Đón đọc ĐTTC số 170 phát hành thứ hai ngày 10-10-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 170 phát hành ngày 10-10-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 170 phát hành thứ hai ngày 10-10-2022 ảnh 1
- Giấc mơ 1,5 triệu doanh nghiệp: Theo Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, đến năm 2025 Việt Nam có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp (DN). Để đạt được mục tiêu này, mỗi năm cần khoảng 160.000 DN mới. Nhưng với tỷ lệ DN giải thể hàng năm 60%, số DN thành lập mới mỗi năm ít nhất 400.000, gấp gần 4 lần số DN đăng ký hàng năm hiện nay. Đây là mục tiêu nhiều thách thức trong bối cảnh hiện nay. (TS. Lê Duy Bình, Economica Vietnam)
- 3.500 tỷ đồng mua SGK cho thư viện có khả thi?: Ngày 29-9, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng thông báo phương án đã được thống nhất với Bộ Tài chính để trình Chính phủ, về chủ trương dùng 3.500 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa (SGK) đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn. Số tiền 3.500 tỷ đồng này cho năm đầu tiên, nhằm đáp ứng 70% nhu cầu, các năm tiếp theo sẽ bổ sung 20% mỗi năm. Phương án này dự tính bắt đầu triển khai vào năm học 2023. Liệu có khả thi? (TS. Nguyễn Minh)
- “Mùa đông” đang đến với thị trường tài chính toàn cầu: Tôi bắt đầu buổi tóm tắt về triển vọng vĩ mô và đánh giá thị trường trong quý cuối cùng của năm 2022 cho một nhóm nhà phân tích thân quen, bằng câu chủ đề thân thuộc của bộ phim Cuộc chiến vương quyền “Mùa đông đang đến” (Winter is coming). Nhiều người đã cười với tiêu đề châm biếm như vậy, nhưng tất cả đều hiểu 3 tháng tới sẽ đầy thử thách. Một “mùa đông thanh khoản” đang “gõ cửa” thị trường tài chính toàn cầu, với những rủi ro về “tai nạn” bất ngờ, thậm chí là những sự kiện “thiên nga đen”. (Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại Học Bristol, Anh)
- Gỡ nút thắt thể chế doanh nghiệp mới dám lớn: Phải gỡ được các nút thắt về thể chế đang làm doanh nghiệp tư nhân (DNTN) sợ lớn, không muốn lớn và có muốn lớn cũng không lớn được. Phát triển KTTN là con đường duy nhất và tất yếu để phát triển kinh tế quốc gia, phát triển nhanh và bền vững; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ có sức chống chịu tốt. (TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương)
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp…: Các quỹ phát triển (giáo dục và xã hội) lớn nhất trên thế giới hiện nay như Ford foundation, Toyota, Samsung, Boeing đều là của các doanh nghiệp (DN). Ở các nước phát triển, việc DN đóng góp cho giáo dục, y tế không phải là hành động từ thiện, mà là nghĩa vụ bắt buộc và giá trị đạo đức của DN đối với xã hội. Cho đến nay DN làm công tác xã hội bất vụ lợi không nhiều, chủ yếu là PR, mà thường giống như ban ơn hay làm từ thiện. Có không ít DN làm công tác xã hội với mục đích tạo tiếng vang theo kiểu “bỏ con săn sắt để bắt con cá voi”. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Đạo đức, trách nhiệm trong kinh doanh…: Trong môi trường kinh doanh chưa hoàn thiện không có nghĩa doanh nghiệp (DN) không thể chọn đạo đức. Nếu các doanh nhân muốn làm ăn với những DN đàng hoàng sẽ chọn đạo đức kinh doanh. VCCI đã đưa ra bộ quy tắc này và đưa vào tiêu chí bình chọn doanh nhân tiêu biểu, là lời kêu gọi tất cả DN cùng tham gia, coi đây như cam kết chung để cùng nhau đồng hành, cùng nhau hành động. Tôi tin sự tự nguyện sẽ đạt được từ tất cả DN, bởi không ai khước từ xây dựng đạo đức văn hóa cho mình. Nếu không làm, tức không có đạo đức và văn hóa kinh doanh, DN sẽ tự làm mất đi hình ảnh của mình trong xã hội. (Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế) 
- Doanh nhân "miệt vườn”: Nói đến ĐBSCL ai cũng biết tiềm năng. Do vậy doanh nghiệp (DN) khu vực này đang ở giai đoạn hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế với nhiều thách thức và cũng không ít cơ hội mở ra. Mặc dù vấn đề nội tại của vùng như giáo dục, trình độ lao động, di dân, hạ tầng giao thông, năng lực cạnh tranh của DN... vẫn đang là một thách thức vô cùng to lớn. (TS. Trần Hữu Hiệp)
- Văn hóa kinh doanh: Định hướng nhân viên, kết nối khách hàng: Văn hóa kinh doanh (VHKD) Việt Nam xuất hiện từ rất sớm. Qua các thời kỳ lịch sử, vượt lên những khắc nghiệt của điều kiện kinh tế, xã hội, VHKD Việt Nam luôn thể hiện ở sự sáng tạo, nhạy bén, thích ứng nhanh của các doanh nghiệp (DN), doanh nhân. Vị thế của DN, doanh nhân trong xã hội, là điều kiện quan trọng để VHKD Việt Nam được khơi dậy, phát huy với đầy đủ sắc thái. (TS. Đoàn Duy Khương)
- Doanh nhân “cũ” trong kỷ nguyên số: Người lãnh đạo phải là người dẫn dắt sự thay đổi, nhất là trong kỷ nguyên số hiện nay. Đây là điều không ít chủ doanh nghiệp (DN) đang nhìn ngày một rõ hơn. Thế nhưng, với những doanh nhân không còn trẻ, những người đã gầy dựng, đưa DN đi chặng đường dài theo cách truyền thống, việc thay đổi để bắt nhịp với kỷ nguyên số là hành trình đầy thách thức. Song tuyệt vời, họ đã không chùn bước. (Thanh Lâm)
- Sách Trắng về tâm tư doanh nhân Việt: Lực lượng doanh nhân Việt càng ngày càng lớn mạnh, phong phú về ngành nghề và đa dạng về quy mô. Ghi nhận sự đóng góp tích cực và sinh động của doanh nhân vào hành trình phát triển đất nước thời hội nhập, ngay trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, Bộ Kế hoạch - Đầu tư công bố lần đầu tiên “Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam”. Đó là sách trắng về thành tựu của doanh nhân. Vậy còn sách trắng về tâm tư doanh nhân thì sao? (Lê Thiếu Nhơn)
- Nông nghiệp là trụ đỡ nền kinh tế, nhưng sao nông dân vẫn khó khăn?: Nghị quyết 19-NQ/TW về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đã khẳng định nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế. Theo đó, phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản… Thế nhưng, có một điều nghịch lý là người nông dân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp lại luôn vất vả khó khăn, trong khi người gián tiếp trong chuỗi cung ứng đầu vào và ra sản phẩm nông nghiệp lại luôn khấm khá. (TS. Võ Hùng Dũng, nguyên Giám đốc Liên đoàn Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Cần Thơ)
- Nhà băng “khát vốn”, lãi suất buộc phải tăng: Thanh khoản của hệ thống ngân hàng (NH) đang ngày càng căng thẳng, khi lãi suất trên thị trường liên NH kỳ hạn qua đêm gần chạm ngưỡng 8%/năm và lãi suất trên thị trường 1 mỗi ngày một nóng hơn. Cơn “khát vốn” đang đẩy NH vào cuộc đua huy động khốc liệt, gây áp lực lên kênh trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vốn được kỳ vọng sẽ san sẻ gánh nặng về tín dụng cho các nhà băng. (Yên Lam)
- Tâm lý tiêu cực, thị trường đối mặt bán tháo: Trái ngược với những nhận định tích cực về triển vọng của thị trường chứng khoán (TTCK), không ít nhà đầu tư (NĐT) quyết định rời bỏ TTCK sau chuỗi phiên giảm giá kinh hoàng tuần qua. (Kim Giang)
- Quý III có tốt cũng khó tạo lực đỡ cho TTCK?: Bốc hơi 11,6% giá trị trong tháng 9 vừa qua, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam rơi vào nhóm các thị trường giảm mạnh nhất thế giới. Ngay cả khi làn sóng tăng lãi suất dữ dội của Fed cũng chỉ khiến S&P 500 giảm 9,3%, hay cuộc khủng hoảng khí đốt làm gia tăng nguy cơ suy thoái cũng chỉ khiến chứng khoán Đức giảm 5,5%. Thực trạng của TTCK Việt Nam khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) đau đầu, nhất là khi tốc độ tăng trưởng GDP quý III thuộc nhóm mạnh nhất thế giới. (Nguyên Hà)
- Bất hợp lý “chung cư có thời hạn” trên “đất ở không thời hạn”: Thời gian qua có khá nhiều ý kiến tranh luận xung quanh vấn đề sở hữu chung cư có thời hạn như đề xuất trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).  Mới đây, tại TPHCM Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Trưởng Ban soạn thảo dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), chủ trì hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo luật này, đã tiếp tục thu hút nhiều ý kiến từ cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia, doanh nghiệp… (Đỗ Trà Giang)
- Trải nghiệm tinh hoa ẩm thực Quảng Đông (Phương Hằng)
- Bất ngờ với triển lãm “Khúc vọng xưa”: Triển lãm “Khúc vọng xưa” của họa sỹ Nguyễn Đình Huống diễn ra từ ngày 1 đến 5-10 vừa qua tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đã gây bất ngờ và thích thú cho nhiều người tham dự. (Thái Ca)
- Say đắm non cao Bắc Yên: “Hãy bỏ qua Tà Xùa đi, nơi đó cũ rồi! Đợt này mọi người hãy đi Xím Vàng, Hang Chú, Làng Chếu… đang mùa lúa chín, suối thác cực đẹp” - một lời giới thiệu về vùng du lịch mới ở huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) từ anh thầy giáo đam mê phượt đã thôi thúc chúng tôi lên đường. Hành trình tới nơi sơn cùng thủy tận Bắc Yên trong 2 ngày khám phá đã cho chúng tôi mãn nhãn về “Vẻ đẹp hoang sơ từ Mẹ thiên nhiên kết hợp sự sáng tạo của con người”. (Nguyễn Hường - Nguyễn Văn Duy)
- Hy Lạp từ khủng hoảng lên “kỳ quan kinh tế”: Ngày 27-9, Chủ tịch Rockefeller International Ruchir Sharma đã có bài viết gây tiếng vang trên Financial Times, khi nói rằng hiện thế giới có 7 kỳ quan kinh tế, đứng đầu là Việt Nam, kế đó là Indonesia, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Ả Rập Saudi, Nhật Bản và thứ 7 là Hy Lạp. (Vinh Trang)
- Phạm Nhật Vượng: Elon Musk của Việt Nam: Đó là biệt danh mà nhiều tờ báo nước ngoài đã đặt cho người giàu nhất Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, khi ông công bố ký kết xây dựng nhà máy ô tô điện ở Bắc Carolina (Mỹ) hồi tháng 3. (Ánh Vân)
 Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác