Cùng với nút giao, lãnh đạo thành phố giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì nghiên cứu phương án tái lập đường Lê Lợi, trình thành phố trước ngày 20/5.
Việc tái lập đường Lê Lợi và vòng xoay Cây Liễu giữa tuyến này với phố đi bộ Nguyễn Huệ được đưa ra sau khi công trình ga ngầm của metro số 1 hoàn thiện thi công, hoàn trả mặt bằng rào chắn trên đường Lê Lợi cho thành phố.
Vòng xoay Cây Liễu, hay còn được gọi là bùng binh Bồn Kèn, đài phun nước Nguyễn Huệ… được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Công trình này nằm ở khu vực sầm uất nhất TP.HCM thuở xưa - nơi giao nhau giữa hai đại lộ lớn Charner (Nguyễn Huệ) và Bonard (Lê Lợi, quận 1).
Từ thời Pháp, đây đã là con đường "Tây" với những hàng quán sang trọng, phục vụ nhiều loại hình văn nghệ cho người dân thành thị.
Sau này, bùng binh Cây Liễu đánh dấu cho giao lộ giữa Lê Lợi và Nguyễn Huệ, và luôn được phủ xanh bởi hàng liễu thướt tha ôm gọn đài phun nước ở giữa và xe cộ không ngớt xung quanh.
Năm 2015, đường Nguyễn Huệ được quy hoạch thành phố đi bộ, bùng binh Cây Liễu biến mất, nhưng có lẽ ký ức về nó khó lòng phai nhạt trong tâm trí người dân thành phố.
Các tin, bài viết khác

Hà Nội di dời cơ sở nhà đất nằm tại vị trí “đất vàng”

TPHCM điều tiết giao thông khi rào chắn phục vụ thi công cầu Phú Mỹ

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận bắt đầu thu phí thử nghiệm không thu tiền

Hà Nội "chốt" phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo với đài vọng cảnh, vỉa hè

Buộc tháo dỡ nhiều công trình trái phép trong Khu du lịch hồ Tuyền Lâm

Những thách thức cản tiến độ thi công cao tốc Bắc-Nam

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành

Sớm trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ vào 2024

Năm 2030: Hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc kết nối ĐBSCL với vùng Đông Nam bộ
