Đón đọc ĐTTC số 171 phát hành thứ hai ngày 17-10-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 171 phát hành ngày 17-10-2022 với nhiều chuyên mục:
- Điều hành tỷ giá và tâm lý thị trường: Trước những biến động khó lường của tình hình kinh tế thế giới, NHNN đang điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, đặc biệt sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ sau khi Fed tăng lãi suất, đưa giá đồng USD tăng cao. Tuy nhiên, thời gian qua xuất hiện tâm lý lo ngại trên thị trường khi tỷ giá được NHNN điều chỉnh. Tôi cho rằng đây chỉ là yếu tố tâm lý thị trường, còn về cơ bản NHNN điều hành chính sách tỷ giá có lợi cho VNĐ. (TS. Vũ Đình Ánh)
- Khai thác tối đa tiềm năng kinh tế đêm: Kinh tế đêm - các hoạt động xã hội, văn hóa và sản xuất diễn ra vào khung giờ ban đêm từ 6 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau - đóng vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với việc phát triển vùng/khu vực, mà rộng hơn là mang đến lợi ích cho quốc gia. TPHCM hiện đang có tiềm năng phát triển kinh tế đêm song vẫn chưa được quy hoạch lại để phát huy tối đa tiềm năng. (TS. Phạm Thị Thanh Xuân - ThS. Huỳnh Thị Ngọc Lý, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM)
- Khủng hoảng ngân hàng là hệ lụy khủng hoảng kinh tế: Giải Nobel kinh tế 2022 được trao cho Ben Bernanke, Douglas Diamond, và Philip Dybvig, vì những đóng góp của họ trong lĩnh vực nghiên cứu về hệ thống ngân hàng (NH) và khủng hoảng tài chính. Thật trùng hợp, lúc này thế giới đang trải qua  giai đoạn khó khăn và có nhiều lo sợ hệ thống kinh tế sẽ bị khủng hoảng khi hệ thống NH bị đổ vỡ. (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Nền kinh tế phải khắc chế sự hoảng loạn: Những trục trặc từ tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng (NH) có thể dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn khủng hoảng tài chính. Tâm lý hoảng loạn của cá nhân trong một đám đông hoảng sợ sẽ là mối đe dọa, nếu cơ quan điều hành chính sách không có giải pháp đảm bảo và kịch bản ứng phó. Cùng với đó là việc hệ thống NH và thị trường trái phiếu khu vực tư nhân trở nên sôi động thời gian gần đây. Điều này cho thấy quá trình phát triển của các “mắt xích” này có minh bạch, lành mạnh và bền vững? Liệu đây là những kênh huy động vốn bổ sung hay loại trừ lẫn nhau trong thị trường tài chính? (Tô Công Nguyên Bảo, Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
- TPHCM: Cách tiếp cận mới cho “đầu tàu” kinh tế: Tại hội nghị Thành ủy TPHCM mới đây, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, cho biết thay vì chính sách đặc thù, TPHCM sẽ đề xuất với Trung ương chọn TPHCM làm thí điểm thực hiện những vấn đề mới. Đây là cách tiếp cận mới, khác với những gì nhiều nhà lãnh đạo, chuyên gia đặt ra cho TPHCM. Về cách tiếp cận mới của Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, trong bối cảnh hiện nay đó là cách tiếp cận tốt nhất, đúng nhất, dễ chấp nhận và mềm dẻo. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý đất đai: Phân quyền, phân cấp cũng như đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, bên cạnh giúp người dân rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, còn phát huy tốt hơn nữa nguồn tài nguyên đất, đưa nguồn tài nguyên đất đai vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và TPHCM nói riêng. (Bình Minh)
- Chính sách tiền tệ thắt chặt hỗ trợ giá trị VNĐ: Với ưu tiên chính sách hàng đầu kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, chính sách tiền tệ (CSTT) đã chọn hướng thắt chặt thông qua việc tăng lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động dưới 6 tháng, để hỗ trợ cho giá trị VNĐ. Song hệ quả mặt bằng lãi suất huy động chịu áp lực tăng và đã lan truyền sang lãi suất cho vay. (Cát Tường)
- “Cởi trói” đầu tư cho ngành dầu khí: Với đặc thù có vốn đầu tư lớn, rủi ro lại cao, lại chịu sự chi phối của luật pháp Việt Nam và tuân theo các thông lệ quốc tế, nên việc triển khai đầu tư các dự án dầu khí, trong đó có các dự án ở lĩnh vực thượng nguồn (thăm dò khai thác dầu khí) đang gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân do sự chồng chéo về văn bản quy phạm pháp luật, không còn phù hợp trong môi trường đầu tư đang có nhiều thay đổi. (Lưu Thủy)
- Đừng “kéo” Chính phủ vào các tranh chấp: Chủ đề quy định vai trò, chức năng và nhiệm vụ cho PVN như thế nào trong dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi đã được bàn thảo rất nhiều lần. Bởi trong quá trình triển khai thực hiện đã xuất hiện một số phát sinh, như NĐT nước ngoài cho rằng PVN chỉ đứng ra ký kết, còn khi tranh chấp xảy ra lại kéo Chính phủ vào. Điều này cũng do Chính phủ không tách ra được khỏi trách nhiệm của các hợp đồng dầu khí. (Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam)
- Mở rộng vai trò đầu tư cho PVN: Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi đã đưa một số nội dung của Nghị định 95/2015/NĐ-CP, nâng cấp chức năng nhiệm vụ của PVN, có thể xem như là luật mới, nên cần 2 nghị định để hướng dẫn thực hiện chi tiết hơn. Sau khi xem xét dự thảo, tôi cho rằng cần những quy định cụ thể hơn nữa. (Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam)
- Phân định rõ ràng vai trò PVN: Luật Dầu khí sửa đổi cần loại bỏ rào cản để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho NĐT. Khi sửa đổi, nguyên tắc phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và khả thi. Phải nhận diện được đặc thù của ngành để đưa vào luật hóa. PVN là DNNN có chức năng quản lý nhà nước hay không, dù theo dự thảo luật là giúp Nhà nước quản lý nguồn tài nguyên quốc gia, nên lần sửa đổi luật cần phân định rõ. (TS. Nguyễn Văn Tuân, Ủy viên BCH Hội Luật gia Việt Nam)
- Kênh tiền gửi đang được “đốt nóng”: Trong lúc các kênh đầu tư như ngoại tệ, vàng vẫn yên ả, kênh chứng khoán, bất động sản (BĐS), trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) rơi vào vùng ảm đạm, trong khi các NHTM lại đang vào guồng tăng lãi suất huy động (LSHĐ). Kênh tiền gửi từng kém hấp dẫn trong một thời gian dài, thì cuối tháng 9 và đầu tháng 10 không chỉ được hâm nóng mà còn bước lên vị thế kênh đầu tư hấp dẫn nhất thị trường. (Đỗ Linh)
- Vốn ngoại chưa hẳn rời bỏ TTCK Việt Nam: Cuối tuần qua, dòng vốn ngoại bất ngờ giải ngân mua vào ồ ạt trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ngay khi VN-Index chạm mốc 1.000 điểm, thậm chí phiên ngày 12-10 mua ròng tới trên 1.200 tỷ đồng giá trị cổ phiếu ở sàn HoSE. Như vậy sau tháng 9 bán ròng khá lớn, đây là động thái mới khác lạ giữa bối cảnh áp lực tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) khiến đồng USD tăng giá mạnh trên toàn cầu. (Nguyên Hà)
- Tham vọng “kinh doanh mọi thứ” của Masan?: Sự cố rau chợ dán nhãn rau VietGAP vào chuỗi siêu thị Winmart và dự báo kém khả quan về mảng kinh doanh thịt heo,  đã khiến nhiều cổ đông bắt đầu đặt dấu hỏi về tham vọng “kinh doanh mọi thứ” của CTCP Tập đoàn Masan (MSN). (Kim Giang)
- Thực phẩm vào siêu thị: Ai kiểm soát, ai chịu trách nhiệm?: Sự việc rau từ chợ, nấm của Trung Quốc được dán mác VietGap đưa vào một số chuỗi bán lẻ như Winmart, Bách Hóa Xanh, Tiki Ngon, 3 Sạch… đã khiến người tiêu dùng (NTD) hoang mang. Cơ quan quản lý đã vào cuộc, các siêu thị có hàng “bẩn” đã xin lỗi và ngưng nhập hàng từ các nhà cung cấp thiếu trung thực. Thế nhưng, việc kiểm soát chất lượng thực phẩm đầu vào của siêu thị đến nay vẫn là câu hỏi lớn. (Thanh Lâm)
- Ngành mía đường khó khăn trong tương lai gần: Kể từ tháng 6-2021, Việt Nam đã áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với đường Thái Lan 42,99% và chống trợ cấp 4,65%, tổng cộng 2 loại thuế đạt 47,64%, với hiệu lực 5 năm. Tuy nhiên, sau đó đường nhập lậu Thái Lan hoạt động mạnh mẽ trở lại kể từ sau khi hội nhập ATIGA năm 2020. (Phạm Tuấn)
- Hành trình ẩm thực tháng 10 của quý cô (Phương Hằng)
- Quản gia Robot (Nhã Trúc)
- Cảnh báo nguy cơ trẻ hóa bệnh tăng huyết áp (GS.TS.BS Trương Quang Bình, Giám đốc Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Khám phá Bali: Hành trình 7 ngày khám phá thiên đường du lịch Bali (Indonesia) với những thắng cảnh đầy mê hoặc như: Diamond Beach (Biển kim cương),  Núi lửa Batur, Broken Beach (cổng tò vò)… đã để lại cho chúng tôi xúc cảm mạnh. Cùng với đó, những nét văn hóa Hindu giáo từ kiến trúc đến trang phục, ẩm thực cũng để lại ấn tượng trong lòng du khách. (Văn Hải-Duy Nguyễn)
- Châu Âu “mỏi cổ ngóng” nguồn năng lượng từ Mỹ: Ngày 25-3, Mỹ công bố thỏa thuận tăng các lô hàng khí đốt tự nhiên nhằm giúp châu Âu loại bỏ sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Thỏa thuận này và những cam kết khác là nền tảng quan trọng để châu Âu có thể vững tâm đứng lên đối đầu với Nga, tung ra các biện pháp trừng phạt Moscow liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. (Văn Cường)
- Ben Bernanke: Anh hùng hay tội đồ?: Khi cựu Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2022, ông đã nhận được những lời ca ngợi và cả chỉ trích. Nhiều người tin ông đã giải cứu nền kinh tế Mỹ trong cuộc khủng hoảng 2008-2009, nhưng có người lại cáo buộc ông không làm đủ để ngăn chặn khủng hoảng xảy ra, đã đẩy Mỹ rơi vào lạm phát nghiêm trọng hiện nay. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác