Châu Âu: Kế hoạch Marshall mới?

(ĐTTCO)-Giữa cuộc khủng hoảng Covid-19, Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét làm thế nào có thể xây dựng lại các nền kinh tế của lục địa trong những năm sau đại dịch, và tin rằng Kế hoạch Marshall (kế hoạch tái thiết châu Âu sau Thế chiến 2) có thể được tái áp dụng.
Thông điệp “Hãy ở nhà!” được nhìn thấy khắp châu Âu. Làm thế nào các nền kinh tế châu Âu có thể phục hồi hậu Covid-19?
Thông điệp “Hãy ở nhà!” được nhìn thấy khắp châu Âu. Làm thế nào các nền kinh tế châu Âu có thể phục hồi hậu Covid-19?
Tầm nhìn Marshall 
Kế hoạch Marshall là một sáng kiến của Mỹ nhằm giúp hồi sinh các nền kinh tế của châu Âu sau khi Thế chiến 2 kết thúc. Cuộc chiến để đánh bại phát xít Đức đã nổ ra trong 6 năm, khiến hàng chục triệu người chết và vô số đường bộ, đường sắt, nhà máy và nhà cửa bị phá hủy, khiến nền kinh tế nhiều quốc gia bị hủy hoại.
Để đưa châu Âu trở lại trên đôi chân của mình, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là George C. Marshall đã vạch ra “Chương trình phục hồi châu Âu”. Chương trình đã gửi gần 13 tỷ USD viện trợ cho châu Âu trong khoảng thời gian từ năm 1948 đến 1951, bao gồm các lô hàng thực phẩm, nhiên liệu và máy móc, cũng như đầu tư vào phát triển công nghiệp. Số tiền khi đó tương đương 142 tỷ USD hiện nay.
Trong bài phát biểu tại Đại học Harvard vào tháng 6-1947, Marshall nói: "Sự thật của vấn đề là các yêu cầu của châu Âu trong 3-4 năm tiếp theo về thực phẩm nước ngoài và các sản phẩm thiết yếu khác (chủ yếu từ Mỹ) lớn hơn nhiều so với khả năng chi trả hiện tại của châu lục. Vì vậy, họ cần có sự giúp đỡ bổ sung đáng kể hoặc đối mặt với suy thoái kinh tế, xã hội và chính trị rất nghiêm trọng”.
Mới đây, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen, cho biết trong cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra, không thể có những biện pháp nửa vời. Và đó sẽ là trường hợp trong nhiều năm tới khi chúng ta tìm cách nâng nền kinh tế ra khỏi thung lũng khủng hoảng. Để làm điều này, chúng tôi cần đầu tư lớn dưới dạng Kế hoạch Marshall cho châu Âu. Và trung tâm của nó là một ngân sách mới của EU.
Theo Tổ chức Tình báo Kinh tế, nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 2,5% trong năm nay do đại dịch. Trong khi ở châu Âu, những ảnh hưởng có thể còn nghiêm trọng hơn - sự sụt giảm GDP lên tới 10% tại Eurozone đã được dự đoán. Vì thế, Bộ trưởng Lao động-Xã hội Đức Von der Leyen, kêu gọi tiến hành một “Kế hoạch Marshall mới” nhằm hỗ trợ những nền kinh tế của lục địa bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19, và đã được Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ủng hộ.

Kế hoạch mới cho kỷ nguyên mới
Có một sự mơ hồ xung quanh tình trạng của một số khoản tiền nhận được theo Kế hoạch Marshall - chúng là các khoản vay hay trợ cấp? Phần lớn các khoản nợ đã thực sự được xóa hoặc giảm đáng kể. Ý tưởng về một nhóm nợ tương tự kết hợp với vay tập trung đang được ưa chuộng trên khắp châu Âu ngày nay.
Theo Von der Leyden, phản ứng kinh tế của châu Âu đối với Covid-19 mạnh nhất hơn bất cứ khu vực nào trên thế giới. “Chúng tôi đã làm các quy tắc viện trợ nhà nước linh hoạt hơn bao giờ hết để các doanh nghiệp lớn nhỏ có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Chúng tôi đã nới lỏng các quy tắc ngân sách hơn bao giờ hết để cho phép chi tiêu quốc gia và EU nhanh chóng đến với những người cần nó. Điều này đã giúp các tổ chức EU và các quốc gia thành viên đưa ra 2.800 tỷ EUR để chống lại cuộc khủng hoảng” - bà Leyden nói.
Bà và những người ủng hộ tin rằng ngân sách EU có thể đóng vai trò là công cụ đoàn kết giúp đỡ những quốc gia cần thiết nhất như Italia và Tây Ban Nha, nơi số người chết cao và kinh tế thiệt hại nghiêm trọng. 
Nhưng chiến lược này cũng bị một số người chỉ trích. Các nhà kinh tế từ một số quốc gia giàu có ở châu Âu, như Đức và Hà Lan, đã bày tỏ quan ngại về ý tưởng này. Michael Hüther, người đứng đầu Viện Kinh tế Đức tại Cologne, cảnh báo chống lại việc eurozone phát hành trái phiếu chung để đối phó với nợ có chủ quyền. Ông e rằng nó có thể làm suy yếu các chính sách tài khóa quốc gia, thậm chí không khuyến khích kế hoạch kinh tế hợp lý ở một số nước.
Một kế hoạch Marshall mới cũng là ý kiến của Vessela Tcherneva, Phó Giám đốc Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu, có trụ sở tại Sofia, Bulgaria.
Tuy nhiên, ông thêm rằng cần có những biện pháp chống chảy máu chất xám ở Đông Âu: “Cuộc khủng hoảng coronavirus đã khuếch đại khoảng cách giữa Đông và Tây. Chính phủ Trung và Đông Âu hoang mang khi biết rằng các hệ thống y tế của họ không thể đối phó với đại dịch. Cuộc khủng hoảng cũng đang ảnh hưởng đến việc chảy máu chất xám từ Đông sang Tây. EU không thể tiếp tục bỏ bê vấn đề này. Lao động tự do cũng là nghịch lý. Khoảng 200.000 người Bulgaria mất việc ở Tây Âu đã trở về nhà kể từ đầu tháng 3. Trong số 3 triệu người đang làm việc, đó là tỷ lệ đáng kể”.

Những ý kiến khác
Theo Charles Grant, Giám đốc Trung tâm Cải cách châu Âu, để đứng dậy sau Covid-19, châu Âu cần một liên minh tài chính. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra chương trình mua trái phiếu ấn tượng trị giá 750 tỷ EUR. Nhưng hành động của ECB sẽ không đủ, EU cần đảm nhận vai trò trong chính sách tài khóa. Pháp, Tây Ban Nha và Italia muốn EU phát hành trái phiếu được bảo đảm bởi các quốc gia thành viên. Phần lớn trong số này sẽ được chuyển đến các quốc gia cần thiết nhất, để trợ cấp chi tiêu cho y tế, trợ cấp doanh nghiệp, trả lương thất nghiệp và đầu tư.
Trong khi đó, Đức, Hà Lan phản đối vì sợ điều này sẽ ngăn cản các nước yếu hơn thực hiện những cải cách. Họ có lý, nhưng nếu không thực hiện giải pháp này, các thành viên eurozone sẽ chìm vào vòng xoáy tiêu cực của GDP giảm và nợ tăng, cuối cùng phải chọn cách thoát khỏi EU. Đó là điều tồi tệ đối với tất cả các bên.
Bas Eickhout, một nghị sĩ thuộc Đảng Xanh của Hà Lan, cho rằng cần tiến hành các cải cách khắc khổ và biến sự tái thiết thành một thỏa thuận xanh: “Chia sẻ rủi ro để giải quyết gánh nặng tài chính là điều cần thiết. Về lâu dài, châu Âu cần có kế hoạch phục hồi đáng tin cậy. Nhưng chúng ta cần học hỏi từ quá khứ: nỗi ám ảnh của EU với sự khắc khổ không cần thiết làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro, dẫn đến thất nghiệp lớn.
Lần này, châu Âu cần phải có chương trình đầu tư nghiêm túc. Nó phải được sử dụng để giải quyết khủng hoảng khí hậu và đa dạng sinh học. Châu Âu cần phải có một thỏa thuận mới, tạo ra việc làm chất lượng trong nền kinh tế không tác động tới khí hậu và dẫn đến ô nhiễm bằng không”. 

Các tin khác