Đón đọc ĐTTC số 172 phát hành thứ hai ngày 24-10-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 172 phát hành ngày 24-10-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 172 phát hành thứ hai ngày 24-10-2022
- Chọn lọc đầu tư cho DNNN đủ tầm: Có một nghịch lý là hiện nay trong nhiều lĩnh vực đang có khoảng trống mà doanh nghiệp tư nhân (DNTN) chưa vào, trong khi DN nhà nước (DNNN) có nhiều lợi thế và làm được nhưng lại không được phép làm, nên nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Do vậy nhiều ý kiến cho rằng để phát triển nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế, việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của DNNN - lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, là phải mở hơn nữa cho DNNN nhưng có chọn lọc. 
- “Giải phẫu” chuyện người lao động bỏ việc: Bộ Nội vụ cho biết, trong hơn 2 năm qua có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, chuyển việc sang khu vực tư, chiếm gần 2% tổng biên chế. Vậy những nguyên nhân nào khiến người lao động (NLĐ) bỏ việc ở các cơ quan hành chính sự nghiệp ra bên ngoài? (TS. Nguyễn Minh)
- Chờ metro, chờ đến bao giờ…?: Dự án tàu điện metro đầu tiên của Việt Nam đã được khởi động từ hơn 1 thập niên. Sau nhiều lần trễ hẹn, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên lại được gia hạn thời gian hoàn thành thực hiện và thi công vào khoảng cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024, theo tính toán các nhà thầu. Thế nhưng, mới đây khi còn là Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Nguyễn Văn Thể, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo xin lùi thời gian hoàn thành tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên tới 2028. Người dân TPHCM đã thực sự trải qua không ít cảm xúc từ hồi hộp đến lo lắng, và không biết còn phải chờ đợi metro đến bao giờ? (Gia Quan)
- Sẵn sàng các kịch bản “kích hoạt” khi cần thiết: Báo cáo của Chính phủ về kinh tế-xã hội năm 2022 và kế hoạch 2023 tại phiên khai mạc Quốc hội, cho thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có sự phục hồi tích cực kể từ đầu năm 2022. Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận năm 2023 thách thức, khó khăn sẽ nhiều hơn, đòi hòi công tác chỉ đạo, điều hành phải hết sức linh hoạt. (Phan Thảo)
- Hỗ trợ để có các doanh nghiệp “sếu đầu đàn”: Kinh nghiệm của nhiều quốc gia thực hiện công nghiệp hóa thành công đều có vai trò của hệ thống doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN quy mô lớn như là những “DN đầu tàu” hay “sếu đầu đàn” để tạo ra hệ sinh thái dẫn dắt sự phát triển của các DNNVV tham gia chuỗi sản xuất. Hãy coi việc tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho DN là nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Từ đó mới khơi thông các điểm nghẽn, huy động, giải phóng các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển theo hướng thông thoáng, thuận lợi, an toàn và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế... (Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư)
- Kỳ vọng năm 2025 có 10 doanh nghiệp 5 tỷ USD: Thực tế nhìn nhận doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chưa thể hiện rõ vai trò nổi bật trong việc dẫn dắt, tạo động lực, thúc đẩy các thành phần khác phát triển, thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị gia tăng và còn yếu ở những ngành có ảnh hưởng, nên chưa nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và nâng tầm hệ thống DN Việt Nam. (Linh Đan)
- Chủ động ứng phó suy thoái kinh tế toàn cầu: Sự thay đổi chính sách với tốc độ và cường độ ngày một mạnh bởi chính phủ các quốc gia có nền kinh tế lớn dưới tác động của nguy cơ suy thoái, sẽ tạo áp lực mạnh mẽ hơn đối với chính sách tài chính, tiền tệ của Việt Nam. Điều này buộc Việt Nam phải có các chính sách điều chỉnh linh hoạt, kịp thời để giảm sốc cho nền kinh tế, doanh nghiệp (DN) và người dân. (TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam)
- Phát huy mô hình kinh tế nội lực: Để đối phó với lạm phát cao, hàng loạt quốc gia chạy đua tăng lãi suất, bất chấp lãi suất cao có thể đẩy nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái. Tuy Việt Nam liên tục có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, song vẫn chưa phát huy hết tiềm năng và chất lượng tăng trưởng, cũng như phân bổ kết quả tăng trưởng còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, sự phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư và thị trường nước ngoài, nên sự chủ động trong hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô của nước ta bị hạn chế đáng kể. (TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế) 
- Điểm nghẽn đầu tư vào Củ Chi ở đâu?: Ngày 12-10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM đơn vị 10 đã có buổi tiếp xúc với cử tri 2 huyện Củ Chi, Hóc Môn trước thềm kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 15. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu TPHCM cùng Củ Chi giải quyết rốt ráo, dứt điểm tình trạng quy hoạch treo để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Trở lại vùng “đất sốt” Củ Chi: Củ Chi hơn 1 năm qua được xem là vùng “đất sốt” ở phân khúc đất vườn, đất nền, đất nông nghiệp… khi địa phương này xuất hiện thông tin sẽ nâng cấp lên TP, nhất là sau hội nghị xúc tiến kêu gọi đầu tư với sự chủ trì của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, cùng với xu hướng của thị trường, vùng “đất sốt” nay đã trở lại nhịp sống thường ngày. (Đỗ Trà Giang)
- Chứng chỉ tiền gửi có còn hấp dẫn?: Cuộc đua huy động vốn của các NHTM đang được đốt nóng và diễn ra trên diện rộng, các chiêu bài hút tiền gửi cũng được tung ra. Một trong số đó là chứng chỉ tiền gửi (CCTG) lãi suất cao. Song khác với các năm trước, hoạt động phát hành giấy tờ có giá như CCTG hiện tại không đuổi kịp sản phẩm tiết kiệm bởi lãi suất huy động (LSHĐ) tiền gửi đang tăng tốc từng ngày. (Đỗ Linh)
- Thị trường trước bài toán khan tiền nhàn rỗi: Thanh khoản trên thị trường chứng khoán (TTCK) liên tục sụt giảm mạnh được nhìn nhận là do những ảnh hưởng từ chính sách lãi suất của các ngân hàng trung ương (NHTW) các nước trước biến động địa chính trị hiện nay. Để ứng phó với thế giới trở nên bất định và khó dự đoán, nhiều chuyên gia cho rằng chính sách của Việt Nam cần có những tính toán trong việc điều hành tỷ giá và thúc đẩy giải ngân đầu tư công. (Minh Đức)
- Cổ phiếu bất động sản mất sức hút vì trái phiếu: Thị trường bất động sản (BĐS) đang trong giai đoạn khó khăn, do chính sách tiền tệ thắt chặt và thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) gặp khó. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhóm CP BĐS mất đi sức hấp dẫn vốn có. Thời điểm cuối năm nay và 2 năm tiếp theo sẽ là giai đoạn không dễ dàng về dòng tiền đối với DN BĐS có TP đáo hạn. Đặc biệt, DN quy mô vừa và nhỏ, chất lượng tài sản không cao sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để xoay vòng. (Kim Giang)
- Cầm cố bất động sản: “Lệch pha” trong luật: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể về việc cầm cố tài sản nói chung (trong đó có tài sản là bất động sản - BĐS), nhưng trong Luật Đất đai năm 2013 lại không quy định về quyền cầm cố quyền sử dụng đất. Sự “lệch pha” trong quy định cầm cố tài sản (quyền sử dụng đất) giữa Luật Đất đai 2013 với Bộ luật Dân sự 2015 đã gây nên những tình huống khó xử khi xảy ra các tranh chấp. (Lưu Thủy)
- Hàng Việt ở châu Âu khiêm tốn, dù có EVFTA: Sau hơn 2 năm kể từ khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực, thương mại song phương đã tăng trưởng tích cực. Song thị phần hàng hóa của Việt Nam ở EU vẫn còn rất khiêm tốn. Vì sao như vậy? (Đức Mạnh)
- Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc: Kể từ giữa tháng 6 đến nay, giá đậu nành thế giới nằm trong xu hướng giảm, do tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp đồng thời của 2 yếu tố cơ bản: nguồn cung tăng mạnh trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ không chắc chắn. (Phạm Tuấn)
- Đêm tiệc ma quái tại Khách sạn Sheraton Saigon (Phương Hằng)
- Mãn nhãn tuyệt phẩm Microsoft Surface 2022 (Nhã Trúc)
- Bồng bềnh đầm Vân Long: Những khối núi đá vôi đen nhám, thâm nghiêm in hình bóng nước. Cò, vạc tung bay trên các cành cây, ngọn cỏ hoang sơ. Chiều về, đàn trâu ngâm mình dưới làn nước mát lành… Tất cả khung cảnh thanh bình và tươi đẹp ấy cuốn hút rất nhiều du khách đến trải nghiệm tại đầm Vân Long (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). (Nguyễn Hường)
- Sức mạnh của tin đồn đẩy Credit Suisse trở thành cổ phiếu meme: Meme là loại cổ phiếu lên xuống theo tin đồn trên mạng xã hội, tức cổ phiếu tăng không phải do công ty hoạt động tốt. Thế nhưng, vì sao Credit Suisse - một trong những thương hiệu ngân hàng lớn và lâu đời nhất của Thụy Sĩ, có uy tín trên toàn cầu, thời gian gần đây bị lao dốc khi cổ phiếu của nó bị coi là meme? (Vĩnh Cẩm)
- Ai thay thế bà Truss làm Thủ tướng Anh?: Mới tháng trước, Liz Truss nói với người Anh rằng họ có thể "vượt qua cơn bão" trong bài phát biểu đầu tiên của bà với tư cách là Thủ tướng - giờ bà đã từ chức. Người thay thế bà sẽ xuất hiện trong cuộc bầu cử lãnh đạo đảng Bảo thủ dự kiến ngày 28-10 tới. Một số hãng tin ở Anh đã tổng hợp dự báo về các nhân vật có thể thay thế bà Truss để trở thành Thủ tướng kế tiếp của Anh. (Ánh Vân)
 Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác