Những ngày “Trái đất đứng yên”

(ĐTTCO)-Cú sốc virus tấn công nền kinh tế toàn cầu đã nhanh hơn và nghiêm trọng hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, vụ phá sản Dot Com, thậm chí là cuộc Đại khủng hoảng.
Những ngày “Trái đất đứng yên”
Trong cú trượt ngã kéo dài vài tháng qua, nền kinh tế toàn cầu đã dừng lại, thị trường chứng khoán sụp đổ 30-50%, thị trường tín dụng đóng băng, hàng hóa bị phá sản, thất nghiệp trên diện rộng và GDP toàn thế giới lao dốc.
Các biện pháp ngăn chặn xã hội nghiêm ngặt, kiểm dịch hàng loạt và cấm đi lại trên khắp thế giới để chống lại sự bùng phát nhanh chóng của Covid-19 là lý do khiến nền kinh tế toàn cầu tổn hại. Tại thời điểm này, hơn 1 tỷ người bị phong tỏa trong nhà của họ, một số trung tâm sản xuất lớn nhất bị đóng cửa, các hệ thống giáo dục cũng bị đóng cửa vô thời hạn.
JPMorgan Chase & Co. mô tả thời gian này là "những ngày trái đất đứng yên". Nỗi lo lắng của Phố Wall đang tăng lên từng ngày khi tình trạng đóng cửa kéo dài của nền kinh tế toàn cầu có thể gây ra suy thoái.
Bloomberg đã chia sẻ hình ảnh từ các vệ tinh SkySat của Công ty vệ tinh Planet Labs Inc., cho thấy các khu vực nhất định trên toàn thế giới bị đình trệ:
Những ngày “Trái đất đứng yên” ảnh 1 Cầu sông Dương Tử của Vũ Hán (trước và sau khi Covid xuất hiện)
Hình ảnh đầu tiên về cầu sông Dương Tử của Vũ Hán được chụp vào ngày 12-1, 1 ngày sau khi Covid-19 được biết đến ở Trung Quốc. Vào thời điểm bức ảnh thứ hai được chụp, Vũ Hán đã bị cách ly, Trung Quốc đã chứng kiến thêm 17 người chết, các nước láng giềng châu Á và Mỹ xuất hiện những ca nhiễm đầu tiên.
Những ngày “Trái đất đứng yên” ảnh 2 Đại Thánh đường Hồi giáo Mecca, địa điểm linh thiêng nhất của đạo Hồi.
Tại trung tâm của Đại Thánh đường Hồi giáo Mecca, địa điểm linh thiêng nhất của đạo Hồi, nằm ở Kaaba, cấu trúc hình khối hướng đến những lời cầu nguyện hàng ngày của người Hồi giáo trên khắp thế giới. Vào lúc cao điểm của cuộc hành hương được gọi là Hajj vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, khoảng 2 triệu người từ khắp nơi trên thế giới đến địa điểm này cùng một lúc. Vào ngày 27-2, Ảrập Saudi đã đóng cửa biên giới với những người hành hương quốc tế. Quốc gia đã thực hiện các bước tiếp theo để hạn chế việc tiếp cận đền thờ và đình chỉ tất cả các lối vào để cầu nguyện vào ngày 20-3, khiến khu vực trống rỗng. 
Những ngày “Trái đất đứng yên” ảnh 3 Kênh Grand Canal ở Venice, Ý 
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã khiến châu Âu chú ý vào ngày 8-3 khi ra lệnh phong tỏa khu vực phía Bắc của đất nước, bao gồm Venice. Một ngày sau, ông ra lệnh phong tỏa trên toàn quốc. Vài ngày sau khi đóng cửa, người Venice đã giật mình khi thấy rằng các kênh rạch và đường vành đai của họ trống rỗng, các kênh đào đột nhiên tĩnh lặng. 
Những ngày “Trái đất đứng yên” ảnh 4 Trung tâm Epcot ở Bay Lake, Florida
Trung tâm Epcot ở Bay Lake, Florida là nơi hiện thực hóa tầm nhìn lạc quan của Walt Disney về một tương lai toàn cầu dựa trên công nghệ. Vào ngày 18-3, 2 ngày sau khi Công ty Walt Disney tạm thời đình chỉ hoạt động của công viên giải trí và với nhiều quốc gia hạn chế đi ra nước ngoài, bãi đậu xe rộng lớn của nó trống rỗng.
Những ngày “Trái đất đứng yên” ảnh 5 Bãi biển Miami.
Một số nơi đã triển khai các biện pháp phòng ngừa liên quan đến Covid-19 như bãi biển Miami, nơi căn bệnh này xuất hiện ngay khi các sinh viên đại học nghỉ xuân. Dù nhà nước không muốn yêu cầu đóng cửa bắt buộc, các quan chức địa phương ở các thị trấn và thành phố vẫn đóng cửa những nơi kiếm tiền tốt nhất của họ. Thành phố Miami Beach đã ban hành lệnh giới nghiêm vào ban đêm trên các bãi biển và yêu cầu các doanh nghiệp không thiết yếu phải đóng cửa hàng ngày trước 10 giờ tối kể từ ngày 15-3. Đến ngày 18-3, tất cả các bãi biển trong thành phố và Hạt Miami-Date đã bị đóng cửa. Vào ngày 20, thành phố đã đóng cửa khách sạn và các dịch vụ lưu trú khác. 
Khi số ca mắc coronavirus ở Mỹ tiếp tục gia tăng, các quan chức nhà nước và địa phương đang thực hiện các biện pháp cực đoan để làm chậm sự lây lan của đại dịch, dẫn đến một cảnh tượng chưa từng có là những thành phố và điểm du lịch đông đúc nhất trên đất nước cũng vắng như chùa bà đanh. Sau đây là một số hình ảnh từ các thành phố lớn nhất nước Mỹ: 
Những ngày “Trái đất đứng yên” ảnh 6 Quảng trường Thời đại của thành phố New York là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất thế giới. Thông thường, nơi đây có gần 380.000 người đi bộ mỗi ngày. Nhưng hiện nay nó là một quảng trường ma. 
Những ngày “Trái đất đứng yên” ảnh 7 Thành phố New York thường có khoảng 67 triệu khách du lịch mỗi năm. Nhưng hiện nay, đường phố của nó trống rỗng khi mọi người thực hiện việc "giữ khoảng cách xã hội". Broadway cũng đã đóng cửa vì các cuộc tụ họp lớn đã bị cấm ở New York.
Những ngày “Trái đất đứng yên” ảnh 8 Với khoảng 750.000 lượt khách hàng ngày, Grand Central Terminal thường là một trong những điểm nhộn nhịp nhất ở thành phố New York. Nhưng nay...
Những ngày “Trái đất đứng yên” ảnh 9 Sân ga tàu điện ngầm rỗng tại nhà ga Grand Central, New York trong giờ cao điểm vào ngày 12-3.
Những ngày “Trái đất đứng yên” ảnh 10 Ngay cả Đại lộ Danh vọng Hollywood ở Los Angeles, nơi được ví như thỏi nam châm đối với du khác, cũng trống rỗng.
Những ngày “Trái đất đứng yên” ảnh 11 Thánh lễ nhà thờ không có con chiên ở Springfield, Illinois.
Những ngày “Trái đất đứng yên” ảnh 12 Các kệ hàng siêu thị trống rỗng ở Kansas.
Những ngày “Trái đất đứng yên” ảnh 13 Los Angeles từng nổi tiếng là nơi giao thông chen chúc, nay cũng vắng hoe.

Các tin khác