Kinh tế Mỹ trước rủi ro suy thoái

(ĐTTCO) - Nhiều chuyên gia cảnh báo, Mỹ có khả năng rất cao rơi vào suy thoái trong năm tới, do xuất hiện nhiều điểm dễ tổn thương như niềm tin tiêu dùng suy giảm, giá năng lượng tăng cao, lãi suất tăng, tâm lý kinh doanh suy yếu…

Cán cân lạm phát - suy thoái
Cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã đẩy nguy cơ suy thoái lên cao, bởi các chính sách kiềm chế lạm phát bằng việc tăng lãi suất quá nhanh hoặc quá nhiều sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế. Để thực hiện cuộc “hạ cánh mềm” là việc khó, khi từ tháng 3 sự cân bằng mong manh trong nền kinh tế Mỹ càng trở nên bấp bênh hơn. Và trước những áp lực này, lộ trình tăng lãi suất của Fed trở nên tích cực hơn. Tính từ đầu năm đến nay, Fed đã tăng lãi suất thêm 1,5 điểm phần trăm và có thể tăng lên gần 3,5% vào cuối năm nay. 
Lạm phát thời đại dịch Covid-19 dai dẳng hơn dự đoán vì những cú sốc mới liên tục ập đến. Ban đầu là lạm phát “dội ngược” do giá thấp khi bắt đầu đại dịch. Sau đó là sự tắc nghẽn nguồn cung cấp, tiếp đến là việc tăng giá năng lượng hồi năm ngoái… rồi cuộc chiến bất ngờ ở Ukraine và kinh tế Trung Quốc bị đình trệ vì các chính sách kiểm dịch.
Kinh tế Mỹ trước rủi ro suy thoái ảnh 1 Ảnh minh họa.
Dù chuỗi cú sốc này chưa kết thúc, nhưng giai đoạn căng thẳng nhất có lẽ đã trôi qua. Hàng tồn kho đã được xây dựng lại, người lao động đang trở lại làm việc. Điều này sẽ cho phép số liệu lạm phát ở mức vừa phải trong thời gian còn lại của năm.
Tuy nhiên, việc kiềm chế lạm phát gia tăng sức ép giá cả của các công ty. Các công ty thường phải đối mặt với sự đánh đổi giữa việc tăng giá và mất thị phần. Các nhà bán lẻ lớn, chẳng hạn Walmart và Target, gần đây đã báo cáo tỷ suất lợi nhuận bị thu hẹp, tức họ không bị buộc tăng giá để đánh đổi.

Chính sách tiền tệ ngày một khó
Hầu hết đợt tăng lãi suất của Fed được kỳ vọng diễn ra trong năm nay, nhưng tác động chậm chạp của chúng sẽ khiến nguy cơ suy thoái trở nên trầm trọng hơn vào năm 2023. Theo quỹ đạo hiện tại, lãi suất chính sách sẽ đạt mức “chặt chẽ” khoảng 3,25-3,5% và các tác động ngược trở lại nền kinh tế vẫn sẽ tiếp diễn.
Nhưng đây có thể không phải là dấu chấm hết cho việc thắt chặt tiền tệ. Để chấm dứt, tăng trưởng giá cả phải trở lại mức trước đại dịch khoảng 2%. Khi các yếu tố thúc đẩy lạm phát đi vào các lĩnh vực có độ phủ lớn, chẳng hạn như ngành dịch vụ, lãi suất có thể phải tăng cao hơn nữa.
Kỳ vọng về chính sách thắt chặt hơn đã làm tăng lãi suất dài hạn, làm ảnh hưởng đến thị trường vốn, niềm tin các hộ gia đình và làm chậm tăng trưởng chi tiêu. Lãi suất thế chấp cao hơn đáng kể đang tác động đến thị trường nhà ở. Các chính sách này được ban hành bởi các nhà hoạch định mà không có những mổ xẻ chi tiết, vì hầu hết dữ liệu vĩ mô đều bị trễ.
Không chắc chắn các quyết định của họ sẽ thắt chặt các điều kiện tài chính đến mức nào, hoặc mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế khi tất cả điều này có thể thay đổi đột ngột. Do đó, việc tăng lãi suất là cần thiết trong bối cảnh giá cả tăng cao, nhưng hầu như không thể biết trước được nên tăng bao nhiêu và khi nào.

Làm sao hạ cánh mềm?
Khi khả năng xảy ra suy thoái ngang bằng với lạm phát vừa phải so với nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, các nhà phân tích đặt câu hỏi liệu nền kinh tế có thể hấp thụ bao nhiêu căng thẳng. Nếu cuộc suy thoái năm 2023 có thể tránh được, đó là do người tiêu dùng và các công ty Mỹ vẫn còn khỏe mạnh.
Bảng cân đối của hộ gia đình rất mạnh và thị trường lao động đang bùng nổ. Đáng khích lệ là áp lực lạm phát đã hạ nhiệt, chẳng hạn hàng hóa đã giảm giá và tăng lương được nới lỏng. Và mặc dù tỷ suất lợi nhuận của các công ty sẽ giảm, nhưng chúng đang giảm xuống từ mức cực kỳ mạnh mẽ.
Điều đó nói lên rằng, nếu cuộc suy thoái xảy ra vào năm 2023, có nhiều lý do chính đáng để kỳ vọng nó sẽ dịu đi vì những tác nhân gây hại nhất ít có khả năng xảy ra. Các ngân hàng được vốn hóa tốt, có lợi nhuận và không có khả năng tạo ra sự thay đổi cấu trúc trong suy thoái. Điều này để lại triển vọng rằng nhu cầu có thể quay trở lại nhanh chóng và thị trường lao động vẫn thắt chặt, giúp các tác động suy thoái nhẹ bớt.
Nỗi lo lạm phát đình trệ
Một lợi ích của suy thoái kinh tế là giúp dập tắt được ngọn lửa lạm phát. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu suy thoái kinh tế không thể đưa tăng trưởng giá cả về như trước đại dịch? Suy thoái vào năm 2023 hoặc 2024 có thể dễ dàng đồng tồn tại cùng với lạm phát trên mục tiêu 2%. Mặc dù là rủi ro có cơ sở, nhưng kết quả như vậy vẫn không phải là "lạm phát đình trệ" thực sự của những năm 1970. Lạm phát đình trệ lúc đó không chỉ là sự tồn tại của tăng trưởng quá chậm và lạm phát quá cao. Điều này dẫn đến lãi suất dài hạn cao, cản trở chính sách tiền tệ và tài khóa, tỷ lệ thất nghiệp liên tục gia tăng, cùng một loạt hậu quả tồi tệ hơn nhiều so với triển vọng lạm phát tăng và tăng trưởng chậm lại.
Xem ra nước Mỹ đang đứng giữa suy thoái kinh tế với lạm phát trên mục tiêu và “lạm phát đình trệ”. Nếu Fed có quyết tâm giữ chính sách tiền tệ chặt chẽ bất chấp suy thoái, sẽ có khả năng lạm phát có thể được tạo ra từ hệ thống. Điều đó đòi hỏi sức mạnh và sự độc lập đáng kể, vì các chính trị gia, nhà đầu tư và công chúng sẽ thúc đẩy cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, đối mặt với khả năng phá vỡ cấu trúc, các nhà phân tích tin rằng Fed sẽ đứng vững. 
 Để có thể tránh suy thoái, Fed cần phải có những sách lược cực kỳ khéo léo cùng với một chút may mắn. 
MARK ZANDI, Kinh tế trưởng của Moody’s Analytics

Các tin khác