NATO BALTOPS 2020: Kịch bản thế chiến III

(ĐTTCO) - Baltops 2020 nhằm chống lại một kẻ thù hùng mạnh, mà không một quốc gia châu Âu nào có thể một mình đương đầu


NATO BALTOPS 2020: Kich ban the chien III

Bất chấp đại dịch

Ban đầu, đợt tập trận quân sự thứ 49 của Quân đội NATO Baltic Operations 2020 dự kiến sẽ diễn ra vào mùa xuân, nhưng đại dịch coronavirus đã buộc phải điều chỉnh lại thời gian và cuộc tập trận được tổ chức từ ngày 7 đến 16 tháng 6.

Để tránh lây nhiễm cho sỹ quan và binh lính, ban tổ chức đã phải hủy bỏ thành phần bộ binh và chỉ tập trung vào các đơn vị hoạt động trên biển và trên không. Quân đội của 17 quốc gia thành viên của Liên minh NATO và 2 quốc gia đối tác: Phần Lan và Thụy Điển đã tham gia cuộc tập trận.

Tổng cộng, có 29 đơn vị hải quân, 29 máy bay và 3.000 quân nhân có mặt ở vùng biển Baltic và trên không phận của nó. Đây không phải là những lực lượng lớn nhất, vì năm ngoái có 50 tàu, 40 máy bay và khoảng 8,6 nghìn quân nhân tham gia.

Đương nhiên, không có ai trong giới lãnh đạo tối cao của liên minh trực tiếp chỉ ra định dạng các bài diễn tập chống lại Nga. Thông cáo báo chí chính thức của Bộ Tư lệnh tối cao NATO, đặc biệt nêu rõ:

“Mục đích của các cuộc tập trận này là nhằm tăng cường mức độ hoạt động giữa các quốc gia trong liên minh nhằm tăng cường tiềm năng ứng phó với các mối đe dọa, cũng như thể hiện quyết tâm quốc tế nhằm đảm bảo sự ổn định trong khu vực và để bảo vệ Biển Baltic khi cần thiết”.

NATO BALTOPS 2020: Kich ban the chien III
Một cảnh trong cuộc tập trận

Trong vòng 10 ngày, các lực lượng hải quân và không quân của quân đội NATO phải trải qua ba giai đoạn chính của cuộc tập trận: phát triển và cải tiến các nhiệm vụ chiến đấu, phối hợp các lực lượng và phương tiện, và ở giai đoạn cuối cùng có tên gọi TACEX sẽ là một “trò chơi tự do” mà nhiều đơn vị sẽ có những hoạt động tự do.

Một trong những đặc điểm chính của các cuộc tập trận trước đây là tập trung vào sự hợp tác giữa các đơn vị của các quốc gia khác nhau theo một mệnh lệnh chung.

Tất cả các nguồn lực của Baltops 2020 được xây dựng xung quanh việc chống lại một kẻ thù hùng mạnh, mà không một quốc gia châu Âu nào có thể một mình đương đầu. Các tàu chiến và máy bay trau dồi kỹ thuật hành động chung trong các cuộc chiến chống thủy lôi, phòng không và chống tàu ngầm.

Như Lisa Franchetti, chỉ huy Hạm đội Sáu của Hoa Kỳ, đã lưu ý, chỉ có sự phát triển các kỹ năng trong điều kiện gần nhất với hoạt động tác chiến thực sự mới cho phép cùng nhau chống trả lại lực lượng hải quân hùng mạnh của địch.

Tất cả các hành động tiếp theo chứng minh sự tập trung rõ ràng của các cuộc diễn tập vào việc chống lại Nga. Đặc biệt là, cuộc phong tỏa biển Baltic bằng đợt huấn luyện cuối cùng của lực lượng NATO rất giống với hoạt động tương tự của lực lượng hải quân Đức Quốc xã.

Điều quan trọng không kém là sự phát triển của các kỹ thuật chiến tranh trong khi đang có đại dịch. Châu Âu và Mỹ dường như đã định kết thúc tình hình chống coronavirus với lợi thế nghiêng về phía họ và muốn thử sức trong cuộc chiến tranh với tất cả các biện pháp phòng ngừa dịch tễ.

Kết quả là, các cuộc diễn tập của hải quân - thủy quân lục chiến Mỹ thậm chí không dám mạo hiểm để tiến hành một cuộc đổ bộ truyền thống lên bờ biển gần khu vực Kaliningrad. Để biện minh cho điều này, Chuẩn đô đốc Guy Robinson đã nói rằng một số chiến thuật mới đã giúp họ không cần phải tiến hành hoạt động đổ bộ.

NATO BALTOPS 2020: Kich ban the chien III
Hạm đội Baltic Nguồn: cdnimg.rg.ru

Phản ứng từ phía Nga

Từ năm 1993 đến 2015, Nga đã từng tham gia vào các cuộc tập trận hàng năm của Baltic Operations nhằm phát triển các chiến thuật của cuộc chiến chống khủng bố.

Trong 5 năm trở lại đây, Nga đã trở thành một phần của Baltops với tư cách như một kẻ thù giả định và tiến hành các cuộc diễn tập ở phía bên kia chiến tuyến. Trong thông cáo báo chí từ Trung tâm điều hành quốc phòng Nga đã phát đi thông báo mang tính ngoại giao:

“Lực lượng và phương tiện của Hạm đội Baltic đang theo dõi cuộc tập trận Baltops-2020 của hải quân của Mỹ và các nước châu Âu, được tổ chức từ ngày 7 đến 16 tháng 6 tại vùng biển phía nam và trung tâm của biển Baltic”.

Trong tình huống tàu chiến và máy bay của kẻ thù tiềm năng tiếp cận cách biên giới quốc gia chỉ có 120 km thì đương nhiên là Nga không thể chỉ ngồi quan sát mà không có phản ứng gì.

Trong bối cảnh đó, khu vực Kaliningrad trong mười ngày qua đã trở thành một dạng tiền đồn cho cuộc tập dượt chống lại Baltops. Trước hết, Nga đã tiến hành các vụ phóng điện tử các tên lửa “Iskanders” vào các mục tiêu cơ sở hạ tầng điều khiển của NATO.

NATO BALTOPS 2020: Kich ban the chien III
Hệ thống tên lửa "Iskander". Nguồn: gazeta.ru

Tổng cộng, có 20 thiết bị và khoảng 200 sỹ quan binh lính Nga đã tham gia vào cuộc huấn luyện này. Ngay sau khi tập luyện phóng thử, các tên lửa cũng đã được thay đổi vị trí để tránh một cuộc tấn công trả đũa.

Các tổ hợp “Bastion” cũng nhắm vào các tàu chiến của NATO và sau quá trình bắn điện tử, các tàu chiến này đã bị "tiêu diệt". Một số con tàu của Nga đã rời thành phố Baltiysk ngay khi cuộc tập trận trên biển bắt đầu để theo dõi diễn biến và phát triển kế hoạch chống tàu ngầm và phòng không.

Ngoài ra, không quân hải quân của Hạm đội Baltic đã tiến hành trinh sát suốt ngày đêm, mười chiếc Su-27, Su-24 và Su-30SM đã thực hiện một cuộc tấn công giả định vào các mục tiêu mặt nước của đối phương.

Mặc dù lần này, quân lính NATO không tiến hành đổ bộ lực lượng Thủy quân lục chiến nhưng các phi công của Hạm đội Baltic cũng đã “phá hủy” giả định một số tàu đổ bộ.

Đồng thời, không quân của Nga cũng không ngừng đợt huấn luyện sau Baltops: vào ngày 19 tháng 6, ba ngày sau khi hạm đội kết hợp của NATO rời đi, 10 kíp máy bay chống ngầm của Hạm đội Baltic vẫn tiến hành diễn tập tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm. Ngoài ra, không quân Nga còn huấn luyện ném bom và tiêu diệt các mục tiêu mặt nước suốt ngày đêm.

Theo trung tâm báo chí của Hạm đội Baltic, trong khi các cuộc tập trận của NATO diễn ra thì các đơn vị của trung đoàn phòng không Nga cũng tổ chức các cuộc diễn tập trận song song.

Các đơn vị này đã xây dựng các tiêu chí cho việc triển khai các trạm radar, tìm kiếm mục tiêu trên không và chỉ định mục tiêu tại các vị trí điều khiển của hệ thống S-300 và S-400.

Khóa huấn luyện có sự tham gia của ít nhất 500 xạ thủ phòng không và khoảng 50 thiết bị vũ khí, bao gồm cả radar "Sky" và "Gamma". Các chuyến đi thực địa của các chuyên gia tác chiến điện tử đã trở thành truyền thống trong thời kỳ các nước NATO tiến hành các trò chơi quân sự của họ.

NATO BALTOPS 2020: Kich ban the chien III
Cảnh diễn tập của các tàu chiến NATO ở biển Baltic. Nguồn: nato.int

Trong tỉnh Kaliningrad trong vòng gần hai tuần đã có 200 binh sĩ túc trực làm nhiệm vụ, cung cấp công tác chiến đấu của 20 đơn vị thiết bị đặc biệt.

Trên đây mới chỉ là liệt kê các hoạt động chính của các nhóm quân đội Nga ở Baltic, chứ chưa tính đến các hoạt động huấn luyện của các tàu quét mìn hoặc tàu tên lửa của địa phương. Nói chung, trong mười ngày diễn ra cuộc tập trận Baltops, cả tỉnh Kaliningrad cũng được đưa vào các cuộc diễn tập quân sự không kém phần quy mô.

Cuộc đối đầu này rất giống với kịch bản bắt đầu của chiến tranh thế giới thứ ba. Khi đó, hoạt động ngày càng tăng của Hoa Kỳ và Châu Âu ở Biển Baltic không chỉ dẫn đến phản ứng từ quân đội Nga, mà còn cho mục tiêu tích trữ vũ khí lâu dài.

Vì vậy, trong tương lai gần các tàu tên lửa nhỏ của dự án “Karakurt” 22800 với tên lửa hành trình “Calibre” sẽ xuất hiện trong Hạm đội Baltic, có 4 tàu thuộc dòng này sẽ được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-M phiên bản tên lửa biển.

Trong bối cảnh đối đầu, ý tưởng Nga trở lại các cuộc tập trận Baltic của các nước NATO sẽ rất thú vị. Ông Viktor Murakhovsky - tổng biên tập của tạp chí “Kho thuốc súng của Tổ quốc” (Nga) khi trả lời phỏng vấn Hãng RT có nói:

“Các cuộc diễn tập chung sẽ tăng cường an ninh chung, thiết lập sự hợp tác của tàu bè trong các vùng biển quốc tế. Ngày nay, vấn đề này khá cấp bách. Chúng ta thấy Mỹ thường xuyên thực hiện các cuộc diễn tập nguy hiểm gần các tàu nước ngoài.

Điều này đang làm nóng lên tình hình ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Bất kỳ sự huấn luyện tàu bè nào cũng đều hữu ích, điều này sẽ phục vụ như một thiện chí. Nhưng rõ ràng là phương Tây không thấy hứng thú với điều này”.

Với hoạt động ngày càng tăng của khối NATO, mà ngay cả COVID-19 cũng không phải là lý do dẫn đến một sự thỏa hiệp thì hy vọng cho một sự kiện mang tính bước ngoặt như vậy là rất mong manh.

Các tin khác