Chó Pit Bull là "thủ phạm" của hầu hết các vụ cắn người

(ĐTTCO) – Trong vòng ba năm theo dõi, chó Pit Bull được ghi nhận là “thủ phạm” của hầu hết vụ cắn người xảy ra ở Thành phố New York, Mỹ.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo số liệu thống kê gần đây nhất của Sở Y tế thành phố Mỹ, giống chó Pit Bull gây ra 2.610 vết cắn từ năm 2015 đến năm 2017, tức tương đương 30% tổng số nạn nhân bị chó cắn, theo số liệu thống kê gần đây nhất của Bộ Y tế thành phố.

Con số đáng lo ngại này nhiều hơn gấp bảy lần số vụ cắn người của bất kỳ giống chó nào khác, mặc dù Pit Bull chỉ là giống chó phổ biến thứ sáu trong số các giống chó được cho phép nuôi ở Thành phố New York.

Thạch sư khuyển (Shih Tzu) là loài chó nguy hiểm thứ hai ở New York, với 364 vụ tấn công, tiếp theo là Chihuahua, với 344 vụ.

Pit Bull được biết đến với cái đầu vuông, vai to và thân hình vạm vỡ. Chúng được lai tạo giữa chó Bulldog và chó Terrier, được đào tạo để săn mồi và tham gia vào các môn thể thao.

Hầu hết các vết cắn đều “thể hiện một mức độ hung dữ nào đó của con chó,” theo hồ sơ của United Kennel Club. Đầu tháng này, một bà mẹ ở Wisconsin, Mỹ đã bị đứt lìa tay khi bảo vệ đứa con 4 tuổi của mình khỏi một con Pit Bull đang tấn công.

Cơ quan Quản lý Nhà ở Thành phố New York đã cấm cư dân nuôi Pit Bull kể từ năm 2010. Các vụ cắn người của giống chó này phổ biến nhất ở Bronx, Far Rockaway và East Harlem, dữ liệu thống kê cho thấy. Tất cả các khu vực này có mức độ tập trung nhà ở công cộng cao hơn mức trung bình.

Mia Johnson, một thành viên đồng sáng lập của National Pit Bull Victim Awareness, cho biết các con số này “không có gì đáng ngạc nhiên”. Cô nhớ lại khi dắt hai chú chó nhỏ của mình đi dạo, thì đột ngột một con Pit Bull xuất hiện và cắn chết một con chó của cô.

“Chúng có những chiếc răng lớn. Chúng thường ngoạm chặt và cố gắng xé xác con mồi khi chúng tấn công”, cô nói.

Thành phố New York đã có lệnh cấm ngắn hạn đối với giống chó này, theo một biện pháp năm 1989 do Thị trưởng Ed Koch ký sau một chuỗi các cuộc tấn công tàn bạo của những con Pit Bull. Tuy nhiên, lệnh cấm đã được bãi bỏ vào năm 1991.

Các tin khác