Đón đọc ĐTTC số 176 phát hành thứ hai ngày 21-11-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 176 phát hành ngày 21-11-2022 với nhiều chuyên mục:
- Hai cái sai không thể làm nên một cái đúng: Chia sẻ với ĐTTC, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam, cho rằng việc tháo gỡ các khó khăn cho các DN để hỗ trợ họ tôn trọng những cam kết của họ với các trái chủ là cần thiết. Nhưng không thể bằng cách chuyển “hòn than nóng” này sang hệ thống NH, gây rủi ro thêm cho hệ thống, tạo thêm nỗi bất an cho người gửi tiền, các cổ đông của các tổ chức tín dụng, làm gia tăng sự bất bình đẳng giữa DN lớn và DN nhỏ, siêu nhỏ trong tiếp cận tín dụng, tiếp cận vốn trên thị trường.  
- Vui bóng đá, lo cho nền kinh tế: Bạn đọc Thái Ca cho biết World Cup 2022 là một trong những vòng chung kết sóng gió và kỳ lạ nhất trong lịch sử, từ việc diễn ra vào mùa đông cho đến việc vấp phải nhiều sự phản đối từ các ngôi sao bóng đá, các nền bóng đá lớn, thậm chí mới đây cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter thừa nhận việc trao quyền đăng cai World Cup 2022 cho Qatar là sai. Và ngày hôm qua, 20-11, khi quả bóng của World Cup 2022 là Al Rihla bắt đầu lăn trên các sân cỏ, thì tại nhiều nơi khác vẫn phải đang đau đầu giải quyết các thách thức và hệ quả đến từ dịch bệnh, thiên tai, xung đột vũ trang và cả những rủi ro về khủng hoảng, suy thoái kinh tế. 
- Trung Quốc “quay xe” giải cứu bất động sản: TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh, có bài viết trên ĐTTC cho biết khi đặt chân xuống sân bay Suvarnabhumi ngày 6-11, điện thoại của tôi đã hiển thị một loạt tin nhắn từ các bạn ở Trung Quốc. Đại ý: Chính quyền “quay xe” với chính sách bất động sản (BĐS). Tôi nửa tin nửa ngờ, vì chỉ hơn 1 tuần trước đó, nhiều phân tích của báo chí phương Tây cho rằng chính sách kinh tế của Trung Quốc sẽ không thay đổi đáng kể dưới nhiệm kỳ mới của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tuy nhiên, nhà đầu tư đang cần những cam kết chắc chắn về chính trị để yên tâm đầu tư, điều mà Bắc Kinh đang thiếu. Ông Tập Cận Bình vẫn đang nghĩ nhiều về đường lối “cùng giàu lên” hơn là tăng trưởng kinh tế.
- Doanh nghiệp tư nhân đang “chông chênh”: Hàng loạt rào cản, khó khăn và thách thức đang bủa vây các doanh nghiệp tư nhân (DNTN), ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục hồi và phát triển bền vững của DN, cũng như nền kinh tế trong thời gian tới. Trong đó, thiếu vốn đang là thách thức chung và lớn nhất mà hầu hết DN đang phải đối mặt. (Lưu Thủy)
- Tăng cường “sức khỏe” cho doanh nghiệp: Trong bức tranh kinh tế vĩ mô ổn định, “sức khỏe” DN đang là vấn đề nổi lên đáng quan tâm hiện nay. Nói cách khác, dù bức tranh kinh tế có nhiều khởi sắc, song vẫn có hàng chục ngàn DN đang gặp khó khăn trước những biến động của thị trường. (Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI)
- Đẩy nhanh các gói hỗ trợ: Dù bức tranh vĩ mô khởi sắc, nhưng không ít DN đang rất khó khăn, nền kinh tế còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Tôi lấy thí dụ liên quan đến vấn đề vốn của DN. Việc triển khai thực hiện nghị quyết của Chính phủ về gói phục hồi kinh tế dù có nhiều nỗ lực, nhưng kết quả tương đối khiêm tốn. Toàn bộ nguồn vốn dành cho gói hỗ trợ này tính đến cuối tháng 8 mới giải ngân được khoảng 20%. Hay gói hỗ trợ giảm lãi suất 2%, chỉ 1/3 gói đã được thực hiện. Nếu đẩy nhanh tiến trình, nguồn vốn này có thể là sự tiếp sức hiệu quả cho DN. (TS. Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội)
- Đừng để DNTN bào mòn sức lực: DN Việt Nam chủ yếu là DNNVV, với đặc điểm là tính linh hoạt cao nhưng sức chống chịu kém. Khi gặp khủng hoảng, thường chưa có chiến lược ứng phó và quản trị rủi ro. Con số hàng loạt DN phá sản hay tạm ngừng hoạt động gia tăng trong thời gian qua đã nói lên điều đó. Tôi cho rằng con số này sẽ chưa dừng lại mà sẽ tăng lên trong thời gian tới. (PGS.TS Võ Đại Lược, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu Kinh tế của Thủ tướng)
- Doanh nghiệp “xoay vòng” trong khó khăn: Cuối năm luôn là giai đoạn tăng tốc sản xuất của doanh nghiệp (DN) thuộc nhiều ngành hàng, cả xuất khẩu và bán sản phẩm trong nước. Thế nhưng, năm nay quá nhiều khó khăn đang bủa vây DN đặt họ vào tình thế “xoay vòng” tìm lối thoát. (Thanh Dung)
- Ngành thép trước nguy cơ “tắt lò”: Doanh nghiệp (DN) thép trong nước đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa do cùng lúc đối mặt với quá nhiều khó khăn, từ thị trường bất động sản (BĐS) đình trệ, giá nguyên liệu đầu vào biến động tăng trong khi giá thép đi xuống, cho tới lãi suất tăng cao… (Hải Hồ)
- Chính sách tiền tệ - tài khóa: Cần giải pháp “đặc biệt”: Thị trường tài chính Việt Nam đang trải qua những biến động rất lớn. Tổng dư nợ tín dụng tăng lên khoảng 11,5 triệu tỷ đồng trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cương quyết duy trì trần tăng trưởng tín dụng ở mức 14% so với cuối năm 2021. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam đã lên đến mức 124% GDP, một tỷ lệ cao nhất trên thế giới, điều này dẫn đến nhiều rủi ro cho hệ thống NH và nền kinh tế Việt Nam.  (TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia kinh tế - tài chính) 
- Gỡ khó trái phiếu doanh nghiệp: Giải pháp “153+” hoặc “65-“: Để tìm một giải pháp chung để có thể xử lý trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã và sẽ phát hành hiện nay là bất khả thi. Thay vào đó, cần có sự phân loại TPDN từng nhóm cụ thể và áp dụng các biện pháp đặc thù trên cơ sở “nới” điều kiện phát hành theo Nghị định cũ 153/2020/NĐ-CP (NĐ153) và bổ sung thêm một số điều kiện (153+), hoặc áp dụng theo NĐ65/2022/NĐ-CP nhưng bớt một số điều kiện siết (65-). (TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế) 
- Vì sao TPHCM không có nhà dưỡng lão chất lượng cao: Hiện nay, tại TPHCM người trên 60 tuổi chiếm 9,35% dân số toàn TP. Dự báo đến năm 2030 khi dân số vàng chấm dứt, có thể người cao tuổi chiếm 17% dân số TP. Đó là sức ép vô cùng lớn cho phát triển, và nếu không giải được bài toán này, TPHCM sẽ bị rơi vào khủng hoảng thiếu chỗ cư ngụ cho người cao tuổi. Điều ngạc nhiên là TPHCM luôn là nơi đi trước trong hầu hết lĩnh vực, sau đó được tổng kết nhân rộng ra cả nước. Thế nhưng, vấn đề nhà dưỡng lão chất lượng cao lại đang đi sau nhiều địa phương, đặc biệt so với Hà Nội. (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Doanh nghiệp có còn kỳ vọng vốn tín dụng?: Lâu nay, doanh nghiệp (DN) chủ yếu sống dựa vào vốn NH. Nhưng thời gian qua dòng vốn này bị cạn do vướng room tín dụng. Một số DN chuyển hướng phát hành trái phiếu (TP), nhưng sự cố liên quan đến TP xảy ra tại một vài DN khiến kênh huy động vốn này chững lại. Những tháng cuối năm rất cần vốn, liệu DN có kỳ vọng vào vốn NH khi lãi suất lên cao, và muốn vay cũng không hề dễ. (Cát Tường)
-TTCK: Lịch sử 2008 có lặp lại 2022?: Năm 2007, khi nhà đầu tư (NĐT) kỳ vọng về sự khởi sắc của thị trường chứng khoán (TTCK) trong năm 2008, loạt biến cố bất ngờ xảy ra khiến VN Index lao dốc “không phanh”. Liệu rằng lịch sử của năm 2008 có lặp lại, khi những diễn biến trên TTCK thời điểm hiện tại không khác mấy so với cách đây 14 năm. (Kim Giang)
- Lòng tham sẽ giải cứu thị trường chứng khoán: Chuỗi ngày lao dốc không phanh của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam gần đây đi liền với hàng trăm cổ phiếu (CP) mất thanh khoản mỗi ngày, gợi nhớ lại giai đoạn khủng hoảng 2008. Đã có những ý tưởng “giải cứu” thị trường như thu hẹp biên độ, nhưng lịch sử đã cho thấy các biện pháp hành chính đều không có tác dụng mà chỉ làm tình hình tệ hơn. TTCK chỉ có thể tự cân bằng khi giá CP giảm đủ nhiều để tương xứng với nguồn vốn sẵn có trong thị trường, từ đó các lực lượng thị trường sẽ tự điều tiết. (Nguyên Hà)
- Vốn đổ vào startup Việt không như kỳ vọng: Năm 2021, Việt Nam ghi nhận dòng vốn kỷ lục đổ vào các startup Việt. 6 tháng đầu năm nay xu hướng này vẫn tiếp đà. Thế nhưng, những tháng cuối năm và bước qua năm mới 2023 trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, liệu startup Việt có còn là thỏi nam châm hút vốn đầu tư? (Thanh Lâm)
- Cứng rắn như thép cũng “khóc ròng”: Kể từ khi TTCK Việt Nam lập đỉnh vào đầu tháng 4 đến nay, chỉ số Vn Index đã giảm từ mức 1.536 điểm xuống chỉ còn quanh mức 960 điểm tính đến ngày 10-11, tương ứng mức giảm 37,5%. Trong đó, ngành thép dẫn đầu về mức độ giảm giá, có thể nói là tuột dốc không phanh, khi đồ thị kỹ thuật của các cổ phiếu không cho thấy mức giá hỗ trợ nào. Chỉ số chứng khoán chung của ngành thép giảm 69,5%, kể từ khi đa số cổ phiếu ngành thép tạo đỉnh trong tháng 3 đến nay. (Phạm Tuấn)
- An tâm chăm sóc trẻ con cùng công nghệ (Nhã Trúc)
- “Thời gian vàng” trong cấp cứu đột quỵ (TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng đơn vị Đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Vẻ đẹp Nam bộ nhìn từ những kiến trúc dân dụng: Kiến trúc dân dụng miền Nam không chỉ là một phần của kiến trúc Nam bộ mà còn phản ánh tâm lý và lối sống của người dân vùng đất mang đậm văn hóa khẩn hoang. Kiến trúc dân dụng miền Nam vừa là hiện thân của những gì đã lùi vào lịch sử, vừa là thực tại hiện hữu trong đời sống hôm nay. Tìm về các di sản kiến trúc dân dụng miền Nam cũng là hành trình khám phá bản sắc dân tộc trong một thế giới đang nhân lên vô hạn những mô hình bê tông, cốt thép. (Gia Quan)
- Chinh phục ao Dong hang Luồn: Không phải sông sâu, không phải núi cao động hiểm, nhưng để khám phá ao Dong hang Luồn (xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), tôi mạo muội dùng từ “chinh phục”. Bởi lẽ thắng cảnh này còn quá nguyên sơ, ngay cả khi đã đặt chân đến trước nơi này, du khách vẫn không tin rằng nơi đây có một địa điểm du lịch tuyệt đẹp. (Nguyễn Văn Công)
- Bất động sản Trung Quốc và Hàn Quốc: “Giải cứu” để ngăn chặn vỡ nợ: Thị trường bất động sản (BĐS) của Trung Quốc và Hàn Quốc đang đứng trước những khó khăn chưa từng có khi doanh số lao dốc, giá nhà sụt giảm. Các nhà chức trách ở Seoul và Bắc Kinh đang nỗ lực để giảm tác động rung chấn từ thị trường này lan sang nền kinh tế. (Văn Cường)
- Gianni Infantino: Nhà cải cách World Cup: Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) Gianni Infantino vừa đắc cử thêm nhiệm kỳ 4 năm. Đây là vị trí ông đã nắm giữ kể từ năm 2016 và ít nhất đến năm 2026. Sau đó, ông có thể ứng cử thêm nhiệm kỳ nữa đến năm 2031. (Ánh Vân)
 Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác