Đón đọc ĐTTC số 175 phát hành thứ hai ngày 14-11-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 175 phát hành ngày 14-11-2022 với nhiều chuyên mục:

- Doanh nghiệp đình đốn, nội lực bào mòn: Đó là tựa đề bài viết được tòa soạn ĐTTC bình luận. Dù chỉ số lạm phát được cho vẫn “trong tầm kiểm soát” cũng chưa hẳn là tin vui. Bởi cái gốc là tâm lý “thắt lưng buộc bụng” xuất hiện trong đại dịch Covid-19 (cả DN lẫn người tiêu dùng) đến nay tuy đã được nới lỏng hơn, nhưng đại bộ phận người dân vẫn còn khó khăn, nên có xu hướng chỉ chi tiêu cho các hoạt động thiết yếu. Thực tế, cầu thị trường vẫn yếu. Hệ lụy này sẽ được cộng hưởng với con số hàng ngàn lao động đã mất việc làm, hoặc có nguy cơ sắp mất việc làm trong những tháng tới, khi sản xuất của DN đình đốn, đơn hàng xuất khẩu không có hoặc bị hạn chế. 

- Nhà ở xã hội hay nhà thương mại giá thấp?: TS. Nguyễn Minh Hòa cho rằng, từ thực tế liên quan đến NoXH hơn 10 năm qua, cho thấy đã đến lúc cần phải định danh lại thế nào là NoXH? Nhà cho người thu nhập thấp hiện nay phải chăng chính là NoTM giá thấp. Vậy vấn đề là nếu 1,4 triệu căn nhà Chính phủ hướng đến chính là NoTM thấp, mọi chuyện có vẻ sáng hơn và mức khả thi cao hơn. Định danh lại một cái tên, nghe chừng đơn giản chỉ là tên gọi, nhưng nó sẽ góp phần làm thay đổi quy trình sản xuất và bản chất một loại sản phẩm mà Nhà nước mong muốn cung ứng, còn người dân có thu nhập thấp chờ đợi.  

- Mô hình “khách sạn vô hạn, lợi nhuận vô hạn, giá đất vô hạn” tiếp tục sống mãi?: GS.TS Trần Ngọc Thơ, Đại học Kinh tế TPHCM, cho biết nói về cuộc khủng hoảng bất động sản (BĐS) hiện nay ở Trung Quốc và phần nào đang diễn ra ở Việt Nam, thật thú vị khi xem một phân tích mới đây trên tờ The Economist. Bài báo ẩn dụ bằng mô hình “khách sạn vô hạn” để chỉ ra bản chất của khủng hoảng BĐS hiện nay. Và rồi đưa ra cảnh báo, các nhà phát triển BĐS đang tạo ra quá nhiều “căn hộ hình thành trong tương lai” khiến cung vượt quá nhu cầu thật. Có quá nhiều thành phố ma căn hộ, không người ở nhưng vẫn tấp nập người mua. Không sao cả, miễn có người mua, quá trình cứ tiếp diễn vô hạn.

- Giữ vững sự ổn định trong bất định: TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nhận định theo báo cáo của Chính phủ với Quốc hội khóa 15 ở đầu kỳ họp thứ 4, cho thấy có nhiều điểm sáng, với việc 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt. Nhưng đến nay có nhiều diễn biến rất mới, thị trường chứng khoán (TTCK) giảm sâu, bất động sản (BĐS) đóng băng, vốn và xăng dầu căng thẳng… Tình hình sẽ còn có những biến động khó lường. Chúng ta cần bình tĩnh chủ động, linh hoạt và kiên định mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đồng thời nâng cao năng lực phân tích, dự báo; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án thích ứng hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả các chính sách.

- Từ sở hữu chéo đến cho vay chéo làm biến dạng dòng vốn”: TS. Lê Đạt Chí, Khoa Tài chính, UEH cho biết việc thúc đẩy tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế kéo dài trong thời gian dài đã làm méo mó dòng vốn vào nền kinh tế. Các ngân hàng (NH) phát hành trái phiếu (TP) cho nhau như là cách để gia tăng quy mô, tín dụng và lợi nhuận… Trong khi đó, thị trường TP do doanh nghiệp (DN) phát hành nhận trái đắng, khi Chính phủ chấn chỉnh lại hoạt động của thị trường này, đồng thời hạn mức tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, đã gây nhiều bất ổn cho hoạt động DN.

- Phải có sự điều chỉnh sau các “cú sốc”: TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH trao đổi với ĐTTC, cho rằng trong sự bất ổn của kinh tế toàn cầu và Việt Nam không là ngoại lệ. Tuy nhiên, số liệu kinh tế của Việt Nam cho thấy đã vượt qua khó khăn. Song thực tế nội tại từ các doanh nghiệp (DN) ở các lĩnh vực đều rất khó khăn, ngân hàng (NH) bị siết room tín dụng và nguy cơ nợ xấu càng xấu hơn, DN khó tiếp cận vốn, lãi suất có xu hướng tăng, huy động vốn từ kênh trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bị chững lại sau các sự cố gần đây… Nửa đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam về vĩ mô tương đối ổn định, đi vào phục hồi, nhưng sang nửa sau đã bị tác động, kéo theo các DN cũng lao đao, tức là cả vĩ mô và vi mô đang gặp nhiều khó khăn. 

- Đừng chỉ nhìn con số “màu hồng”: TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng những thách thức đang đặt ra cho nền kinh tế trong ngắn và trung hạn rất lớn, đã đến lúc cần phải nhìn thẳng vào sự thật của nền kinh tế, thay vì hài lòng với những con số báo cáo “màu hồng”. Thực trạng của nền kinh tế hiện nay là những vấn đề nội tại tích tụ nhiều năm đã đến lúc cần phải giải quyết cùng lúc với những yêu cầu mới đặt ra, trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang xấu đi. 

- Bất động sản vào giai đoạn “lành ít dữ nhiều”: Hàng trăm dự án nhà ở tại TPHCM vướng thủ tục pháp lý bị các doanh nghiệp kêu cứu từ nhiều năm nay, nhưng số dự án được tháo gỡ rất ít. Các kênh huy động vốn như trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bị “đứng hình”, dòng vốn ngân hàng đang siết lại, thị trường chứng khoán lao dốc… làm thị trường vốn đã khó khăn càng trở nên tồi tệ hơn. Các chuyên gia dự báo thị trường bất động sản (BĐS) đang bước vào suy thoái. (Đỗ Trà Giang)

- Nợ xấu đang chờ… xấu thêm: Nợ xấu luôn song hành với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM). Và xu hướng tăng nợ xấu từ hậu dịch Covid-19 chưa được giải tỏa, nay bị bồi thêm từ diễn biến bất lợi của thị trường thời gian gần đây, xem ra áp lực xử lý nợ xấu của các nhà băng sẽ nặng nề hơn, khi dòng tiền cho vay ra không thể quay trở về. (Đỗ Linh)

- TTCK: Nội, ngoại đua nhau bán tháo, rút vốn: Năm 2021, dù nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) bán ròng mạnh nhưng dòng vốn nội vẫn đủ sức “hấp thụ”, thậm chí còn là yếu tố tạo nên sự tăng trưởng ngoạn mục của thị trường chứng khoán (TTCK). Tuy nhiên, trong bối cảnh NĐT nội cũng đua nhau bán tháo khiến cho TTCK không còn là kênh đầu tư hấp dẫn. Đáng ngại nhất là dòng vốn vẫn “miệt mài” rút khỏi TTCK, dù mặt bằng giá cổ phiếu (CP) đã xuống rất thấp. (Kim Giang)

- Vốn tiếp tục “nghẽn” nếu không mở được các “nút thắt”: Mặc dù định giá VN Index đã về mức hấp dẫn so với các giai đoạn trước đây, nhưng thanh khoản dòng vốn đang bị tắc nghẽn và các rủi ro về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang là vấn đề cần được giải quyết để thị trường có động lực phục hồi trở lại. Dòng tiền vào thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp nếu các vấn đề này không được giải quyết. (Thái Hữu Công, chuyên viên chiến lược đầu tư Công ty Chứng khoán KB Việt Nam - KBSV) 

- Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trở trong khó khăn: Thiếu đơn hàng đang ám ảnh nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, nhất là với các nhóm ngành như dệt may, da giày, đồ gỗ… Tình hình này được dự báo kéo dài ít nhất trong quý I-2023. Các DN đang phải nỗ lực xoay trở trong muôn vàn khó khăn. (Thanh Lâm)

- CTCK “khát vốn”, tăng lãi suất để “giữ tiền”: Chỉ số VN Index tính từ đầu năm 2022 đã bốc hơi gần 36% giá trị, đẩy thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam lên ngôi vị số 1 thế giới về độ “xấu”. Cơ hội kiếm lời quá ít mà rủi ro lại cao, trong khi đó sức hấp dẫn của biểu lãi suất huy động liên tục tăng, thậm chí có thể tới trên 9%/năm, khiến nguy cơ dòng tiền từ tài khoản công ty chứng khoán (CTCK) chảy ngược. (Nguyên Hà)

- Nguy cơ nhiều CTCK âm vốn vì margin: Việc công ty chứng khoán (CTCK) cấp margin cho “sếp” của doanh nghiệp (DN) hay các cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, có thể xem là lợi thế kinh doanh, chứng tỏ đẳng cấp của CTCK. Nhưng khi giá CP của nhiều DN lao dốc không phanh, lợi thế này có thể khiến CTCK… khóc ròng. (Thy Nhã)

- Thời điểm chọn lọc cổ phiếu để đầu tư giá trị: Thị trường chứng khoán (TTCK) liên tục lao dốc, thanh khoản sụt giảm, đã tạo áp lực lớn đến nhà đầu tư (NĐT). Đâu là những nguyên nhân của tình trạng này? Các NĐT cũng nên quản trị danh mục an toàn, giữ vững vị thế phân bổ tỷ trọng CP hợp lý. Lựa chọn việc giải ngân, chọn thời điểm tham gia hiện nay có lẽ nên nhìn với quan điểm dài hơi, thay vì giao dịch ngắn hạn. Giai đoạn thị trường hoảng loạn nhiều CP giảm sâu cũng có thể là cơ hội đầu tư, sàng lọc mua vào các CP có chất lượng với mức giá giảm về mức chiết khấu lớn, như NĐT huyền thoại W. Buffett ví von: “Hãy tham lam khi thị trường sợ hãi”. (Lê Đức Khánh, Giám đốc phân tích, Công ty Chứng khoán VPS)

- Món quà độc đáo từ công nghệ (Nhã Trúc)

- Ấn vàng triều Nguyễn và chuyện hồi hương Bảo vật Quốc gia: Ấn vàng triều Nguyễn có khắc dòng chữ “Hoàng đế chi bảo” liệu có thể trở về Việt Nam, sau khi nhà đấu giá Millon tiếp tục dời phiên giao dịch đến ngày 18-11? Xung quanh Bảo vật Quốc gia đang được quan tâm này, có rất nhiều điều phải được nhìn nhận thấu đáo hơn. (Gia Quan)

- Cuộc đua giành vương miện “thủ đô tiền ảo” châu Á: Thị trường tiền ảo vào năm ngoái đã phát triển quy mô lên đến hơn 2.000 tỷ USD, thậm chí có lúc đã chạm mốc 3.000 tỷ USD. Năm nay, tiền ảo đã lao dốc không phanh và tổng vốn hóa thị trường chỉ còn 884,41 tỷ USD (cập nhật ngày 11-11), nhưng đây vẫn là con số khổng lồ và rất nhiều người muốn có phần từ chiếc bánh béo bở này. (Vinh Trang)

- Từ cô bé chăn vịt trở thành nữ tỷ phú: Năm 2017, bà Zhou Qunfei (Chu Quần Phi) được tạp chí chuyên về xếp hạng tỷ phú Forbes tôn vinh là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới, với tài sản ròng đạt 7,4 tỷ USD. Hiện nay (tháng 11-2022), bà Chu nắm giữ khối tài sản trị giá 7,1 tỷ USD. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác