Đón đọc ĐTTC số 167 phát hành thứ hai ngày 19-9-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 167 phát hành ngày 19-9-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 167 phát hành thứ hai ngày 19-9-2022
Đón đọc ĐTTC số 167 phát hành thứ hai ngày 19-9-2022 ảnh 1
- Nới room tín dụng, tiền vẫn khó chảy ra: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi thông cáo cho biết đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng (room) tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) có đề nghị. Room tín dụng đã được mở, tiền từ NH được khơi thông sẽ bắt đầu chảy ra thị trường. Nhưng rõ ràng dòng tín dụng sẽ không thể chảy mạnh, vì thực tế room được cấp khá thấp so với kỳ vọng của các thành viên trên thị trường.  
- Karaoke có phải dịch vụ giải trí mạo hiểm?: Vụ cháy cơ sở karaoke An Phú ở Thuận An, Bình Dương khiến 32 người thiệt mạng, thực sự là một nỗi đau cho cộng đồng. Karaoke được xếp vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng lại đang gây âu lo như một dịch vụ giải trí mạo hiểm. Làm sao để khắc phục thực trạng đáng day dứt xung quanh các quán karaoke? (Gia Quan)
- Thu thuế TMĐT loay hoay đến khi nào?: Việc quản lý thuế với các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số vốn không dễ dàng. Thế nhưng đến nay Việt Nam đã có thể thu thuế của các ông lớn như Facebook, Google, thì việc thu thuế người kinh doanh trên sàn TMĐT chỉ là chuyện sớm muộn và tùy thuộc vào sự quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nước. (Đức Mạnh) 
- Liệu Biden-Truss có trở thành Reagan-Thatcher thứ hai?: Trong bài viết hồi tháng 8, tờ Al Jazeera đã mô tả bà Liz Truss là người rất sùng mộ nữ Thủ tướng đầu tiên của Anh - Margaret Thatcher. Sau khi đắc cử Thủ tướng, bà Truss tuyên bố sẽ “sát cánh cùng Mỹ” để chống lại Nga. Nhiều người đặt câu hỏi liệu điều này có là dấu hiệu trở lại của “cặp bài trùng” London-Washington như dưới thời Thatcher và Reagan của Mỹ? (Lê Dương Anh Tuấn, Trường Kinh doanh, Đại học UEH)
- Gói hỗ trợ lãi suất 2% khó qua “cửa hẹp” room tín dụng: Cho đến nay NHNN đã thông báo điều chỉnh hạn mức (room) tín dụng năm 2022 cho 15 NHTM thêm 1-4% so với mức cũ; đồng thời yêu cầu các NH đẩy mạnh gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP. Dẫu vậy vẫn khó thấy được sự lạc quan về tốc độ giải ngân gói hỗ trợ vì “cánh cửa hẹp” room tín dụng. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - NH)
- Room tín dụng và “bẫy” bancassurance: NHNN liên tục nhắc nhở các NHTM không được bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm. Tuy nhiên, khi chạy đua phân phối bảo hiểm độc quyền qua kênh NH (bancassurance) trong khi NH hạn hẹp hạn mức (room) tín dụng, nên để tìm kiếm lợi nhuận NH buộc người vay mua bảo hiểm theo kiểu thỏa thuận để được giải ngân. (Thiên Minh)
- Quy hoạch Điện VIII: “Biến số” LNG và “ẩn số” hydrogen: Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII) đặt ra trong bối cảnh nhiệt điện than được cho đã đến hồi “cáo chung”, thủy điện đã “cạn”, điện mặt trời bộc lộ những hạn chế về môi trường, điện gió vẫn chưa được đầu tư đúng mức do thiếu nguồn lực. Và khi điện khí hóa lỏng (LNG) được kỳ vọng làm nên cuộc cách mạng về năng lượng, nhưng “biến số” với nhiều rủi ro về nhiên liệu lẫn giá thành cùng với công nghệ hydrogen hiện vẫn đang là “ẩn số”. (Lưu Thủy)
- Ưu tiên phát triển điện gió ngoài khơi: Biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kính từ các hoạt động sản xuất đang khiến Việt Nam khó khăn hơn khi tiếp cận mục tiêu thiên niên kỷ là đảm bảo phát triển kinh tế trong môi trường mang tính bền vững. Bởi trong khi xu hướng phát triển năng lượng xanh trên thế giới, trong đó có điện gió ngoài khơi là giải pháp đột phá, thì Việt Nam vẫn chưa định hình loại hình này. (TS. Dư Văn Toán Viện nghiên cứu Biển và Hải đảo - Bộ TN-MT)
- Phát triển điện gió phải... chờ quy hoạch không gian biển!: Việt Nam đã cam kết giảm phát thải carbon về 0 vào năm 2050, cùng đó trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII, mục tiêu đặt ra đến năm 2030 sẽ phát triển khoảng 7 GW điện gió ngoài khơi và đến năm 2045 sẽ tăng lên 66,5 GW. Tuy nhiên, đến nay khung chính sách cụ thể cho loại hình năng lượng này vẫn chưa được định hình rõ ràng. (Hoàng Sơn)
- Thách thức trong vòng xoắn mục tiêu đạt được: Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 diễn ra ngày 18-9, mọi dự báo đều cho rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 có thể đạt được mục tiêu 6,5%. Nhưng mọi dự báo cũng đều lưu ý rằng, tăng trưởng kinh tế năm 2022 cũng đứng trước nhiều thách thức lớn, đặc biệt là những rủi ro bất ổn vĩ mô và tài chính đang hiện hữu toàn cầu, có thể tác động ngược đến khu vực kinh tế thực. (Tri Nhân) 
- Cần Giờ “nóng lòng” chờ điều chỉnh quy hoạch: Huyện Cần Giờ đang được nhiều nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoài nước quan tâm, nhất là sau khi các dự án kết nối giao thông với các quận huyện nội thành được xúc tiến đầu tư; dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ được Chính phủ thông qua… Tuy nhiên, thời gian qua công tác thu hút đầu tư của Cần Giờ gặp khó khăn do phải chờ điều chỉnh quy hoạch… Quy hoạch Cần Giờ bị “treo” từ năm 2017 đến năm 2024 và có thể kéo dài hơn nữa, mọi dự án đều ngưng trệ. Hy vọng sau khi quy hoạch được điều chỉnh, Cần Giờ sẽ thu hút nhiều NĐT, tạo sự bứt phá trong thời gian tới. (Trương Tiến Triển, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ)
- Lãi suất VNĐ đang leo dốc vì thiếu thanh khoản: Lãi suất thị trường liên NH đang đứng ở mức cao so với cuối năm 2021. Cùng lúc, các NHTM liên tục tăng lãi suất huy động vốn, mức trên 7%/năm ngày càng phổ biến trên biểu lãi suất tiền gửi. Diễn biến này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính đến từ việc thanh khoản hệ thống căng thẳng kéo dài trong thời gian qua. (Đỗ Linh)
- TTCK: Nỗi oan cho T+2: Sau nhiều ngày chờ đợi và kỳ vọng, chu kỳ thanh toán được rút ngắn xuống T+2, và từ chỗ hào hứng, nhà đầu tư (NĐT) trong những phiên gần đây lại cảm thấy khó chịu. Lý do là một lượng hàng lớn về tài khoản buổi chiều (chính xác là T+2,5), gây áp lực bán trong giai đoạn thị trường lao dốc. Thua lỗ dẫn đến nhu cầu không có lợi nên T+2 trở thành “vật tế thần”. (Nguyên Hà)
- “Nút thắt” đang mở nhưng dòng tiền vẫn “tắc”: Hàng loạt giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán (TTCK), từ việc rút ngắn thời gian thanh toán cho tới giao dịch lô lẻ. Thế nhưng dòng tiền vẫn đứng bên ngoài, thậm chí còn bị rút ra bởi tâm lý bi quan của nhà đầu tư (NĐT). (Kim Giang)
- Xuất khẩu cuối năm - Nhiều ngành đối mặt nguy cơ giảm tốc: Theo thông lệ, quý IV hàng năm luôn là thời điểm các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phải tăng tốc, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao tại các nước nhập khẩu như Mỹ, châu Âu… Thế nhưng năm nay mọi chuyện lại khác bởi khó khăn đang bủa vây nhiều mặt hàng. (Thanh Lâm)
- Cơ hội nào cho cao su tăng giá?: Không như đa số loại hàng hóa nguyên liệu khác  đang tăng giá do chịu tác động gián đoạn nguồn cung bởi cuộc chiến Nga - Ukraine, xu hướng tăng giá của cao su tự nhiên yếu dần và bắt đầu giảm kể từ cuối tháng 2. (Phạm Tuấn)
- Đổi gió không gian sống với LG (Nhã Trúc)
- Bữa trưa hấp dẫn tại WMC Group (Thái Hà)
- Trải nghiệm hệ thống y tế hàn lâm và đạt tiêu chuẩn quốc tế (Khánh Linh)
- Thủ phủ “nham trám” Hà Châu: Nghe danh trám đen Hà Châu (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) đã lâu nhưng phải đến tận nơi mới biết người Hà Châu trồng trám, làm các món ăn từ trám đen đặc sắc như thế nào. (Minh Duy)
- New York - Mỹ: Bệnh bại liệt sau 70 năm bùng phát trở lại: Ngày 9-9, Thống đốc New York Kathy Hochul đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp toàn bang, sau khi bệnh bại liệt bất ngờ bùng phát tại nhiều nơi. (Vĩnh Cẩm)
- Lisa Su: Người phụ nữ quyền lực thung lũng Silicon: Khi Lisa Su trở thành CEO của Advanced Micro Devices vào năm 2014, công ty đã đứng trước bờ vực phá sản. Kể từ đó, cổ phiếu của AMD đã tăng vọt từ dưới 2USD lên 161,91USD vào ngày 29-11-2021, và hiện nay xoay quanh mức 77,5USD/cổ phiếu. Công ty hiện đi đầu trong lĩnh vực máy tính hiệu suất cao. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác