Đón đọc ĐTTC số 174 phát hành thứ hai ngày 7-11-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 174 phát hành ngày 7-11-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 174 phát hành thứ hai ngày 7-11-2022 ảnh 1
- Lãi suất đang “nóng”, trái phiếu còn “nóng hơn”: Đó là tựa đề bài viết được tòa soạn ĐTTC bình luận. Thực ra Fed tăng lãi suất là động thái đã được báo trước khi Fed lên kế hoạch, đuơng nhiên NHNN Việt Nam cũng phải toan tính chống chọi trong điều hành. Lẽ ra lúc này thị trường vốn có thể chia sẻ gánh nặng với NH, bằng cách DN sẽ chủ động huy động vốn qua trái phiếu (TP), thay vì phụ thuộc vào các nhà băng để giảm nhiệt lãi suất. Nhưng, thị trường TPDN Việt Nam hiện đang đi vào giai đoạn “đóng băng”, do các quy định phát hành được sửa đổi theo hướng siết hơn, còn lòng tin của người mua TPDN giảm sút. Do vậy, đối với Việt Nam, ở thời điểm hiện tại việc Fed tăng lãi suất có lẽ không thể “nóng” bằng câu chuyện liên quan đến TPDN. 
- Chấm dứt phát triển theo chiều rộng các KCX, KCN: TS. NGUYỄN MINH HÒA cho rằng, lợi thế và thế mạnh từ các khu chế xuất và khu công nghiệp (KCX, KCN) đúng là không thể phủ nhận từ kinh tế đến xã hội. Nhưng lưu ý, ở các nước phát triển ưu thế này có từ những năm 60, còn ở Việt Nam là 20 năm trở về trước. Còn hiện nay đã khác, mô hình truyền thống và công nghệ cũ đã không còn phù hợp. Do vậy chúng ta cần chấm dứt phát triển theo chiều rộng mà cần nâng cấp, sáp nhập theo mô hình phát triển chiều sâu.Tất nhiên, việc thay đổi không phải là một sớm một chiều mà phải có quy trình và lộ trình, nhưng đó là đòi hỏi cấp thiết.
- Khác biệt để cạnh tranh, nhưng liệu có quá “nổ”?: Bạn đọc Thanh Lâm đã gửi về cho ĐTTC một bài viết: Thời gian gần đây trên các mặt báo, các trang mạng xã hội tràn lan thông tin về heo ăn chuối của Hoàng Anh Gia Lai và heo ăn chay của BAF. Thu hút được nhiều sự chú ý có lẽ cũng là bước đầu thành công của hai doanh nghiệp này. Thế nhưng dưới góc nhìn của người tiêu dùng, tôi tự hỏi hai sản phẩm này có thực sự khác biệt hay đã quá “nổ”? 
- Quản lý xăng dầu: Chấm dứt tình trạng “cha chung không ai khóc”: Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), cho rằng việc thống nhất giao toàn bộ công tác quản lý xăng dầu về Bộ Công Thương là hợp lý, bởi quản lý sản xuất và kinh doanh xăng dầu sẽ giúp Bộ Công Thương nắm rõ về giá thế giới, giá trong nước cũng như các chi phí của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xăng dầu, từ đó chủ động trong chính sách điều hành, quan trọng hơn là tránh trường hợp “đẩy” trách nhiệm cho nhau giữa các bộ. Bởi đẩy trách nhiệm cho nhau là không ổn, thị trường sẽ không thể hoạt động bình thường được. 
- Thị trường xăng dầu: Hy vọng và kỳ vọng từ Bộ Công Thương: PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cho rằng sự chồng chéo trong quản lý và “đá bóng” trách nhiệm cho nhau giữa các cơ quan chức năng là nguyên nhân chính dẫn đến những vụ việc “lùm xùm” thị trường xăng dầu trong nước diễn ra thời gian qua. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi hiện nay là phải đảm bảo nguồn cung. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch tìm nguồn hàng phù hợp. Vừa qua xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp găm hàng, ngừng bán là bởi chu kỳ điều hành giá dài dẫn đến giá trong nước và giá thế giới chênh lệch cao. Nếu chúng ta điều chỉnh thời gian điều hành giá nhanh hơn nữa thì thị trường xăng dầu sẽ vận hành ổn định hơn.
- Hoạt động ngoại hối tấp nập trong hệ thống ngân hàng, điều gì đang xảy ra?: TS. LÊ ĐẠT CHÍ, Khoa Tài chính, UEH đã có bài phân tích: Trong những tuần qua, tỷ giá hối đoái đã có những biến động bất thường, nhiều nguyên nhân được phân tích và đều nhìn về nguyên nhân từ chính sách lãi suất của Fed. Tuy nhiên, có một góc nhìn khác khi xem xét dưới những khoản mục giao dịch ngoại hối trong báo cáo của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Đó là ở những NH hoạt động giao dịch ngoại hối lớn lại không phải đến từ những NH “big 4”, hay có thế mạnh trong kinh doanh ngoại hối. Những NH có lượng giao dịch ngoại hối lớn đều là những NH “hạt nhân” của một hệ sinh thái các doanh nghiệp của ông chủ “thành đạt”. 
- “Sức khỏe” DNNN: Nhiều “ông lớn” đưa vào “tầm ngắm": Giữa tháng 10-2022, Chính phủ đã gửi Quốc hội báo cáo về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước (NN) tại các doanh nghiệp (DN) năm 2021. Báo cáo này tổng hợp tình hình “sức khỏe” của 826 DN, trong đó 673 DNNN (476 đơn vị NN giữ 100% vốn và 197 có vốn NN trên 50%) và 153 DN cổ phần có vốn góp NN. Kết quả cho thấy tuy lãi trước thuế của các DNNN năm 2021 tăng 25% so với 1 năm trước, nhưng tổng mức thua lỗ của khối này vượt 50.000 tỷ đồng. (Sơn Thủy)
- Định vị chuỗi cung ứng Việt: Trong cuộc hội đàm ngày 31-10, Tổng bí thư Tập Cận Bình nói với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rằng Bắc Kinh sẽ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững với Việt Nam. Trung Quốc sẵn sàng tăng cường liên kết chiến lược phát triển với phía Việt Nam, tăng cường kết nối giữa 2 nước, và cùng xây dựng một hệ thống chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu bền vững. (TS. Đoàn Duy Khương)
- Gửi tiền online: Rủi ro đã bắt đầu: Gửi tiết kiệm trực tuyến (online) đang được các nhà băng đẩy mạnh thông qua việc áp dụng lãi suất cao hơn so với gửi tại quầy. Song từ sự vụ một khách hàng thông báo mất 2,1 tỷ đồng từ tiền gửi tiết kiệm online đang được cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân từ phía nào, cho thấy rủi ro đã xuất hiện từ những lỗi bảo mật thông tin. (Bảo Trân)
- Giữ chân khách hàng, đừng quên nâng cao bảo mật: Thực hiện các giao dịch cơ bản nhưng không cần đến NH đã rất phổ biến, và hiện tại sở hữu tài khoản NH người dùng chỉ cần vài phút đăng ký trên ứng dụng NH số. Đây là một thành công lớn trong việc chuyển đổi số của các nhà băng. Tuy nhiên, đi cùng với đà phát triển nhanh đó là yêu cầu bảo mật ngày càng cao hơn… (Cát Tường)
- TTCK: “Cháy” tài khoản vì mua “hàng nóng”: Đợt điều chỉnh của thị trường chứng khoán (TTCK) trong những tháng gần đây khiến cho nhóm cổ phiếu (CP) đầu cơ lao dốc mạnh. Nhiều nhà đầu tư (NĐT) đã phải nói lời chia tay với TTCK do “cháy” tài khoản vì các mã CP “nóng” do một “chuyên gia” CK có biệt danh A7 “phím hàng”. (Kim Giang)
- Vì sao dòng tiền “mất hút” trên thị TTCK?: Chuỗi ngày thanh khoản èo uột trên sàn HoSE dưới ngưỡng 10.000 tỷ đồng khớp lệnh/phiên đã kéo dài sang tuần thứ 5 liên tiếp, thậm chí có 4 ngày giao dịch dưới mức 8.000 tỷ đồng, hôm 26-10 thấp kỷ lục còn chưa tới 6.000 tỷ đồng. Ánh hào quang của những phiên 30.000-35.000 tỷ đồng thực ra chỉ cách đây chưa đầy 10 tháng. Tuy vậy, sự mất hút trong thanh khoản là hợp quy luật. (Nguyên Hà)
- Vẫn kỳ vọng những quyết sách mới: Tại phiên họp tình hình kinh tế - xã hội TPHCM tháng 10 và 10 tháng năm 2022, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết TP vẫn có nhiều điểm nổi bật, như tăng trưởng GDP 10 tháng đạt mức 9,97%, cao hơn chỉ tiêu dự báo cho cả năm 9,41%. Với riêng thị trường bất động sản (BĐS), bên cạnh những “mảng tối” TPHCM vẫn có những điểm sáng trong thời gian tới. Và đặc biệt là động thái “thanh lọc” thị trường sẽ làm gia tăng tính minh bạch, thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư. (Bình Minh)
- Khách du lịch Ấn có thay được khách Trung?: Trong bối cảnh các thị trường truyền thống của du lịch Việt Nam, đặc biệt là thị trường Trung Quốc chưa thể sớm phục hồi, thì việc khai phá các thị trường mới là hết sức cấp bách. Và Ấn Độ hiện đang là một trong những thị trường được đánh giá cao về tiềm năng. Liệu ngành du lịch có kỳ vọng khách Ấn sẽ là nguồn thay thế lượng lớn khách Trung Quốc? (Thanh Lâm)
- Thị trường cotton kỳ vọng tạo đáy: Kể từ khi giá các loại hàng hóa nguyên liệu lần lượt tạo đỉnh và đi xuống trong năm nay với nỗi lo sợ suy thoái kinh tế, có thể nói giá cotton (bông vải) là mặt hàng dẫn đầu xu hướng giảm giá trong giai đoạn vừa qua, mức giảm giá lên tới 55%, cao hơn cả mức giảm 54,7% của giá quặng sắt (vốn dẫn đầu mức giảm giá của thị trường kim loại). Tính đến ngày 2-11, giá hợp đồng cotton No.2 kỳ hạn tháng 12 giao dịch quanh mức 78 cent/pound, sau khi tạo đáy vào ngày cuối cùng của tháng 10. (Phạm Tuấn)
- Lưu giữ khoảnh khắc mùa cuối năm (Nhã Trúc)
- Hệ lụy đua chen danh hiệu hoa hậu: Sau khi người đẹp Nguyễn Thúc Thùy Tiên đăng quang Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2021 (Miss Grand International), lại đến người đẹp Lê Nguyễn Bảo Ngọc đăng quang Hoa hậu Liên lục địa 2022, khiến nhiều người ngỡ rằng nhan sắc Việt Nam đã có vị trí đáng kể trên bản đồ thế giới. Thực tế, hàng loạt cuộc thi tuyển chọn người đẹp đang phơi bày không ít chuyện xấu. (Tuy Hòa)
- Huyền ảo Ngũ động Thi Sơn: Tuy nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nhưng tỉnh Hà Nam vẫn có nhiều thắng cảnh hang động lung linh, huyền ảo. Trong đó, Ngũ động Thi Sơn ở thôn Quyển Sơn (xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng) nằm trong quần thể khu di tích lịch sử thắng cảnh Đền Trúc - Ngũ động Thi Sơn được người dân địa phương ví như “động Phong Nha” của Hà Nam. (Nguyễn Văn Công)
- Lula da Silva: Từ Tổng thống đến tù tội, và rồi… Tổng thống: Trong lần đắc cử đầu tiên, ông Luiz Inácio Lula da Silva đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người khi vươn lên từ cậu bé đánh giày nghèo đến văn phòng cao nhất của Brazil: Tổng thống. Ở lần đắc cử hôm 30-10, một lần nữa ông cho thấy khả năng vượt qua nghịch cảnh của mình, khi đi từ phòng giam cách đây 4 năm để giành chức vụ cao nhất ở Brazil lần thứ ba. (Ánh Vân)
- Mỹ nóng bỏng bầu cử giữa kỳ: Ngày 8-11 sắp tới, Mỹ sẽ chính thức bắt đầu cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng thống. Cuộc bầu cử được xem như một cuộc đại trưng cầu dân ý về 2 năm cầm quyền của ông Joe Biden, cũng như sẽ quyết định liệu Đảng Dân chủ có duy trì được thế đa số đang mong manh ở 2 viện Quốc hội hiện nay hay không, từ đó sẽ giúp đoán định khuynh hướng chính sách của siêu cường số 1 thế giới trong 2 năm tiếp theo. (Vĩnh Cẩm)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác