Tăng cường giải quyết bức bách đô thị

(ĐTTCO) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021. Theo đó sẽ siết chặt việc cấp phép các công trình cao tầng ở các đô thị, TP lớn, nhằm giải quyết những vấn đề bức bách của đô thị như kẹt xe, tại nạn giao thông, ngập nước và ô nhiễm môi trường.
Tăng cường giải quyết bức bách đô thị
Thực tế, sau 10 năm triển khai các nghị quyết của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Hà Nội và TPHCM đã đạt được kết quả quan trọng, tai nạn giao thông giảm về số vụ, số người chết và số người bị thương, ùn tắc giao thông được kiềm chế.
Từ kết quả đạt được, nhằm tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông, phấn đấu giảm thương vong do tai nạn giao thông mỗi năm 5-10%, Chính phủ yêu cầu UBND các TP lớn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan khẩn trương hoàn thiện, cụ thể hóa đồ án Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng phương án quy hoạch không gian ngầm, mặt đất và không gian trên cao, trình Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời tổ chức lập, phê duyệt các đồ án quy hoạch sử dụng các quỹ đất sau khi di dời các cơ quan trung ương, trường học, bệnh viện… khỏi khu vực nội thành, gắn với bố trí quỹ đất và hạ tầng phục vụ các cơ sở mới trước khi phải di dời ra khỏi khu vực nội thành.
Với Hà Nội và TPHCM, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, các trục hướng tâm, khép kín các đường vành đai, các dự án đường sắt đô thị, bến, bãi đỗ xe, cảng thủy nội địa; các công trình hạ tầng giao thông kết nối cảng hàng không, cảng biển trọng điểm trên địa bàn; tăng cường công tác kiểm tra duy tu, duy trì, đảm bảo cầu, đường êm thuận phục giao thông thông suốt, an toàn.
Đặc biệt, Nghị quyết 12 nhấn mạnh chỉ phê duyệt đầu tư các khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu và quy định về bãi đỗ xe, hạ tầng giao thông và kết nối giao thông với các trục đường chính trong đô thị.
Cụ thể, tại TPHCM, đối với khu vực trung tâm hiện hữu gồm quận 1 và 3 sẽ phát triển nhà ở có kiểm sát đến năm 2020. Không chấp thuận chủ trương, công nhận chủ đầu tư đối với các dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở. 

Các tin khác