Đón đọc ĐTTC số 173 phát hành thứ hai ngày 31-10-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 173 phát hành ngày 31-10-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 173 phát hành thứ hai ngày 31-10-2022 ảnh 1

- Sức ép tỷ giá đã hiện hữu: Một loạt hành động của NHNN tuy phần nào ghìm cương tỷ giá, nhưng lại kích hoạt cuộc đua tăng lãi suất trong bối cảnh thanh khoản VNĐ đang căng thẳng. Cuối tuần trước, nhiều NHTMCP đã niêm yết mức lãi suất gần 9%/năm, thậm chí vượt 9%/năm. Điều này sẽ trực tiếp tác động đến lãi suất cho vay. Như vậy, lãi suất huy động vẫn chịu áp lực tăng trong thời gian tới khi yêu cầu “bảo vệ” tỷ giá vẫn còn đặt ra, có nghĩa việc tăng lãi suất cho vay là điều khó tránh.

- Giải pháp nào cho nhà kính Đà Lạt: TP Đà Lạt vốn không có bất cứ tài nguyên thiên nhiên nào, nên không phát triển được công nghiệp. Đà Lạt chỉ có 2 thế mạnh là du lịch và trồng cây ăn trái, hoa tươi. Cả 2 thế mạnh này lại có quan hệ mật thiết với nhau. Thế nhưng Đà Lạt đang phải đối mặt với câu hỏi rất khó trả lời: bỏ nhà kính hay không?  (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)

- Rửa tiền xuyên biên giới: “Đại dịch” của các nền kinh tế: Trong một sự kiện về tội phạm kinh tế bên lề hội nghị G20 tại Indonesia, tôi có dịp gặp lại những người bạn một thời cùng nhau làm việc trên các dự án phòng chống rửa tiền (PCRT) và tội phạm tài chính tại châu Âu. Chúng tôi cùng nhau thảo luận về các thủ đoạn rửa tiền đã và đang xuất hiện trong giai đoạn sau đại dịch Covid, và đồng thuận với nhau dù mang bất cứ hình thái nào, rửa tiền có yếu tố xuyên biên giới đang là “đại dịch” của các nền kinh tế. (Thomas Hung Tran, Chuyên gia phòng chống rửa tiền từ Anh quốc)

- Hệ thống ngân hàng phải là hạt nhân trong phòng chống rửa tiền: Hoạt động rửa tiền chủ yếu qua hệ thống ngân hàng, nên các nhà băng có vai trò rất quan trọng, là hạt nhân trong thực hiện phòng chống rửa tiền (PCRT). Việc cải thiện hiệu quả của hệ thống PCRT hết sức cần thiết cho một nền kinh tế đang phát triển và hội nhập mạnh mẽ như Việt Nam. Tuy vậy, các quy định mới cũng cần chú ý đến việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng dịch vụ tài chính, tránh lạm dụng trong việc báo cáo cơ quan quản lý giám sát, và nên tập trung chủ yếu vào các tổ chức tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Cùng với đó là hợp tác trao đổi chủ động, tích cực với các tổ chức quốc tế trong việc PCRT. (PGS.TS Võ Đình Trí)

- Những vụ án rửa tiền nổi cộm: Theo Văn phòng Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC), hoạt động rửa tiền khiến thế giới thiệt hại mỗi năm tính đến năm 2020 khoảng 2-5% GDP, tương đương 2.000 tỷ USD, lớn hơn GDP của rất nhiều quốc gia. ĐTTC nêu một số vụ rửa tiền lớn trên thế giới. (Vinh Trang)

- Tiền ảo là “động vật rất nguy hiểm”, cần gấp khung pháp lý: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ quan điểm khi tham gia thảo luận tại Quốc hội về dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi): “Tôi rất sốt ruột, khi ta chưa công nhận tiền ảo nhưng trên thực tế vẫn giao dịch, phải nghiên cứu cách xử lý thế nào cho phù hợp”. Bài viết dưới đây không bàn về khía cạnh công nghệ, mà chỉ tìm cách phác họa một vài vấn đề kinh tế tiền tệ của tiền ảo cũng như đặt ra vài hàm ý chính sách có liên quan. (GS.TS Trần Ngọc Thơ, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia)

- Phòng chống rửa tiền, quy về một đầu mối: Sau khoảng 10 năm thực thi, Luật Phòng chống rửa tiền (PCRT) 2012 và các văn bản hướng dẫn đã bộc lộ những bất cập cần được chỉnh sửa, bổ sung. Và dự thảo Luật PCRT (sửa đổi) gồm 4 Chương, 65 Điều đã được thảo luận tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 15. Bên cạnh những nội dung mới bổ sung sửa đổi hợp lý và khả thi, theo tôi dự thảo nên tập trung vào một số nội dung. (TS. Vũ Đình Ánh)

- Phòng ngừa “rửa tiền” thông qua tiền ảo: Thảo luận dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền - PCRT (sửa đổi) tuần qua được các đại biểu (ĐB) Quốc hội cho rằng việc sửa đổi là cần thiết. Tuy nhiên, do tính chất của hoạt động rửa tiền rất đặc thù, nên việc xây dựng các quy định phòng ngừa rất quan trọng, đặc biệt liên quan đến tiền ảo. (Hà My)

- Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống rửa tiền: Một vấn đề đáng báo động hiện nay trong an ninh mạng liên quan đến tài chính - tiền tệ, là đã xuất hiện dấu hiệu những hành vi rửa tiền (có thể xuyên biên giới). Hiện nay hình thức rửa tiền của các đối tượng được thực hiện rất tinh vi, quy mô lớn với tổng lượng tài sản lên đến hàng ngàn tỷ đồng, với nhiều hình thức nhằm lách luật. Các cơ quan chức năng liên tục phát hiện và xử phạt nhiều vụ rửa tiền lớn. Do đó, Luật Phòng, chống rửa tiền (PCRT) 2012 cần sớm được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện thêm, phù hợp với tình hình thực tiễn và tiệm cận với những quy định của quốc tế. (LS. Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law)

- Ẩn sau tín hiệu kinh tế phục hồi là nỗi lo: Những động lực thúc đẩy truyền thống như chính sách tài khóa, tiền tệ gần như hết dư địa. Do vậy không gian cho tăng trưởng thời điểm này chính là đẩy mạnh cải cách thể chế, tháo bỏ rào cản nhằm tạo thuận lợi đối với đầu tư kinh doanh, rất cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Và đây cũng là yếu tố duy nhất còn lại có thể thúc đẩy tăng trưởng. Các chính sách tài khóa và tiền tệ đang tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, ưu tiên chống lạm phát nên khó thúc đẩy tăng trưởng. Nhìn về các động lực tăng trưởng thì cầu trong nước sẽ giảm do thắt chặt chi tiêu (trước đây có lẽ các khoản lợi khổng lồ từ bất động sản và chứng khoán đã phần nào chuyển sang ô tô, các hàng hóa cao cấp, các chuyến du lịch….), cầu đầu tư giảm, xuất khẩu giảm tốc… (TS. Nguyễn Đình Cung)

- Thủ tục chưa thông, dòng tiền bị siết, giá nhà tăng cao: Có thể nói trong vòng hơn chục năm trở lại đây, chưa có lúc nào các nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản (BĐS) khó khăn như hiện tại. Dịch bệnh, thủ tục dự án bị đình trệ, siết tín dụng… dẫn đến giao dịch trên thị trường bị tắc nghẽn. Và lẽ đương nhiên mọi kiềm hãm buộc giá nhà phải tăng, thậm chí tăng rất cao so với sức mua, bất chấp nỗ lực của Chính phủ và các địa phương đưa ra thị trường các dự án nhà giá rẻ để đáp ứng nhu cầu người lao động thu nhập thấp. (Đỗ Trà Giang)

- Vẫn kỳ vọng đầu tàu kinh tế TPHCM: “TPHCM sẵn sàng xung phong thí điểm chính sách mới chưa có tiền lệ để làm cơ sở nhân rộng về sau…”. Đó là thông điệp được phát đi trong các buổi làm việc giữa lãnh đạo TPHCM với lãnh đạo cấp cao của Đảng và các bộ ngành trung ương mới đây. Cùng với đó, Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 54 của Quốc hội về những vấn đề phát triển của TPHCM trong thời gian tới, cho thấy TPHCM sẵn sàng trở lại tâm thế vai trò “đầu tàu” kinh tế của cả nước. (Bình Minh)

- Bán lẻ trong bức tranh lợi nhuận nhà băng: Trong bối cảnh tín dụng hạn chế và rủi ro biên lãi ròng (NIM) thu hẹp do lãi suất tăng, các nhà băng đang cho thấy xu hướng tập trung vào các lĩnh vực bán lẻ để tối ưu lợi nhuận năm nay. (Yên Lam)

- Tiền không thiếu nhưng vì sao thị trường lao dốc?: Mặc dù kết quả kinh doanh quý III dồn dập được công bố, số liệu cũng khá đẹp, nhưng thị trường lại gần như bỏ qua. Sau gần 2 năm chỉ số đại diện thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là VN Index lại quay xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm. Mặc dù GDP tăng trưởng tốt cũng như các đánh giá dài hạn tích cực, nhưng không khỏa lấp được mối lo trước mắt, đó là nhu cầu vốn để đáo hạn khối lượng trái phiếu khổng lồ sẽ là gánh nặng cho TTCK. (Nguyên Hà)

- Cổ phiếu ngân hàng lao đao vì trái phiếu: Dù kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt, nhưng áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) lại là yếu tố khiến các mã ngân hàng (NH) bị bán ra mạnh. Thậm chí, nhiều mã cổ phiếu (CP) rơi về vùng giá thấp nhất trong hơn 2 năm trở lại đây do nhà đầu tư (NĐT) lo ngại rủi ro về dòng tiền. (Kim Giang)

- Thị trường bán lẻ Việt đang “nóng lên”: Duy trì tăng trưởng ổn định trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt các nhà bán lẻ ngoại. Nhiều kế hoạch đầy tham vọng đã được hé mở. Cuộc đua trên thị trường bán lẻ Việt thời gian tới sẽ ngày một nóng hơn. (Thanh Lâm)

- Giá bạc khó tăng trong ngắn hạn: Cùng với vàng và đồng, bạc không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp và trang sức, còn là loại hàng hóa có mặt trong rổ danh mục đầu tư, được quan tâm như một loại tài sản có thể lưu giữ giá trị trong những giai đoạn thị trường lo lắng về sự mất giá của những loại tiền tệ fiat. (Phạm Tuấn)

- Sân tập đa năng tại nhà (Nhã Trúc)

- Thận trọng bệnh sưng đau họng (ThS.BS Văn Thị Hải Hà, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

- Giá trị tiếng cười trong đời sống hiện đại: Trào phúng là một thể loại rất đặc thù và cũng rất hiếm hoi trong văn chương. Viết những chuyện bi thương để độc giả khóc, bao giờ cũng đơn giản hơn viết những chuyện hài hước để độc giả cười. Tác giả Lê Thiếu Nhơn có thể xem như một trong số ít cây bút có sở trường về văn chương trào phúng. Sau 2 tập “Người Việt biết đùa” in năm 2007 và “Cơn cao hứng đáng giá ngàn vàng” in năm 2019, ông vừa có thêm tập “Kế hoạch tỏa sáng khắp hành tình” do Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM ấn hành. (Phạm Anh)

- Cú “quay xe” của Thái tử Mohammed: Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lên kế hoạch cho chuyến đi tới Saudi Arabia vào mùa hè vừa qua, các trợ lý hàng đầu nghĩ rằng họ đã đạt được thỏa thuận bí mật với nước này để tăng sản lượng dầu vào cuối năm nay nhằm ổn định giá cả năng lượng. Nhưng sự việc diễn ra sau đó lại khiến các nhà hoạch định chính sách ở Washington “té ngửa”. (Vĩnh Cẩm)

- Thái tử Frederik: Yêu khoa học, thích thể thao: Nhận lời mời của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, và cũng nhân kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đan Mạch, Thái tử Hoàng gia Đan Mạch Frederik và Công nương phu nhân Mary Elizabeth thăm chính thức Việt Nam từ ngày hôm nay 31-10 đến 3-11. (Ánh Vân)

 Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác