Đón đọc ĐTTC số 166 phát hành thứ hai ngày 12-9-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 166 phát hành ngày 12-9-2022 với nhiều chuyên mục:
- 1,5 triệu doanh nghiệp để làm gì?: Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025, có nêu Việt Nam sẽ có ít nhất 10 tập đoàn tư nhân trong nước quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp, cũng như 10 tập đoàn tư nhân trong nước quy mô lớn trong lĩnh vực dịch vụ. Đây có lẽ là mục tiêu cần được cân nhắc nhiều hơn, vì cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có nhiều tập đoàn tư nhân quy mô lớn có sức ảnh hưởng trong khu vực và thế giới. Chúng ta cũng chưa có những thương hiệu để khi nhắc đến sẽ nhớ ngay đến Việt Nam. Nếu cứ mải chạy theo số lượng, đến khi nào chúng ta mới có được những điều đó. Xin đừng để phải đặt câu hỏi 1,5 triệu DN để làm gì?

- Người già ở tập trung có là xu hướng?: Công dân toàn cầu ngày càng già hóa. Tiến trình này nhanh hay chậm ở mỗi quốc gia, vùng miền có khác nhau, nhưng dường như chưa quốc gia nào tránh được. Nguyên nhân chính do thế hệ trẻ không muốn kết hôn, hoặc kết hôn rất muộn và sinh ít con, hoặc không sinh đẻ. Trong khi đó, tuổi thọ lại càng dài ra, tức người già ngày càng nhiều hơn, do chế độ dinh dưỡng, y tế và điều kiện sống tốt hơn. Trước tình hình này, các nước như Mỹ, Canada, Nhật Bản và các nước châu Âu, sau này lan đến Trung Quốc và Đông Nam Á, hướng tới việc xây dựng các trung tâm, viện dưỡng lão, dành cho người già. Mô hình này có cái lợi là tập trung các cụ lại để dễ chăm sóc, đầu tư tiền tạc, vật tư kể cả việc hậu sự. (TS. Nguyễn Minh)

- Nhà trường, gia đình và xã hội rất gần và rất xa: Từ Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT, ngày 28-12-2017 của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT), các trường học đã xây dựng kế hoạch “3 công khai” liên quan đến cơ sở vật chất, tài chính và chất lượng giáo dục. Công khai ngoài việc để xã hội hay cơ quan chức năng giám sát, còn có chức năng tạo ra kênh góp ý, phản biện tìm kiếm những giải pháp tốt nhất để phát triển. (Thái Ca)

- USD đang tăng bao giờ kết thúc?: Không ai có thể dự đoán chắc chắn chuyển động của các loại tiền tệ trên thế giới, nhưng GS. Kenneth Rogoff tin rằng đồng EUR và đồng yên sẽ giảm thêm 15% so với USD. Thực ra trong ngắn hạn, đồng USD tăng mạnh sẽ ít ảnh hưởng đến Mỹ hơn so với các đối tác thương mại của họ, do thương mại của Mỹ gần như hoàn toàn độc lập bằng USD. (Kenneth Rogoff, Cựu Kinh tế trưởng IMF, GS. ĐH Harvard - Mỹ)

- Chúng ta đang tạo thế khó trong quản lý và điều hành xăng dầu: Hệ quả dẫn đến thiếu hụt nguồn cung xăng dầu tạm thời ở thị trường trong nước thời gian qua chủ yếu đến từ cơ chế quản lý và điều hành còn thiếu linh hoạt, chưa bám sát thực tế vận hành của thị trường. Cơ chế có, vấn đề nằm ở sự vận hành, tức yếu tố con người. Vì thế, cần thay đổi cách điều hành cứng nhắc hiện nay bằng cách điều hành linh hoạt hơn. (PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả - Bộ Tài chính)

- Nghịch lý điều hành cung - cầu, giá cả xăng dầu: Thời gian qua, thị trường xăng dầu trong nước có nhiều biến động. Một số cây xăng không đủ lượng xăng dầu bán ra, gây bức xúc dư luận. Một số doanh nghiệp (DN) đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu đã bị cơ quan chức năng xử phạt. Thực tế, đằng sau đó là những bất cập, “nút thắt” về cơ chế điều hành chưa được tháo gỡ. (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế Học viện Tài chính)

- Có kho dự trữ mới hạn chế giá xăng dầu “nhảy múa”: Hiện nay việc xây dựng cơ sở dự trữ xăng dầu chiến lược vẫn theo hình thức gửi nhờ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để tiết kiệm chi phí. Nhưng về lâu dài cần đầu tư kho dự trữ dầu mỏ và sản phẩm xăng dầu quốc gia bài bản. Điều này không chỉ giúp gỡ nút thắt trong quản lý điều hành xăng dầu hiện nay, còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. (Hoàng Sơn)

- Giá dầu toàn cầu khó đoán định: Sau khi tăng trở lại trên 120 USD/thùng vào giữa tháng 6, giá dầu đã giảm xuống dưới 100 USD/thùng trong tháng qua và đang tiếp tục giảm. Tuy nhiên, các yếu tố cung cầu và xung đột đã làm gia tăng sự không chắc chắn trong các dự báo giá dầu. Cả Mỹ và châu Âu đều lo ngại về một cuộc suy thoái gia tăng, điều này có thể làm ảnh hưởng đến nhu cầu vàng đen. (Văn Cường)

- Tăng nguồn lực tài chính phát triển kinh tế xã hội: Chiến lược tài chính đến năm 2030 xác định mục tiêu: Xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại; xây dựng các chính sách huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính hướng tới thực hiện nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Trong đó, nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển đồng bộ, minh bạch và bền vững thị trường tài chính (TTTC) và dịch vụ tài chính. (TS. Đoàn Duy Khương)

- Doanh nghiệp địa ốc trước áp lực đáo hạn trái phiếu: Từ thời điểm cuối năm nay trở đi sẽ là giai đoạn khó khăn về dòng tiền đối với các doanh nghiệp (DN), do thời gian đáo hạn trái phiếu (TP) cận kề. Đáng lo nhất vẫn là nhóm DN bất động sản (BĐS) sau cuộc đua phát hành TP ở giai đoạn 2019-2021. (Kim Giang)

- Tự chủ đại học có hướng đến quyền lợi cho người học?: Năm học mới đã bắt đầu, không chỉ rộn ràng với học sinh các bậc tiểu học và trung học, còn gây náo nức với sinh viên các trường đại học. Đặc biệt, vấn đề tự chủ đại học có những thành tựu sơ khởi, nhưng lại đặt ra nhiều nghi ngại cho khả năng chi trả học phí của sinh viên. (Gia Quan)

- Chứng khoán hạ nhiệt là có cơ sở: Thị trường chứng khoán (TTCK) vừa trải qua “tháng ngâu” khá bình yên, khi VN Index vẫn tăng trưởng nhẹ trong tháng 8-2022 thì lại bước vào giai đoạn trống vắng thông tin hỗ trợ trong nước. Bên cạnh là rủi ro ngoại biên nổi lên, mà cụ thể là nguy cơ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng mạnh lãi suất cơ bản lần nữa trong kỳ họp cuối tháng 9 này. (Nguyên Hà)

- Đất ở nhưng không được… xây nhà: Tin tưởng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được cơ quan chức năng cấp với mục đích sử dụng là đất ở, nhiều người dân tại TPHCM đã nhanh chóng nhận chuyển nhượng và tiến hành xây nhà. Tuy nhiên, khi tiến hành xin giấy phép xây dựng mới tá hỏa vì chỉ được cấp “giấy phép tạm”… (Bình Minh)

- Bảo hiểm nhân thọ: Ngán mua, chán duy trì: Hơn 20 năm bảo hiểm nhân thọ (BHNT) có mặt ở thị trường Việt Nam, nhưng tỷ lệ người Việt Nam có hợp đồng vẫn rất thấp. Các doanh nghiệp luôn đánh giá thị trường còn nhiều tiềm năng, nhưng không ít người tham gia hợp đồng rơi vào cảnh ngán mua, chán duy trì. Vì đâu BHNT vẫn chưa được người tiêu dùng hoan nghênh? (Đức Mạnh)

- Khám phá các dòng iPhone 14 (Quang Duy)

- Phục hồi tổn thương tâm lý người bệnh đột quỵ (BS CKII Phạm Thị Ngọc Quyên, Khoa Nội thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

- Kỳ vĩ hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam: Hồ Hòa Bình là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam với diện tích mặt nước 8.000ha, dung tích chứa gần 9,5 tỷ m³ nước, chiều dài hơn 100km. Hồ gắn liền với công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng năm 1994. Với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hồ Hòa Bình hiện nay là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách thập phương.  (Nguyễn Văn Công)

- Nước Anh: khởi đầu mới: Trong hơn 10 năm qua, chưa bao giờ nước Anh đối mặt với nhiều vấn đề trọng yếu trong một tuần lễ: Ngày thứ hai bầu thủ tướng mới là bà Liz Truss lên nắm quyền, cuối tuần Nữ hoàng Elizabeth II - người tại vị suốt hơn 70 năm - qua đời. Bà vừa kỷ niệm 70 năm trị vì nước Anh hồi tháng 6 vừa qua (1952-2022). (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)

- Liz Truss: Đưa nước Anh “vượt qua bão”?: Tân Thủ tướng Anh Liz Truss cam kết sẽ đưa đất nước “vượt qua cơn bão”. Thế nhưng, nhiệm kỳ của bà bắt đầu với rất nhiều mây đen: Anh đang tiến tới cuộc suy thoái; công nhân đang đình công vì lạm phát cao; hàng triệu người và hàng ngàn doanh nghiệp cần được cứu trợ gấp để vượt qua mùa đông trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt… (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác