Theo VEC, hệ thống ETC tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây sử dụng công nghệ DSRC (thông tin liên lạc tầm ngắn, sử dụng OBU-On Board Unit gắn trên phương tiện, tài khoản lưu trong thẻ IC). Trong khi đó, các xe đã dán thẻ Etag lại sử dụng công nghệ RFID (nhận dạng tần số vô tuyến, sử dụng thẻ Etag, tài khoản được lưu tại trung tâm thanh toán).
Việc đầu tư thêm hệ thống ETC sử dụng công nghệ RFID song song với hệ thống ETC hiện hữu đòi hỏi phải có lộ trình đầu tư phù hợp và phải được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng.
Trước thực trạng nhiều tài xế yêu cầu trạm phải trừ tiền phí dịch vụ trên thẻ Etag, VEC cho rằng các tuyến cao tốc do VEC quản lý là những tuyến được xây mới hoàn toàn, không phải là đường độc đạo. Do đó, VEC bày tỏ mong muốn người tham gia giao thông cần thanh toán phí bằng tiền mặt và phối hợp, tuân thủ phương án tổ chức giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không cản trở công tác thu phí, gây mất an ninh trật tự và ùn ứ tại trạm thu phí.
Theo VEC, hệ thống ETC tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây được đầu tư năm 2017, sử dụng công nghệ DSRC với 8 làn ETC tại 3 trạm thu phí. Tại thời điểm đó, ở Việt Nam tồn tại 2 công nghệ thu phí tự động không dừng là DSRC và RFID.
Các tin, bài viết khác

Chuẩn bị khôi phục đường bay giữa TPHCM và Vân Đồn

Hà Giang, Ninh Bình và Bắc Giang xây dựng sân bay liệu có khả thi?

Cao tốc Bắc- Nam: Khó khăn di dời đường điện cao thế

Cầu Mỹ Thủy 3 giải tỏa ùn tắc khu vực Cát Lái xong trước 30/4

TPHCM: Năm 2021 khởi công nhiều dự án hạ tầng giao thông

Hàn Quốc đề xuất tiếp cận đầu tư dự án tuyến metro số 5 giai đoạn 2
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội lùi thời điểm khai thác

Thu hồi thêm đất 2 bên công trình hạ tầng để tái định cư và bán đấu giá

Tuyến Metro số 1 TP HCM lùi mốc vận hành thương mại sang 2022
