Những dự án giao thông đột phá đầu tư tạo "diện mạo mới" của Hà Nội 5 năm tới

(ĐTTCO)- Theo báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2021-2025) của UBND Thành phố Hà Nội, lĩnh vực phát triển và quản lý đô thị được Hà Nội huy động tối đa mọi nguồn lực hoàn thành quy hoạch ngành quốc gia, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị.
Đường vành đai 2 trên cao, một con đường hiện địa của Thủ đô. (ảnh minh họa)
Đường vành đai 2 trên cao, một con đường hiện địa của Thủ đô. (ảnh minh họa)

Tạo bước đột phá về đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông

UBND Thành phố Hà Nội nhấn mạnh, huy động tối đa mọi nguồn lực tạo bước đột phá về đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông.

Theo đó, Thành phố phối hợp với Bộ GT-VT và các bộ, ngành hoàn thành 4 đồ án quy hoạch ngành quốc gia: Quy hoạch mạng lưới đường bộ; Quy hoạch mạng lưới đường sắt; Quy hoạch tổng thế phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay; Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị, các điểm TOD tích hợp với sử dụng đất.

Hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm (trục Tây Thăng Long, các tuyến vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, vành đai 2 đoạn Mai Động - Ngã Tư Vọng, vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Giải Phóng, vành đai 4). Triển khai đầu tư xây dựng các cầu vượt sông Hồng (cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Thượng Cát, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Mễ Sở, cầu Tứ Liên).

Phát triển các tuyển đường có tính kết nối với các đô thị vệ tinh và kết nối vùng nội vùng và liên vùng (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A, quốc lộ 6,..).

Đáng chú ý, Thành phố xây dựng nền tảng về hạ tầng kinh tế-xã hội tại khu vực huyện Thanh Oai, Mê Linh, Thường Tín,...  dự kiến thành quận giai đoạn 2025-2030 và những năm tiếp theo.

Vận hành từ 2-3 tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao

Bên cạnh đó, Thành phố Hà Nội chủ trương đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trên cao, đường sắt đô thị, các công trình ngầm gắn với khả năng kết nối đồng bộ giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng.

Đầu tư, đưa vào vận hành 2-3 tuyến đường sắt đô thị vận tải hành khách khối lượng lớn, tốc độ cao. Khởi công 1 tuyển đường sắt đô thị. Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3.2 (ga Hà Nội - Hoàng Mai), tuyến số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc), tuyến số 2.3 (đoạn Nam Thăng Long - Nội Bài).

Thành phố sẽ phát triển mạng lưới giao thông tĩnh (bến, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận, trạm dừng nghỉ, các đầu mối giao thông công cộng...). Quy hoạch, xây dựng công trình đỗ ô tô ngầm và nổi; Đẩy nhanh xây dựng các bến xe, các bãi đỗ xe ngầm trong vành đai 3 và một số bãi đỗ xe ngầm, nổi và cao tầng, nâng tỷ lệ quỹ đất cho giao thông đô thị khoảng 12-15% diện tích đất đô thị.

Xây dựng và thực hiện điểm trung chuyển khách phục vụ du lịch., tổ chức triển khai hiệu quả các tuyến xe buýt kết nối từ trung tâm Thành phố tới các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bản. Rà soát, đánh giá toàn diện dự án phát triển xe buýt nhanh (BRT) để sớm bố sung, hoàn thiện phương án, lập kế hoạch đầu tư các giai đoạn tiêp theo.

Phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030; phần đấu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 30-35%. Tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa hệ thống quản lý giao thông thông minh; đưa vào vận hành Trung tâm điều hành tập trung của Thành phố.

Tập trung phát triển hệ thống giao thông công cộng, hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh vận tài hành khách công cộng. Từng bước hạn chế phương tiện giao thông cá nhân theo Để án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ủn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030".

Các tin khác