Thomas Gottstein: CEO giữa tâm bão bê bối

(ĐTTCO) - Credit Suisse, một trong những ngân hàng tư nhân danh giá nhất thế giới, mới đây đã bị tố giữ hàng trăm tỷ USD tiền bẩn cho các tội phạm và cá nhân vi phạm nhân quyền. Điều này khiến CEO của nó, ông Thomas Gottstein, như ngồi trên ghế nóng.

Thomas Gottstein: CEO giữa tâm bão bê bối
Lời hứa bất khả thi
Khi nhậm chức vào năm 2020, ông Gottstein cam kết sẽ giúp giữ ngân hàng “sạch sẽ”, nhưng dường như những gì đang diễn ra đi ngược lại lời hứa của ông. Tháng 4-2021, Credit Suisse thừa nhận lỗ 4,7 tỷ USD do sự sụp đổ của Archegos, sau khi công ty này cho văn phòng gia đình vay hàng tỷ USD và các biện pháp kiểm soát rủi ro được phát hiện có nhiều lỗ hổng.
Credit Suisse cũng đã mất một số khách hàng giàu có lên tới 3 tỷ USD trong quỹ do Greensill Capital điều hành, một công ty tài chính chuỗi cung ứng đã rơi vào tình trạng vỡ nợ trước đó 1 tháng. Và mới đây, ngày 20-2-2022, theo thông tin rò rỉ về hơn 18.000 tài khoản ngân hàng từ năm 1940 đến 2010 của 37.000 cá nhân, công ty, cho thấy Credit Suisse đã vi phạm các quy định ngân hàng quốc tế khi giữ các quỹ có liên quan tội ác và tham nhũng với tổng số tiền hơn 100 tỷ USD.
Những sự cố trên đã đặt ra các câu hỏi về năng lực của Thomas Gottstein, chỉ 2 năm sau ông đảm đương vị trí giám đốc điều hành của Credit Suisse. 

Người thẳng thắn
Sau thời gian ngắn làm việc tại UBS, Gottstein gia nhập đối thủ Credit Suisse vào năm 1999 và ban đầu làm việc thông qua ngân hàng đầu tư, đặc biệt làm việc trong đợt IPO trị giá 11 tỷ USD của Glencore năm 2011. Một nhân viên ngân hàng Thụy Sĩ từng làm việc với Gottstein trong một số giao dịch cho biết: “Ông ấy không phải là người chấp nhận rủi ro kiêu ngạo mà đôi khi bạn thấy ở các chủ ngân hàng Mỹ. Chú ý đến từng chi tiết có lẽ là một trong những điểm yếu của ông, nhưng ngoài điều đó ra ông rất thông minh và hiểu rõ rủi ro và thị trường vốn”.
Một đồng nghiệp cũ cho biết: “Ông ấy được biết đến đôi khi quá thẳng thừng trong tính cách Thụy Sĩ của mình, nhưng tôi thấy ông là tay súng cực kỳ thẳng thắn. Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu với tính cách này ông có làm điều gì đó bất chính hoặc nói dối”. Một người quen khác của Gottstein đã mô tả ông như “cậu bé hướng đạo sinh” vì ông luôn kiên trì tuân thủ các quy tắc. Walter Kielholz, chủ tịch sắp mãn nhiệm và là cựu giám đốc điều hành của Swiss Re, cho biết Gottstein có “cá tính mạnh mẽ để lãnh đạo Credit Suisse, lúc tốt cũng như trong thời kỳ khó khăn. Ông ấy có gắn kết sâu sắc trong công ty và trong cộng đồng doanh nghiệp".
Chỉ vài ngày sau khi Gottstein nắm quyền vào tháng 2-2020, châu Âu rơi vào tình trạng khóa cửa do coronavirus gây ra. Ông đã nhận được nhiều lời khen ngợi ở Thụy Sĩ vì đã dẫn đầu gói cho vay khẩn cấp 20 tỷ USD hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, được cung cấp bởi 121 công ty cho vay trong nước. Nhưng đến tháng 4, ông lại phải chịu áp lực sau khi Credit Suisse thua lỗ, khi Luckin Coffee vỡ nợ với khoản vay ký quỹ 518 triệu USD. Ngân hàng Thụy Sĩ là một phần của tập hợp các ngân hàng đã cho chuỗi cà phê Trung Quốc vay.

Trăm dâu đổ đầu tằm
Vào mùa hè 2020, Gottstein đã ra lệnh cải tổ hoạt động kinh doanh nhằm mục đích cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả. Ông thăng chức cho Lara Warner làm Giám đốc rủi ro và tuân thủ, đưa Brian Chin làm Giám đốc ngân hàng đầu tư. Điều này hóa ra là sai lầm song ông đã nhanh chóng khắc phục. Trong các cuộc họp hội đồng quản trị được sắp xếp vội vàng vào cuối tuần lễ Phục sinh, Gottstein đã đề xuất việc loại bỏ Warner và Chin, và đã được các giám đốc đồng nghiệp của ông chấp thuận. 
Chưa hết, hội đồng quản trị còn gây áp lực buộc Gottstein phải có hành động quyết liệt sau khi bị khuất phục trước 2 “trận thua” Greensill và Archegos. 5 quản lý cấp cao khác cũng bị sa thải. “2 người được ông thăng chức, lại chính tay ông phải sa thải. Đó là một sự tổn thương. Ông ấy có thể rất đáng yêu ở mức độ cá nhân, nhưng ông có thể là bạo chúa khi mọi việc diễn ra không như ý muốn, hét lên và giậm chân" - một đồng nghiệp nói.
Tiếp theo là nhiều khoản lỗ lớn vào nửa cuối năm 2020. Credit Suisse đã thu 450 triệu USD vào cổ phần của mình trong công ty quản lý các lựa chọn thay thế của Mỹ là York Capital Management, đồng thời công bố khoản lỗ tiềm năng 680 triệu USD từ vụ kiện trái phiếu thế chấp của Mỹ thời khủng hoảng tài chính. Năm 2021, ngân hàng tiếp tục bị bủa vây bởi nhiều vụ bê bối khác. Vào tháng 4-2021, Credit Suisse phải chịu cuộc điều tra FINMA kép sau vụ án Archegos và Greensill. Vụ Greensill khiến hoạt động quản lý rủi ro của Credit Suisse bị đặt câu hỏi sau sự cố tài chính chuỗi cung ứng, trong khi trường hợp Archegos khiến ngân hàng chịu thiệt hại đáng kể liên quan đến một quỹ đầu cơ thất bại của Mỹ. 
Vào tháng 10-2021, Credit Suisse đã công bố các thỏa thuận với các cơ quan quản lý Mỹ, Anh và Thụy Sĩ để giải quyết các cuộc điều tra về việc cho vay ở Mozambique từ năm 2013-2016. Giá cổ phiếu giảm khoảng 2% trong những ngày sau đó. Và ngày 17-1-2022, Chủ tịch Horta-Osório đã bị buộc phải từ chức sau khi vi phạm quy định cách ly Covid-19. Giá cổ phiếu giảm gần 5% vào ngày hôm sau. Ngày 7-2, Credit Suisse bị đưa ra tòa án Thụy Sĩ với cáo buộc cho phép một băng đảng buôn bán cocaine người Bulgaria rửa tiền hàng triệu EUR.
Kết quả năm 2021 được công bố vào ngày 10-2-2022. Theo đó, Credit Suisse đã báo cáo khoản lỗ trước thuế 522 triệu CHF (567,61 triệu USD). Trong báo cáo thu nhập của ngân hàng, Giám đốc điều hành Thomas Gottstein thừa nhận “2021 là năm rất thách thức đối với Credit Suisse”, và không có nghi ngờ gì về những vụ bê bối liên tiếp của nó đang bắt đầu đi đến điểm mấu chốt.
Giữa hàng loạt vụ bê bối, có nguy cơ các nhà đầu tư bắt đầu đặt câu hỏi liệu Credit Suisse có phải là khoản đầu tư tốt hay không. Việc rời ghế Chủ tịch Horta-Osório diễn ra chỉ 3 tháng sau khi ông công bố một chiến lược mới, nhằm thúc đẩy “nền văn hóa củng cố tầm quan trọng của trách nhiệm giải trình và trách nhiệm”. 
 Việc dọn dẹp gánh nặng kế thừa từ ngân hàng đầu tư đang đe dọa trở thành câu chuyện không bao giờ kết thúc với CEO Thomas Gottstein.
Bộ phận phân tích tại Zürcher antonalbank

Các tin khác