Hé lộ kế hoạch của Mỹ “kiềm chế” Nga trong cuộc chiến tranh dầu mỏ

(ĐTTCO) - The Wall Street Journal cho hay, Nhà Trắng có thể tăng thuế nhập khẩu để gây áp lực lên Nga và Saudi Arabia.

Hé lộ kế hoạch của Mỹ “kiềm chế” Nga trong cuộc chiến tranh dầu mỏ

Theo các nguồn tin, trong cuộc tham vấn với các nhà quản lý cấp cao các công ty dầu mỏ, thượng nghị sĩ và thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố chính quyền sẵn sàng áp đặt thuế đối với nguyên liệu thô từ Nga và Saudi Arabia.

Theo đó, Nhà Trắng sẽ không áp dụng các biện pháp này nếu Moscow và Riyadh đồng ý giảm sản lượng khai thác dầu.

Cũng theo nguồn tin này, không loại trừ khả năng Washington sẽ xem xét khả năng tăng cường các biện pháp trừng phạt chống Nga. Ông Trump không đưa ra đề xuất với các công ty dầu mỏ Mỹ giảm khối lượng sản xuất. Theo các báo cáo trước đó, Nga và Saudi Arabia khẳng định vào điều kiện này là phù hợp với thị trường.

Theo Bloomberg mới đây nhận định, hôm 7/4, Nga và Saudi Arabia không thể đồng ý về các điều khoản của việc cắt giảm sản lượng dầu để vượt qua cuộc khủng hoảng của giá cả. Các bên đã đồng ý về sản lượng giảm mục tiêu 10 triệu thùng mỗi ngày, nhưng họ không thể đồng ý về cách phân phối sản lượng này giữa các bên tham gia giao dịch.

Ngoài ra, theo các nguồn tin, Moscow hy vọng rằng hạn ngạch sẽ được áp dụng dựa trên sản lượng trung bình trong quý đầu năm nay, trong khi Riyadh đề xuất tính toán hạn ngạch dựa trên mức hiện tại, sau khi các nước OPEC đã tăng sản lượng. Kể từ đó, Saudi Arabia đã tăng sản lượng dầu từ 9,8 triệu thùng lên 12,3 triệu thùng, trong khi Nga giữ ở mức 11,3 triệu thùng.

Mới đây, hôm 9/4, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Dan Bruyett nói rằng, việc giảm thêm sản lượng khai thác dầu của Hoa Kỳ là không đáng, vì thực tế nó đã giảm 2 triệu thùng mỗi ngày do nhu cầu giảm.

Trên kênh truyền hình CNBC ông Bruyett được hỏi rằng, liệu Mỹ có thể tự cắt giảm ngoài việc cắt giảm OPEC+ hay không. Theo ông Bruyett, các nhà sản xuất của Mỹ hiện đang bán 55-60% so với một năm trước.

“Việc giảm nhu cầu giảm dẫn đến sản lượng của Mỹ cũng giảm khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối năm 2020”, ông Bruyett nói.

Hôm 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đưa ra tuyên bố tương tự. “Chúng tôi đã giảm sản lượng. Nếu bạn nhìn vào Texas, Bắc Dakota, một số tiểu bang của chúng tôi đã tự động giảm sản xuất”, ông Trump nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng.

Ông Trump nói thêm rằng ông có “nhiều lựa chọn tốt” nếu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh không đồng ý giảm sản lượng tại cuộc họp dự kiến vào hôm 9/4. Nhưng ông Trump đã không nói rõ đó là những lựa chọn nào.

“Chúng tôi có một ngành công nghiệp dầu khí cực kỳ mạnh mẽ, số một trên thế giới và tôi không muốn những công việc trong ngành này bị ảnh hưởng”, ông Trump cho biết.

Toàn bộ ngành công nghiệp dầu khí tại Hoa Kỳ “đang giảm việc khoan dầu với tốc độ kỷ lục”, công ty nghiên cứu thị trường Rystad Energy cho biết. Theo tính toán, số lượng giếng khoan ngang, thường liên quan đến việc khai thác dầu và khí đá phiến, đã giảm 19% tính đến giữa tháng 3/2020 và có thể giảm tới 65% trong thời gian tới.

Đồng thời, người đứng đầu Nhà Trắng một lần nữa bày tỏ sự lạc quan về việc ký kết thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Nga. “Tôi nghĩ họ sẽ làm rõ mọi thứ. Rất nhiều tiến bộ đã được thực hiện trong tuần qua, và sẽ rất thú vị khi xem những gì diễn ra tại cuộc họp hôm 9/4”, ông Trump cho biết.

Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin và Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexandr Novak tuyên bố rằng thị trường đòi hỏi hành động chung, các công ty dầu khí Nga sẵn sàng đáp ứng yêu cầu này nhưng phải là cùng với OPEC+ và các nhà sản xuất dầu lớn như Hoa Kỳ.

Ông Putin đã chỉ ra những nguyên nhân khiến giá dầu sụt giảm nghiêm trọng, đó là do tình hình đại dịch Covid-19 và do việc Saudi Arabia rút khỏi thỏa thuận OPEC+, cũng như tăng sản lượng khai thác và công bố sẵn sàng giảm giá dầu.

Các tin khác