Xử lý chuyển tiền nhầm

(ĐTTCO) - Gần đây, trên báo chí và mạng xã hội đã thông tin các trường hợp chuyển tiền nhầm, những rắc rối xung quanh việc chuyển tiền nhầm và bị nhận chuyển tiền nhầm. Các vụ việc đều có sự tham gia của 3 bên: người chuyển tiền nhầm (viết tắt là người C), người bị nhận chuyển tiền nhầm (người B) và ngân hàng (NH). Mỗi trường hợp có thể khác nhau về chi tiết, song đều có các nội dung cơ bản.

Các nội dung cơ bản
Người C
Nguyên nhân chuyển tiền nhầm khi người C bị nhầm lẫn do vô ý. Nếu trực tiếp chuyển tiền tại NH do họ ghi sai thông tin (tên, số tài khoản…) trên chứng từ yêu cầu chuyển tiền sai với đích đến mong muốn. Nếu chuyển tiền bằng internet banking do người C nhập sai số tài khoản và hoặc sai tên của người nhận… Khi phát hiện chuyển tiền nhầm, thông thường người C sẽ lo mất tiền. 
Hành vi tiếp theo là (i) dò tìm thông tin của người B để liên lạc, thông qua điện thoại và hoặc tìm đến tận nhà của người B để đề nghị chuyển trả lại tiền. Có trường hợp việc yêu cầu người B chuyển trả lại tiền rất gay gắt, đầy áp lực. (ii) Liên hệ với NH để xử lý lấy lại tiền. (iii) Liên lạc đồng thời với người B và NH phục vụ.
Xử lý chuyển tiền nhầm ảnh 1
Người B  Với người B bị nhận chuyển tiền nhầm họ bị động khi có thông tin có tiền vào tài khoản của mình. Khi phát hiện, thông thường người B không muốn phiền toái. Gặp trường hợp người C yêu cầu chuyển trả lại tiền gay gắt, đầy áp lực, gọi điện liên tục, tìm đến tận nhà… sẽ rất mệt mỏi, nhất là khi vụ chuyển tiền nhầm lại rơi vào những ngày nghỉ cuối tuần. Hành vi tiếp theo của người B là (i) báo cho NH phục vụ để được xử lý. (ii) Khi có liên lạc của người C, sẽ hợp tác để trả lại tiền cho C thông qua NH. (iii) Có trường hợp thực hiện chuyển trả lại tiền cho C  khi được C yêu cầu. Ngân hàng Là nơi phục vụ người C, hoặc người B hoặc cả hai. Trong thực tế, NH thường phải xử lý khá nhiều vụ việc chuyển tiền nhầm do lỗi của khách hàng. Đôi khi, chính NH chuyển tiền nhầm và phải tự khắc phục. Việc xử lý chuyển tiền nhầm Đối với NH Trong các trường hợp chuyển tiền nhầm, nếu NH cung cấp thông tin cá nhân của người B cho người C, sẽ gây ra những phiền toái trong cuộc sống của người B do bị yêu cầu chuyển trả lại tiền gay gắt, đầy áp lực như gọi điện liên tục, tìm đến tận nhà; không được phép làm lộ thông tin khách hàng, không đúng quy định của pháp luật và của NH về bảo mật thông tin. Việc lộ thông tin tài khoản tại NH thường dẫn đến hậu quả với mức độ đơn giản nhất gây phiền toái, hoang mang lo lắng, bất ổn trong cuộc sống của chủ tài khoản; phức tạp hơn có thể tạo điều kiện cho các đối tượng không tốt gây ra các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản (tháng 7-2020  Công an Phú Thọ đã khởi tố bắt giam 3 cán  bộ NH về hành vi “Thu thập, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin tài khoản NH quy định tại Điều 291, Bộ luật Hình sự năm 2015”. Thực tế này cho thấy, việc bảo mật thông tin của khách hàng tại một số NH chưa được tuân thủ nghiêm túc, cần được chấn chỉnh kịp thời. NH cũng cần rút ngắn thời gian tối đa phải xử lý các vụ chuyển tiền nhầm, không thể quy định thời hạn tối đa quá dài đến 45 ngày như hiện nay.  Đối với người C Việc chuyển tiền nhầm xảy ra, tức người chuyển tiền C có lỗi. Theo nguyên tắc, xử lý phải qua nghiệp vụ tra soát lại từ người này kết hợp với NH phục vụ họ. Tiếp đó, NH phục vụ người B có tài khoản bị nhận tiền sẽ xử lý trả lại tiền cho người gửi về tài khoản nó xuất phát.  Người C cần biết rằng người B không thể tự động qua internet banking chuyển tiền này ngược lại tài khoản của người chuyển hoặc bên thứ 3 nào khác. Đồng thời, theo quy định của pháp luật, người B không thể sử dụng tiền này, bị buộc phải trả lại cho người C. Do vậy, khi đã chuyển tiền nhầm địa chỉ cần liên hệ với NH mình có tài khoản đã chuyển tiền để được hướng dẫn xử lý. Việc liên lạc với người B để đòi tiền không cần thiết, nhiều khi làm cho sự việc trở nên phức tạp hơn. Trong trường hợp là người thân quen có thể liên lạc để thông báo chỉ nhằm có sự hợp tác thủ tục hoàn tiền được nhanh hơn.  Đối với người B Khi bị nhận tiền do chuyển nhầm, cách tốt nhất là chủ động thông báo đến NH quản lý tài khoản của mình và cùng phối hợp để được xử lý theo quy định. Không tự động qua internet banking chuyển tiền này ngược lại tài khoản của người C hoặc chuyển tiền tiếp tới bên thứ 3 nào khác. Trong trường hợp nhận thông tin của người lạ báo chuyển tiền nhầm vào tài khoản của mình, cần thông tin lại trên tinh thần hợp tác, tạo niềm tin chắc chắn với họ rằng tiền của ông/bà chuyển nhầm sẽ được hoàn trả theo quy định của NH. Cần biết rằng tất cả trường hợp không hợp tác trả lại tiền, thậm chí tự ý rút tiền tiêu xài, NH và người C đều có thể yêu cầu cơ quan công an xử lý. Thí dụ vụ H.N.L ngụ Đà Nẵng năm 2015 bị tòa án tuyên phạt 9 tháng tù giam do rút tiền và sử dụng 40/115 triệu đồng nhân viên NH chuyển nhầm vào tài khoản của L. Khi NH phát hiện và phong tỏa, L. cam kết trả nhưng không trả. Hay vụ ông T.V.N ngụ Thanh Hóa tháng 4-2020, không hợp tác để trả lại 300 triệu đồng do bà H. ngụ Đà Nẵng chuyển nhầm, dù đã được bà H và NH liên hệ “xin lại”, phải nhờ công an xử lý. 

Các tin khác