Giá vàng hôm nay 27/6: Vàng đang ẩn mình, 5 yếu tố quyết định giá vàng trong tuần này

(ĐTTCO) – Vào lúc 5 giờ 29 phút sáng hôm nay 27/6 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay thế giới niêm yết trên Kitco neo ở mức 1.832,90 USD/ounce, quy đổi tương đương 51,376 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế phí). Nhà đầu tư cần theo dõi 5 yếu tố hàng đầu có thể quyết định giá vàng trong tuần này.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Mặc dù không có cuộc họp của ngân hàng trung ương vào tuần này, nhưng rất nhiều dữ liệu kinh tế được công bố từ Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản sẽ cung cấp những hiểu biết sâu hơn về nền kinh tế toàn cầu và định hướng giá vàng. Dữ liệu chính được tập trung trong tuần này sẽ là dữ liệu GDP quý I của Mỹ, Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2022, chỉ số US Dollar Index (DXY) và cuộc họp OPEC +.

Dưới đây, chúng tôi liệt kê 5 yếu tố hàng đầu có thể quyết định giá vàng trong tuần này:

1. Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2022: Anuj Gupta, Phó chủ tịch nghiên cứu hàng hóa và tiền tệ tại IIFL Securities nhận định: "Cuộc họp thượng đỉnh G7 năm 2022 dự kiến từ ngày 26 đến 28/6 vào tuần này. Cả thế giới sẽ thận trọng theo dõi sự kiện này vì bất kỳ sự leo thang căng thẳng địa chính trị nào liên quan đến chiến tranh Nga-Ukraine có thể dẫn đến sự biến động mạnh của giá vàng.

2. Chỉ số US Dollar Index (DXY): "Tuần này, rất nhiều yếu tố kích hoạt sẽ quyết định xu hướng giá vàng. Biến số chính đầu tiên sẽ là chuyển động của DXY khi nó cạnh tranh với vàng như một kho lưu trữ giá trị an toàn. Các nhà đầu tư đang cố gắng tìm ra câu hỏi liệu các ngân hàng trung ương có tăng lãi suất mạnh mẽ hay không trong bối cảnh ngày càng có nhiều rủi ro về suy thoái toàn cầu, dẫn đến một số áp lực lên đồng bạc xanh”, bà Sugandha Sachdeva, Phó chủ tịch nghiên cứu hàng hóa và tiền tệ tại Tonare Broking bình luận.

3. Cuộc họp của OPEC +: "Tuần này, mọi sự chú ý của cả thế giới sẽ hướng tới cuộc họp của OPEC và các đồng minh, nơi họ sẽ thảo luận về mức sản lượng của nhóm trong tương lai. OPEC + được cho là sẽ tuân thủ kế hoạch tăng sản lượng dầu lên 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8. Bất kỳ biến động mạnh nào của giá dầu thô tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất của nhóm cũng sẽ ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát và giá kim loại quý”, Sugandha Sachdeva, quan chức cấp cao của tổ chức nghiên cứu tiền tệ và hàng hóa Religare Broking nhận định.

4. Dữ liệu GDP quý I của Mỹ: "Dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý đầu tiên được kỳ vọng công bố vào tuần này. Nếu những con số này đáng thất vọng, thì những suy đoán về sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ sẽ có thêm sức mạnh dẫn đến nhu cầu về nơi trú ẩn an toàn tăng lên. Vì vậy, các nhà đầu tư vàng được khuyên nên theo dõi dữ liệu về GDP quý I của Mỹ trong tuần này”, Anuj Gupta, Phó chủ tịch nghiên cứu hàng hóa và tiền tệ tại IIFL Securities cho biết.

5. Tỷ giá đồng Rupee so với USD: Tại Ấn Độ, vàng không chỉ là 1 loại tài sản đơn thuần mà nó còn có nhiều ý nghĩa hơn thế. Nước Ấn Độ nổi tiếng “cuồng vàng” đến mức vàng xuất hiện trong mọi mặt cuộc sống, sinh đẻ cũng tặng vàng, đám cưới cũng tặng vàng… Nhiều người dân Ấn Độ còn xem vàng chính là biểu tượng của sự giàu có. Vì thế ai cũng sẽ tìm cách trữ vàng, mua vàng để làm hồi môn hoặc dùng để thể hiện địa vị, đẳng cấp.

Tuần trước, đồng Rupee của Ấn Độ đã chạm ở mức thấp kỷ lục so với USD, do đồng Rupee giảm dẫn đến giá vàng tăng. Các nhà đầu tư nên để mắt đến yếu tố tỷ giá đồng Rupee so với USD, một yếu tố nội địa quan trọng đối với giá kim loại màu vàng.

Các tin khác