Canada và Mỹ giậm chân tại chỗ trong bình đẳng giới

(ĐTTCO) - Trong báo cáo về tình trạng bất bình đẳng giới trên quy mô toàn cầu năm 2020, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã nhận định, cả Canada và Mỹ đều “giậm chân tại chỗ” trong tiến trình nâng cao bình đẳng giới, đặc biệt khi xét về cơ hội và sự tham gia vào nền kinh tế. 

Theo WEF, phải mất 202 năm để thu hẹp khoảng cách giới ở nơi làm việc

Theo WEF, phải mất 202 năm để thu hẹp khoảng cách giới ở nơi làm việc

WEF dự báo phải mất 151 năm để Canada và Mỹ để có thể san bằng cách biệt về giới. Trong khi đó, Iceland 11 năm liên tiếp đứng ở vị trí đầu bảng trong xếp hạng của WEF về bình đẳng giới, tiếp đó là 3 quốc gia Bắc Âu là Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển. 

Canada xếp thứ 19 trong bảng xếp hạng 153 nước được WEF khảo sát mặc dù Chính phủ Canada từng nhận định, nâng cao quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái là giải pháp hiệu quả nhất để xóa bỏ đói nghèo, xây dựng hòa bình và phát triển kinh tế. Mỹ đã tụt 2 hạng so với năm 2018 và xếp ở vị trí thứ 53 trong bảng xếp hạng trên toàn cầu…

Chỉ số bất bình đẳng giới được WEF đưa ra từ năm 2006, trên cơ sở khảo sát 4 nhân tố gồm sự tham gia vào nền kinh tế, trình độ học vấn, sức khỏe và nâng cao quyền năng về chính trị.

Theo WEF, nhìn chung, giáo dục và y tế là 2 lĩnh vực đang tiến gần hơn tới bình đẳng giới nhưng đặc biệt bất bình đẳng trong lĩnh vực công nghệ, trong các vị trí quản lý/lãnh đạo và trong bối cảnh tốc độ tăng lương trì trệ. Tổ chức này cũng từng tính toán rằng, sẽ mất 108 năm để thu hẹp bất bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị, y tế và giáo dục… nhưng phải mất 202 năm để thu hẹp khoảng cách giới ở nơi làm việc. Hiện trong lĩnh vực chính trị toàn cầu, chỉ có 25% vị trí quốc hội và 21% vị trí bộ trưởng do phụ nữ nắm giữ.

Các tin khác