Vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: DNNN dễ đi vay nhưng khó được vay

(ĐTTCO) - Việc mời gọi đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thường là lựa chọn đầu tiên, do khoản nợ này được tính vào sổ sách kế toán của DN, không phải của Chính phủ.

 Tuy nhiên, với Việt Nam các DNNN trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng vốn quen với việc vay vốn dựa trên bảo lãnh của Chính phủ, khi thấy việc vay vốn theo các điều khoản thương mại rất khó khăn nên ngại vay nếu không có sự bảo lãnh của Chính phủ. 

Thiếu minh bạch, thiếu năng lực quản trị 
Thông thường năng lực quản trị DN được xem là yếu tố hàng đầu đặt ra đối với DNNN. Trong bất kỳ tập đoàn nào cũng luôn có sự xung đột lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ. Các cổ đông muốn tối đa hóa lợi nhuận, còn chủ nợ muốn được hoàn trả đúng hạn. 
Sự minh bạch cũng là vấn đề có tính căn bản khi DNNN muốn tiếp cận nguồn vốn ngoại. Nếu chủ nợ của DNNN có “chính phủ đỡ đầu” xem như bước đầu thành công nhưng bước sau sẽ vướng các tiêu chuẩn Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
Vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: DNNN dễ đi vay nhưng khó được vay ảnh 1 Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông ì ạch trong đầu tư xây dựng vì  nhiều nguyên nhân.
Ảnh: VIẾT CHUNG
IFRS cung cấp những số liệu có thể dễ dàng so sánh giữa các quốc gia, cùng các báo cáo công khai tài chính chi tiết. Điều này đặc biệt quan trọng, nhưng đối với DNNN cổ phiếu của họ thường không được niêm yết, do vậy báo cáo tài chính của họ không được hỗ trợ thông qua các yêu cầu báo cáo của thị trường chứng khoán. 
Bên cạnh đó, năng lực của DNNN có thể là trở ngại trong việc tiếp cận các khoản vay quốc tế. Thiếu kinh nghiệm là một hạn chế đầu tiên. Kế đến nếu DNNN chưa từng vay vốn theo các điều khoản thương mại, họ sẽ không biết cần phải làm gì. Thêm vào đó, các giới hạn trần về mức lương có thể ngăn cản họ thuê chuyên gia bên ngoài, điều mà bên vay thương mại lần đầu nên thực hiện rất chú trọng. Tuy nhiên, ngay cả khi đã có kinh nghiệm, nhà đầu tư quốc tế vẫn có thể nhận thấy quá trình ra quyết định của các DNNN quá chậm, tới mức gây chán nản.
Cần công cụ tài chính mạnh
Để tiếp cận nguồn vốn quốc tế với các điều khoản vay tốt hơn, các DNNN buộc phải tiến hành cải cách thể chế. Những cải cách này có thể mất nhiều tháng tới nhiều năm, trong khi DNNN cần phải huy động vốn ngay. Về mặt lý thuyết, Nhà nước có thể giúp bằng việc hỗ trợ một phần và hỗ trợ này sẽ giảm dần theo thời gian. Những công cụ có thể giúp ích, như bảo lãnh tín dụng cho khoản thua lỗ đầu tiên, các quỹ dự phòng, bảo lãnh rủi ro chính trị, khoản vay thứ cấp… 
Thực tế, đa số DNNN thường cho rằng tín dụng của họ thuộc nhóm an toàn nhất, và tự hào về lịch sử trả nợ hoàn hảo cũng như sự hỗ trợ ngầm từ Chính phủ. Tuy nhiên, nhà đầu tư quốc tế vẫn sẽ xem họ nằm ngoài điểm đầu tư. Sự khác biệt trong nhận thức này ảnh hưởng tới những kỳ vọng về mức giá. Bởi DNNN đã quen với việc được chào giá tốt nhất ở trong nước, vì chỉ quen với các khoản bảo lãnh của Chính phủ nên có sức mạnh từ bảng cân đối kế toán của riêng mình.   
Bên cạnh đó, các khoản vay quốc tế lớn cho DNNN thường được định danh bằng đồng USD hoặc một đồng tiền mạnh khác. Trong khi đó, doanh thu của DNNN lại thường được tính bằng đồng nội tệ. Các hợp đồng tiền tệ tương lai có thể không tồn tại, hoặc tồn tại với những mức giá không thể chi trả, hoặc với kỳ hạn ngắn hơn thời hạn khoản vay.
Nói cách khác, bên cho vay quốc tế sẽ lo ngại về khả năng vỡ nợ của DNNN. Đó là khi chào khoản vay bằng một đồng tiền mạnh sẽ làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ, do DNNN không đủ khả năng mua, tiếp cận hoặc chuyển khoản bằng đồng tiền mạnh cần thiết tại thời điểm trả nợ. 
Những vấn đề trên dẫn đến rủi ro về mặt pháp lý, trong khi DNNN thuộc sở hữu của Chính phủ và các tòa án trong nước được thành lập bởi Chính phủ. Trong khi bên cho vay giảm thiểu rủi ro này bằng cách yêu cầu mọi tranh chấp pháp lý phải được giải quyết bởi thẩm quyền tài phán ở nước ngoài.
Đây có thể là yêu cầu khó khăn đối với DNNN, bởi chi phí kiện tụng ở nước ngoài rất tốn kém, hoặc do điều này có thể được diễn giải ngầm là thừa nhận hệ thống pháp lý trong nước còn khiếm khuyết. 
Mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn khi với mỗi khoản vay, DNNN làm quen dần với các tiêu chí quốc tế cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư. Ở chiều ngược lại, chính điều này thúc đẩy cải cách tài chính và hoạt động của DNNN theo hướng tích cực. 
 Với mỗi khoản vay, DNNN sẽ xây dựng uy tín cao hơn về khả năng trả nợ, từ đó các bên cho vay quốc tế sẽ sẵn lòng đưa ra các điều khoản tốt hơn. Để làm được điều này, trước tiên DNNN và chủ sở hữu Chính phủ cần chủ động tham gia thị trường vốn quốc tế với những kỳ vọng cân bằng.

Các tin khác