng người làm nghề buôn bán mà nay chúng ta gọi là doanh nhân. Điều này cũng xuất phát từ văn minh nông nghiệp, môi trường chủ yếu tự cấp tự túc, giao thương kém hoặc ít có cơ hội phát triển mạnh mẽ thực sự. Sau 1945 đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, số phận của tầng lớp doanh nhân Việt Nam đã khác. Họ đã được lột xác, được thay đổi về cách nhìn nhận, đánh giá, được trọng dụng cả vào bộ máy chính quyền để phụng sự quốc gia, dân tộc. (TS. Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), nguyên Chủ tịch VCCI)
- “Ba Ðình nắng” - Âm thanh tỏa sáng Ngày Độc lập: Chiều 2-9-1945 mãi mãi đi vào ký ức dân tộc - ngày bản Tuyên ngôn Ðộc lập bất hủ được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trên kỳ đài, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày đó đã đi vào bao nhiêu tác phẩm văn học nghệ thuật như một ngày vàng son rực rỡ. Và trong âm nhạc, ngày đó đã đi vào trường ca hợp xướng “Ba Ðình nắng” của nhạc sĩ Bùi Công Kỳ. (Nguyễn Thụy Kha)
- Bệ phóng nâng tầm giá trị Việt: Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc “Tuyên ngôn Độc Lập” mạnh mẽ khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Từ bệ phóng 2-9-1945, chúng ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và làm hậu phương cho miền Nam chống Mỹ. Cũng từ bệ phóng này, chúng ta tiếp tục có chiến thắng 30-4-1975 lịch sử thống nhất non sông. (Tuy Hòa)
- Phát triển hạ tầng giao thông, mới kỳ vọng những quyết sách mới: Hạ tầng giao thông (HTGT) phải đi trước để mở đường cho kinh tế-xã hội phát triển. Đây là một trong những “triết lý” được các nhà kinh tế học xác định trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của một địa phương hay một quốc gia. Tại TPHCM, từ khi đất nước mở cửa Đổi mới (1986) đến nay, HTGT đã được quan tâm quy hoạch, đầu tư nhưng so với yêu cầu phát triển vẫn chưa đáp ứng. Mới đây, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh: “Chúng ta phải nghiên cứu cơ chế làm kinh tế giao thông chứ không phải dự án giao thông”. Ý tưởng trên đi vào thực tế mới kỳ vọng cho những quyết sách mới của TPHCM. (Đỗ Trà Giang)
- Những điểm sáng của TPHCM: Chưa bao giờ TPHCM đối mặt nhiều khó khăn như trong 6 tháng đầu năm 2022: hơn 16.390 doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt động; lực lượng lao động trong ngành y và giáo dục bỏ việc cao nhất trong mấy chục năm qua; ngập nước có xu hướng tăng; thu hút FDI rất thấp, thậm chí thấp hơn nhiều tỉnh thành khác; nhiều lĩnh vực chưa trở lại hoạt động bằng thời điểm trước dịch. Mặc dù vậy, TPHCM đã ghi nhận những điểm sáng. (PGS. Nguyễn Minh Hòa) 
- Kỳ vọng bứt phá vùng “đất thép” Củ Chi: Củ Chi được mệnh danh “Đất thép thành đồng” trong công cuộc kháng chiến giải phóng thống nhất đất nước. Trong hòa bình, bằng tinh thần quật cường, đồng lòng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Củ Chi đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt những năm gần đây, Củ Chi đứng trước nhiều cơ hội bứt phá để vươn mình mạnh mẽ, xứng danh là vùng đất anh hùng nhưng cũng nhiều tiềm năng. (Đỗ Minh Khâm)
- Khi đồng EUR lao dốc…: Từ giữa năm 2021, đồng EUR bắt đầu mất giá so với đồng USD và mức trượt càng sâu khi chiến sự bắt đầu diễn ra ở Ukraine. Đồng EUR những ngày gần đây còn bị mất “parity” với đồng USD, khiến cho những ai có liên quan đến đồng tiền chung này đều lo lắng. (TS. Võ Đình Trí)
- Du lịch nội địa phục hồi thần tốc: Tính đến thời điểm này, lượng khách du lịch nội địa đã vượt mục tiêu đề ra cho cả năm 2022. Đây được xem là sự phục hồi thần tốc của ngành du lịch Việt Nam. Song, trong bức tranh nhiều gam màu sáng vẫn còn những “gam xám” cần sớm khắc phục để phát triển du lịch nội địa bền vững. (Thanh Dung)
- Du lịch TPHCM nâng tầm, bứt phá: Sau dịch, ngành du lịch TPHCM đang từng bước nâng tầm các sản phẩm du lịch để trở thành điểm đến hấp dẫn. Bởi lẽ du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, làm tốt điểm đến sẽ phát triển được lượng khách, sau đó mới kéo theo các dịch vụ ăn uống, mua sắm... phát triển. (Thanh Lâm)
- Dự án đường sắt đã có, nhưng vốn ở đâu?: Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ có 9 tuyến đường sắt mới được triển khai. Trong đó, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và 3 dự án đường sắt mới phía Nam được kỳ vọng là bước đột phá về hạ tầng giao thông khu vực này. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cho các dự án vẫn đang rất nan giải. (Minh Duy)
- “Long mạch” đường sắt TPHCM - Cần Thơ: Cho đến nay vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn đang vắng bóng đường sắt. Nếu tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ được đầu tư, đưa vào khai thác trước năm 2030, sẽ là sự kiện lịch sử trăm năm của vùng này. Bởi lẽ hình ảnh tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đã tồn tại một thời trong 73 năm. (TS. Trần Hữu Hiệp)
- Tăng thuế không khéo thành thất thu: Việc tăng Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đang được Chính phủ cân nhắc và các chuyên gia đề xuất phương thức đánh thuế hỗn hợp để hài hòa nhiều mục tiêu khác nhau. Vẫn biết mục tiêu tăng TTĐB sẽ định hướng hành vi tiêu dùng, tăng thu ngân sách, nhưng cũng cần tính tới tính khả thi, tính tuân thủ, cạnh tranh bình đẳng, tính tin cậy và phù hợp với thông lệ quốc tế. (Hải Phong)
- Tìm giải pháp căn cơ cho quá tải trường học: Điệp khúc được tấu lên hàng năm vào dịp học sinh tựu trường, là chuyện học sinh gia tăng, thiếu trường thiếu lớp ở 2 TP lớn là Hà Nội và TPHCM, nhất là tại TPHCM - nơi mỗi năm có 200.000-250.000 người nhập cư mới. (TS. Minh Nguyễn) 
- Nhận nhà băng yếu sẽ được ưu đãi gì?: Hoạt động tái cơ cấu hệ thống các TCTD đã đạt được kết quả khả quan trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, việc xử lý các NH yếu kém (gồm NH 0 đồng và NH bị kiểm soát đặc biệt) vẫn dậm chân tại chỗ, các đàm phán với đối tác nước ngoài đều không thành công. Nhưng bất ngờ năm nay nhiều NHTM lại lên kế hoạch nhận chuyển giao các NH yếu kém. Vì sao? (Thiên Minh)
- Nhà đầu tư cá nhân đang ở đâu?: Việc thắt chặt quản lý của Chính phủ cho thị trường vốn gần đây, cùng với sự bất ổn của nền kinh tế thế giới đã khiến thị trường chứng khoán (TTCK) điều chỉnh mạnh. Tuy nhiên, nền tảng cơ bản của thị trường vốn và nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để thu hút dòng tiền quay trở lại với TTCK, đặc biệt là dòng tiền từ nhà đầu tư (NĐT) cá nhân. Tuy nhiên cho đến nay giao dịch trên TTCK vẫn vắng bóng NĐT cá nhân. (Kim Giang)
- Giá bắp kỳ vọng hồi phục do sản lượng thiếu hụt: Kể từ giữa quý II tới đầu quý III, thị trường bắp thế giới đã chứng kiến đợt giảm giá khá mạnh. Cụ thể giá hợp đồng kỳ hạn tháng 9 trên sàn CBOT đã giảm từ mức đỉnh 778,6 cent/giạ ngày 16-5 xuống còn 561,4 cent/giạ ngày 22-7, tương ứng giảm 27,9%. (Phạm Tuấn)
- Cắm trại cực chất cùng công nghệ (Nhã Trúc)
- Tác dụng về thần kinh sau tiêm vaccine Covid-19 rất hiếm (Th.S-BS Nguyễn Hiền Minh Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Hoang sơ “Hồ trên núi”: Ca khúc nổi tiếng Hồ trên núi của nhạc sĩ Phó Đức Phương ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và hoang sơ của phong cảnh hồ - núi đã đi vào tâm thức của hàng triệu người dân Việt Nam. Nhưng có lẽ, không nhiều người biết, nhạc sĩ Phó Đức Phương lấy cảm hứng sáng tác Hồ trên núi từ đâu. Đó chính là hồ Cấm Sơn ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, trong lần nhạc sĩ đi thực tế năm 1971, một hồ rất đẹp nhưng chưa nhiều người biết đến và tiềm năng du lịch còn rất lớn. (Nguyễn Văn Công)
- Tháng 9 và ngày Quốc khánh các nước: Ngày 2-9 năm nay là Quốc khánh lần thứ 77 của Việt Nam (2/9/1045 - 2/9/2022). Nhân dịp này, ĐTTC xin giới thiệu cùng bạn đọc một số nước cũng có ngày quốc khánh trong tháng 9. Và cho đến nay Việt Nam cũng như nền kinh tế các nước này đã có những tiến bộ vượt bật ra sao? (Vinh Trang)
- Nhà, tổ ấm và hành trình trở về: Trong tiếng Anh có 2 từ thú vị để nói về khái niệm “Nhà” là “House” và “Home”. Theo định nghĩa của nhiều từ điển, “House” là cấu trúc cụ thể với các bức tường hay tầng lầu, nhưng khi nói về “Home” bạn đang liên hệ với nơi bản thân và gia đình mình đang sinh sống. “House” có thể được dịch ngắn gọn là “nhà” - một không gian vật lý hữu hình còn “Home” là “tổ ấm”, nơi chúng ta cảm thấy an toàn, thoải mái và được yêu thương. Sự khác biệt giữa 2 từ này có thể được giải thích thêm trong các ngữ cảnh khác nhau. Tuy nhiên, dường như người Anh vẫn dùng từ “Home” để nói về cả ngôi nhà, tổ ấm và bất cứ những gì nằm sâu trong cảm xúc riêng biệt của từng cá nhân. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Bill Gross - Tỷ phú trái phiếu lập dị: Khi cuốn sách “Vua trái phiếu” của Mary Childs được phát hành hồi tháng 3 và nhanh chóng trở thành best seller, nhiều người đã “ngã ngửa”, vì không ngờ người hàng xóm “kỳ dị và xấu tính” của họ lại trở thành nhân vật tiếng tăm như vậy. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác