Đón đọc ĐTTC số 177 phát hành thứ hai ngày 28-11-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 177 phát hành ngày 28-11-2022 với nhiều chuyên mục:
- Nỗi lo doanh nghiệp buộc sa thải lao động: Theo ghi nhận của ĐTTC, những tưởng khi đại dịch Covid-19 qua đi, doanh nghiệp (DN) sẽ thoát khỏi khó khăn, người lao động tìm lại được công việc mưu sinh. Nhưng những ảnh hưởng của biến động kinh tế toàn cầu nối tiếp, lại một lần nữa nhấn DN vào biển khó khăn, đẩy hàng chục ngàn người lao động vào vòng xoáy mất việc làm. 
- Sao phải “soi” diện tích nhà ở để được thường trú?: TS. Nguyễn Minh Hòa cho biết việc HĐND TP Hà Nội đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo nghị quyết quy định diện tích nhà ở tối thiểu, khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại Hà Nội quy định đối với nhóm nhà ở có nguồn gốc sở hữu nhà nước, hạn mức diện tích bình quân tối thiểu 8m2; nhóm nhà ở còn lại, diện tích bình quân tối thiểu 20m2 sàn nhà cho 1 người thuê, mượn, ở nhờ. Sau khi thông tin HĐND TP đưa ra dự thảo đã tạo dư luận khá sôi nổi. Tất nhiên, người quan tâm đầu tiên là người nhập cư muốn được đăng ký thường trú hợp pháp lâu dài, và người đang sở hữu nhà cho thuê. Dự thảo có phải làm khó những chủ sở hữu tư nhân và tập thể các loại hình cư trú như nhà, căn hộ, phòng cho thuê mướn? 
- Kinh tế toàn cầu kỳ vọng gì ở Trung Quốc?: PGS.TS Võ Đình Trí cho biết, trong báo cáo triển vọng kinh tế vừa được cập nhật của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 sẽ là 3,1% và sang năm 2023 sẽ là 2,2%. Trong bối cảnh các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu bị mất đà, thì trụ đỡ cho tăng trưởng của năm 2023 là các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Một trong các hy vọng chính là Trung Quốc sẽ sớm mở cửa lại nền kinh tế. Tuy nhiên với những gì đang diễn ra hy vọng cũng khá mong manh.
- Thế giới trong làn sóng “đại sa thải”: Tác giả Vinh Trang cho biết vào cuối tháng 10, Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) cảnh báo nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị toàn cầu, như cuộc chiến ở Ukraine và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng ở Trung Quốc, đang đe dọa thị trường lao động thế giới. 
- Chuyển đổi số, đừng để “chậm chân”: Báo ĐTTC phối hợp với Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) và Khoa Tài chính Trường Đại học Kinh Tế TPHCM tổ chức buổi tọa đàm “CĐS trong lĩnh vực TC-NH: Kinh nghiệm của Hàn Quốc” vào cuối tuần qua. Các chuyên gia cho biết chuyển đổi số (CĐS) đối với nền kinh tế và đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng (TC-NH) sẽ là tất yếu, nếu chậm chân sẽ bị loại khỏi cuộc chơi vì thế giới đang chuyển động rất nhanh. Tại Việt Nam, cho đến nay đã có những bước đi nhanh trong CĐS, trong khi khuôn khổ pháp lý lại chưa theo kịp sự phát triển. Và nếu cứ ở tình thế này sẽ tự triệt tiêu đổi mới, không đưa đổi mới vào nền kinh tế thực. (Yên Lam)
- Ngân hàng số sẽ kết nối ngân hàng với fintech: Ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch HĐQT Ví MoMo, cho biết mô hình của NH số ở Hàn Quốc cũng thú vị để Việt Nam tham khảo, họ có mô hình rất hay, tức họ dùng thông tin tín dụng của Chính phủ kèm theo tất cả các thông tin khác để xây dựng hệ thống đánh giá riêng của từng đơn vị, thông qua đó họ có thể “nói chuyện” với các NH, tức là qua fintech có thể biết lãi suất cho vay với khách hàng tại NH A hay NH B là bao nhiêu. 
- Hoàn thiện hệ thống luật, điều kiện tiên quyết cho chuyển đổi số: TS. Trần Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số, chia sẻ chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng là xu hướng phát triển nhanh trên toàn cầu, trong đó Hàn Quốc đạt được sự phát triển vượt bậc khi không ngừng hoàn chỉnh và thường xuyên cập nhật hệ thống pháp luật về CĐS, cũng như  quyết tâm chính trị của Nhà nước khi nhìn thấy lợi ích đem lại cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp (DN). 
- Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ vẫn còn bỏ trống: Ông Huỳnh Trọng Thận, Giám đốc điều hành Finviet, cho biết khi nói đến số hóa ngành bán lẻ, cũng như việc áp dụng các dịch vụ fintech (công nghệ tài chính) cho nhóm đối tượng là người tiêu dùng liên quan đến lĩnh vực này tại Việt Nam, có thể nhận ra ngay sự khác biệt của kênh hiện đại so với kênh truyền thống. Đó là kênh hiện đại được số hóa tốt hơn khi ứng dụng các dịch vụ fintech nhiều hơn. Thế nhưng, hiện nay kênh truyền thống vẫn đang thống trị với hơn 85%. Vì sao?
- Chứng khoán đã dần ổn định khi có sự can thiệp: Với mức giảm 42% so với đầu năm, VN Index được xếp vào nhóm các thị trường chứng khoán (TTCK) giảm mạnh nhất trên thế giới. Bên cạnh những phiên lao dốc, VN Index còn có những phiên tăng điểm khó tin. Diễn biến bất thường của TTCK trong thời gian qua, sau phản ứng có phần tiêu cực của nhà đầu tư (NĐT), TTCK đã bắt đầu “dễ thở” khi mối quan ngại về chính sách thắt chặt tín dụng dần được gỡ bỏ. (Michael Kokalari, chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital)
- Hậu quả “xây lâu đài trên cát” được cảnh báo từ 2020: Làn sóng bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) từ 2020 (Báo ĐTTC đã có bài cảnh báo số ra ngày 27-7-2020 với tiêu đề “Khi CTCK và ngân hàng lao vào môi giới TPDN”), có công lớn của những cá nhân, nhất là những người gửi tiền tiết kiệm “ngây thơ” đã trở thành nhà đầu tư (NĐT) TPDN. Vì sao nên nỗi? Phẳng chăng mặt bằng lãi suất thấp thì các bánh xe của cỗ máy “xay TPDN” với lãi suất cao và chạy trơn tru thì có thể lôi kéo thêm các NĐT mới. Điều này cho thấy rủi ro của một thị trường tăng trưởng quá nóng được dựa trên nền móng không vững chắc. (Nguyên Hà)
- Doanh nghiệp xây dựng “lao đao” vì bất động sản: Xây dựng là 1 trong những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất từ sự ảm đạm của thị trường bất động sản (BĐS). Thậm chí nhiều mã cổ phiếu (CP) xây dựng còn “lao” hơn nhóm CP BĐS, dù nhận được kỳ vọng tích cực ở thời điểm đầu năm 2022. (Kim Giang)
- Doanh nghiệp địa ốc “gồng mình” bảo vệ thương hiệu: Nhìn lại các đợt khủng hoảng bất động sản (BĐS) 20 năm qua, cứ sau mỗi lần khủng hoảng nhiều nhân tố mới nổi lên, nhưng cũng có không ít doanh nghiệp (DN) một thời lừng lẫy đã biến mất thương hiệu trên thương trường. Và hiện nay hàng loạt ông lớn phải làm mọi cách để tồn tại và bảo vệ thương hiệu vượt qua cơn khốn khó. (Bình Minh)
- Xuất khẩu rau quả vẫn kỳ vọng từ Trung Quốc: Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua, Nghị định thư kiểm dịch quả chuối tươi đã được ký kết. Điều này mở ra triển vọng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc có nhiều tín hiệu tích cực. Cuối năm 2022 ngành rau quả đặt mục tiêu cán đích 3,4 tỷ USD, và kỳ vọng năm 2023 bứt phá tăng trưởng ít nhất 20%. (Thanh Lâm)
- Vui sầu riêng, tránh sầu chung: Anh bạn phóng viên VTV đang thường trú tại Bắc Kinh khoe trên facebook, đi siêu thị Go Shu Hao thấy sầu riêng xuất chính ngạch “Made in Vietnam” chiếm lĩnh các kệ hàng. Dịp giáp Tết này, giá sầu riêng ở Bắc Kinh, Thượng Hải lên đến 600-800 nhân dân tệ/kg, tương đương 2-2,8 triệu VNĐ, khá đắt đỏ nhưng vẫn được người dùng ưa chuộng. Sầu riêng bán được giá, có lời, nhưng vẫn còn đó nỗi ám ảnh chưa quên của các trận nhà vườn khóc ròng “đẫm nước mắt sầu riêng” đã từng xảy ra. (TS. Trần Hữu Hiệp)
- Nhận diện để phục hồi trò chơi dân gian trẻ em: Trò chơi dân gian góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống tinh thần của trẻ em. Trò chơi dân gian của trẻ em thời xưa có những điều rất khác biệt và rất độc đáo. Theo thời gian, nhiều trò chơi mai một dần và có vài biến tấu. Cuốn sách "Trò chơi của trẻ em ở Bắc Kỳ" của Ngô Quý Sơn là tác phẩm đầu tiên viết về trò chơi của trẻ em ở Bắc Kỳ vào đầu thế kỷ 20, khi xã hội truyền thống của người Việt bắt đầu có sự chuyển biến dưới tác động của chính sách cai trị của thực dân Pháp. (Gia Quan)
- Lạc giữa miền biên cương: Bình Liêu là huyện vùng cao của tỉnh Quảng Ninh với đường biên giới dài hơn 43km. Trong ánh nắng đầu đông, cả một vùng núi đồi Bình Liêu ngả vàng màu cỏ úa. Đến mảnh đất này, chúng tôi như được lạc vào miền hoa cỏ hoang sơ, kỳ thú. Khám phá những nét văn hóa bản địa đặc sắc, lạ lẫm càng níu chân du khách ở lại lâu hơn. (Văn Hải-Nguyễn Duy)
- Bài toán kinh tế của World Cup Qatar 2022: Với hơn 4 tỷ USD vốn nước ngoài đổ vào Qatar chỉ trong 10 tháng năm nay, giới chuyên môn tin rằng Qatar sẽ hưởng lợi lớn từ việc đăng cai World Cup - sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh 4 năm 1 lần. Tuy nhiên, Qutar đã đầu tư hàng trăm tỷ USD để chuẩn bị cho giải đấu. Liệu đó có là sự đặt cược quá may rủi? (Vĩnh Cẩm)
- Ronaldo de Lima: Huyền thoại và thực tại: Vào những năm 1990, một cậu bé xuất thân từ bóng đá đường phố đã nhanh chóng trở thành ngôi sao được chào đón nhất thế giới bóng đá, trở thành “hiện tượng” của môn thể thao vua. Đó là Ronaldo Luis Nazario de Lima, một trong những cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất của thế giới. (Vinh Trang)

Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác