Cụ thể, chị H.T.K.Q. (33 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang) đến khám tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long trong tình trạng có khối sưng vùng má phải khoảng 10 ngày. Khai thác tiền sử, chị này có “tiêm má baby” bằng filler cách đây 2 năm tại một cơ sở làm đẹp.
Sau tiêm 1 năm, vùng má phải bị sưng, xẹp nhiều lần. Cách thời gian nhập viện 10 ngày, khối sưng lớn nhiều, gây đau nhức, biến dạng mặt nên đến khám. Qua quá trình thăm khám, bác sĩ chẩn đoán đây là trường hợp nhiễm trùng muộn vùng mặt, sau tiêm chất làm đầy filler. Nếu không được xử trí kịp thời, ổ áp xe có thể lan rộng gây viêm mô tế bào vùng mặt, hoặc vỡ ra gây sẹo, xấu, để lại hậu quả nặng nề về thẩm mỹ.
Ngay lập tức, bệnh nhân được kiểm tra, đánh giá mức độ lan rộng của ổ nhiễm trùng… Các bác sĩ tiến hành rạch khối áp xe vùng má phải qua đường rạch nhỏ khoảng 7 mm, trùng nếp nhăn da vùng góc hàm phải để giấu sẹo; hút ra nhiều dịch mủ vàng lợn cợn, vài khối vón cục.
Ổ áp xe được đặt dẫn lưu, bơm rửa mỗi ngày kết hợp điều trị kháng sinh, kháng viêm, giảm đau. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân được rút dẫn lưu và khâu đóng.
Các tin, bài viết khác

Gỡ vướng thiếu thuốc phóng xạ trong tầm soát ung thư

Chăm sóc người bệnh suy tim

Báo động đỏ dịch sốt xuất huyết tại TPHCM

Giải mã gen: Phát hiện nguy cơ sớm để điều trị

Dừng thanh toán BHYT dịch vụ dùng máy mượn: Cần đảm bảo quyền lợi người bệnh

Thanh toán BHYT dịch vụ dùng máy mượn: Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội bất nhất?

Công nghệ mới: Không có tinh trùng, vẫn có con

Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà

Bệnh viêm gan “lạ” ở trẻ em
