Đón đọc ĐTTC số Tân niên phát hành thứ hai ngày 14-2-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số Tân niên phát hành ngày 14-2-2022 với nhiều chuyên mục:
- Doanh nghiệp có hưởng lãi vay thấp như mong đợi?: Lãi suất huy động (LSHĐ) của các ngân hàng thương mại (NHTM) sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần đã tăng thêm 0,3-0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Diễn biến này là điều đã được tiên đoán trước. Trong thời gian dịch bệnh kéo dài, tín dụng trì trệ, LSHĐ đã giảm từ 1-1,5%/năm so với trước đây. Điều này khiến tiền gửi dân cư tại hệ thống NHTM liên tục sụt giảm. Phần lớn dòng tiền này được cho là đã chảy sang các kênh có mức sinh lời cao hơn như chứng khoán và bất động sản.
- Một cái tết không ồn ào, náo nhiệt: Có thể nói chủ đạo tết năm nay là hướng nội. Mọi người tụ tập trong nhà, thu hẹp trong nhóm bạn nhỏ, ngay cả ở nông thôn cũng không có cảnh những nhóm người rồng rắn từ nhà này qua nhà khác chúc tết, cụng ly. Điều thú vị là trên mạng hình thành những nhóm chơi rất tao nhã, nhiều nhất là ở miền Bắc. Nhóm ngâm thơ, bình thơ cổ do một nhà hán nôm nổi tiếng ở Kinh Bắc khởi xướng, đã thu hút hàng ngàn người theo dõi. Hay nhóm chèo do hai mẹ con nghệ sĩ chèo danh tiếng ở Thái Bình biểu diễn được hàng ngàn người hưởng ứng. Hoặc ở Huế có Câu lạc bộ thơ xứ Huế hoạt động xôm tụ trong dịp Tết Nhâm Dần; rồi nhóm họa sĩ, điêu khắc gia giới thiệu tác phẩm mới, nhiều nhất là về hổ. (Hòa Minh)
- Mỹ thâm hụt thương mại kỷ lục, Việt Nam hãy thận trọng: Bộ Thương mại Mỹ ngày 8-2 vừa qua đã công bố thâm hụt thương mại năm 2021 của nước này kỷ lục với giá trị thâm hụt là 859,1 tỷ USD, tương đương mức tăng 27% so với năm 2020. Mặc dù phần lớn báo chí Mỹ chỉ nêu tên Trung Quốc và Mexico, nhưng chúng ta cũng cần biết rằng Việt Nam là nước xếp hạng thứ 3 mà Mỹ bị thâm hụt thương mại. Nếu vấn đề thâm hụt thương mại trở thành tâm điểm của các chính trị gia Mỹ, thì Việt Nam cũng cần có những đề phòng nhất định. (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Mỹ, Trung Quốc vẫn là thị trường chính hàng Việt: Khép lại năm 2021 nhiều biến động, xuất khẩu (XK) hàng hóa của Việt Nam vẫn mang về kết quả đáng ghi nhận. Mỹ và Trung Quốc hiện là 2 thị trường XK lớn nhất của hàng Việt. Tuy nhiên, một số phân tích đang chỉ ra những yếu tố đáng lo ngại với 2 thị trường này. Liệu Mỹ và Trung Quốc có giữ vững vị thế số 1 và 2 với hàng hóa XK Việt Nam? (Đức Mạnh)
- Hành động quyết liệt, không bỏ lỡ các cơ hội: Thời gian, vận hội không chờ đợi ai, chúng ta phải hành động ngay, mạnh mẽ và quyết liệt để không bỏ lỡ các cơ hội, dù là nhỏ nhất. Chúng ta phải phục hồi hiệu quả, phát triển bứt phá để không tụt hậu. 2022 là năm khẩn trương triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nếu chúng ta cứ loay hoay dừng lại quá lâu trước rào cản, thách thức sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển. (Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư)  
- Đổi mới tư duy trong mời gọi, xúc tiến đầu tư: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu sẽ hướng vào đâu? Việt Nam có cơ hội nào trong việc thu hút FDI trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp? Phải đổi mới tư duy và hành động và cần có cuộc đổi mới đồng bộ nền hành chính quốc gia. Từ đó xúc tiến đầu tư có hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho DN nước ngoài đang thực hiện đầu tư ở Việt Nam. (GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN FDI - VAFIE)
- Đột phá hạ tầng giao thông cú hích cho TPHCM: Những năm gần đây việc “đột phá” trở thành mệnh lệnh, khẩu hiệu được nhắc đi nhắc lại trong các bài phát biểu của lãnh đạo các cấp, cũng như tần số xuất hiện dày đặc  trên báo chí, truyền hình. Tuy nhiên, việc đột phá ở khâu hạ tầng giao thông vẫn chưa được suôn sẻ. (PSG. TS Nguyễn Minh Hòa)
- Chứng khoán vẫn sôi động, nhưng cơ hội không dàn đều:
Tiếp nối đà tăng 36% của VN Index trong năm 2021, cùng với triển vọng kinh tế tươi sáng sẽ mang đến sự khởi sắc cho thị trường chứng khoán (TTCK) trong năm 2022. Tuy nhiên, với nhà đầu tư (NĐT) cá nhân, nếu không trang bị đầy đủ kiến thức sẽ đối mặt nhiều rủi ro hơn. (Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital)
- Cao tốc kết nối miền Tây, đừng mãi là kỳ vọng: Để khu vực kinh tế ĐBSCL bứt phá đi lên, giao thông vận tải đóng vai trò trọng yếu. Tuy nhiên, thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông khu vực này hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế. (Lưu Thủy)
- Nguy cơ vỡ tổng vốn đầu tư các tuyến cao tốc:
Cùng với giải phóng mặt bằng (GPMB), vật liệu thi công (VLTC)  là 2 vấn đề lớn nhất ảnh hưởng tới tiến độ thi công các dự án cao tốc Bắc - Nam thời gian qua. Vì vậy, kiểm soát nguồn cung, giá VLTC là cần thiết, nếu không sẽ vỡ tổng vốn đầu tư các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam thời gian tới. (TS. Lê Văn Cư, Viện trưởng Viện Kinh tế Xây dựng, Bộ Xây dựng)
- Chỉ định thầu cũng cần cơ quan giám sát độc lập: Về nguyên tắc quy trình chỉ định thầu và đấu thầu rộng rãi không khác nhau nhiều, nếu cơ quan quản lý nhà nước là Bộ GTVT đưa ra đề bài khách quan, trung thực, hồ sơ chỉ định thầu và hồ sơ đấu thầu rộng rãi không khác biệt nhiều. Quan trọng nhất lúc này là năng lực của cơ quan quản lý dự án và cơ quan nào giám sát quá trình chỉ định thầu các dự án. (TS. Nguyễn Việt Hùng, nguyên Vụ trưởng Cục Quản lý đấu thầu, Bộ KH-ĐT)
- Khôi phục “kinh tế mặt tiền liền sau bếp”: Du lịch là “kinh tế mặt tiền” chịu ảnh hưởng đầu tiên, nặng nề và dai dẳng do đại dịch Covid-19 kéo dài 2 năm qua. Tuy nhiên, ngành công nghiệp không khói này đang là điểm sáng, tạo ra bứt phá trong các kịch bản phục hồi kinh tế của các địa phương và cả nước. (TS. Trần Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL)
- Lợi thế các nhà băng có còn trong 2022?: Dịch bệnh Covid-19 kéo dài, đặc biệt đợt dịch lần thứ 4 trong năm 2021 đã tác động nặng nề đến hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề. Trong bối cảnh đó, ngành NH trở thành điểm sáng khi bảng thống kê lợi nhuận vẫn đầy sắc màu lạc quan. Vậy NH đã làm ăn thế nào trong năm dịch bệnh 2021? (Đỗ Linh)
- Dòng tiền không còn dễ dãi trong 2022?: Sự bùng nổ số lượng NĐT cá nhân trong nước năm 2021 đã gây ấn tượng mạnh, tạo đột biến kỷ lục về thanh khoản trên TTCK. Có nhiều yếu tố thuận lợi trong 2 năm qua khuyến khích dòng tiền đổ vào CK, nhưng điều đó khó kéo dài. (Nguyên Hà) 
- MWG có “đủ sức” tham vọng bán lẻ đa ngành?: Trong nỗ lực tìm kiếm động lực tăng trưởng khi sản phẩm điện thoại và điện máy đang bước vào giai đoạn bão hòa, CTCP Đầu tư Thế giới di  động (MWG) đã lấn sân sang hàng loạt phân khúc bán lẻ mới. Đây có thể là bước đi đầy toan tính của MWG, nhưng khả năng thành công ở các mô hình kinh doanh mới đang được đặt dấu hỏi, nhất là sau hàng loạt sự cố xảy ra trong đại dịch. (Kim Giang) 
- Không thể coi nhẹ vấn đề nhà ở công nhân: Khi TPHCM hình thành khu chế xuất Tân Thuận - khu công nghiệp (KCN) tập trung đầu tiên của cả nước - vấn đề nhà ở cho công nhân hầu như chưa được nhắc đến. Bởi lẽ lớp công nhân đầu tiên phần lớn là người có gia đình ở TPHCM, số lượng công nhân nhập cư chưa nhiều. Nhiều KCN ở các tỉnh thành phía Nam hình thành, nhưng phần lớn còn ở tình trạng mới hoàn thành quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng như đường nội bộ, điện, cấp thoát nước…, nên nhiệm vụ cấp bách trước mắt của các KCN này là thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước đến thuê mặt bằng, chỉ tiêu lấp kín diện tích là quan trọng nhất. (TS. Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị TPHCM)
- Thị trường cà phê vẫn lo ngại nguồn cung, giá sẽ tăng: Từ đầu tháng 2-2022, thị trường cà phê Arabica tiếp tục xu hướng tăng giá do lo ngại sản lượng thu hoạch mặt hàng này bị ảnh hưởng bởi thời tiết ở Brazil và Columbia. Bên cạnh đó, các nhận định cho thấy biến chủng mới Omicron không làm cho các quốc gia quay trở lại giải pháp “khóa cửa” như trước đây, nên kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng trưởng tốt, hỗ trợ giá đi lên trong bối cảnh sản lượng thu hẹp. (Phạm Tuấn)
- Công nghệ thư giãn như ở spa (Nhã Trúc)
- Lê Văn Nghĩa với ký ức văn hóa Sài Gòn xưa: Một sáng xuân Nhâm Dần - 2022. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cùng tôi cà phê mừng sách mới của anh ở trong con đường nhỏ quận Tân Bình. Khi đề cập tới cuốn truyện Mùa tiểu học cuối cùng của nhà văn Lê Văn Nghĩa được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2021 về văn học thiếu nhi vào ngày 14-2-2022, Nguyễn Nhật Ánh rất vui và nói rằng thế hệ viết văn của anh rất hiếm người Sài Gòn gốc mà viết nhiều, viết kỹ về Sài Gòn như Lê Văn Nghĩa lại càng hiếm. Nguyễn Nhật Ánh cho rằng dù viết về thời niên thiếu, nhưng truyện của Lê Văn Nghĩa giàu chất văn hóa phong tục, nhiều lúc có cảm giác thú vị như đọc sách biên khảo của các tiền bối Sơn Nam hay Vương Hồng Sển. (Phan Hoàng)
- Những bộ phim hốt bạc dịp Tết: 2 bộ phim “1990” và “Chìa khóa trăm tỷ” chia nhau lượng khán giả nô nức đến rạp trong bối cảnh thích ứng bình thường mới, còn bộ phim “Hẻm cụt” chiếu mạng lại phát tài kiểu khác. (Tuy Hòa)
- Sự thật về ngành công nghiệp tỷ đô làm trắng da: Dù người tiêu dùng được khuyến khích “sống thật” với màu da của mình đến đâu, những tấm biển quảng cáo, tạp chí và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đều ngầm đưa ra một tiêu chuẩn về làn da đẹp: trắng sáng không tì vết. (Phúc Hà)
- Nurtac Afridi - Nữ hoàng sô-cô-la: Từ khi trở thành CEO của thương hiệu sô-cô-la nổi tiếng nhất thế giới Godiva vào tháng 12-2020, Nurtac Afridi đã có những hành động quyết liệt nhằm giữ vững ngôi vị của “đế chế” gần 100 năm tuổi này. (Việt Huỳnh)
- “Biến” chiếc kẹp giấy thành ngôi nhà: Có lẽ bạn không bao giờ nghĩ mình có thể đổi một chiếc kẹp giấy để lấy một ngôi nhà? Nhưng thực tế đã có người làm được như vậy, sau 14 lần đổi chác, một người Canada đã đổi chiếc kẹp giấy màu đỏ thành ngôi nhà 2 tầng. (Kiều Tiên)

Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác