Quân đội Trung Quốc phô diễn sức mạnh

(ĐTTCO) - Ngày nay Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và sở hữu lực lượng quân đội được xếp trong số những đội quân hùng mạnh nhất. Một số nhà hoạch định chính sách Mỹ coi Trung Quốc là quốc gia duy nhất có sức mạnh quân sự thực sự đánh bại quân đội Mỹ trong một số trường hợp. Tuy nhiên, thực tế có đúng như vậy?

Vũ khí tối tân
Cho đến nay, quân đội và báo chí Trung Quốc đã nhiều lần “tiết lộ” nhiều loại vũ khí tinh vi với những thông số kỹ thuật đáng gờm. Hồi tháng 1, tờ Hoàn cầu Thời báo đưa tin nước này đang thử nghiệm loại vũ khí mới là bản sao “Mẹ các loại bom” của Mỹ. Phiên bản của Trung Quốc nặng vài tấn, dài 6m, tuy nhỏ hơn so với phiên bản gốc của Mỹ nhưng có thể mang trên máy bay ném bom H-6K.
Cũng trong tháng 1, tờ PLA, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, tiết lộ nước này đang xây dựng tổ hợp các hệ thống phòng thủ đặt sâu dưới địa hình đồi núi tại một địa điểm không được tiết lộ, có tác dụng bảo vệ các căn cứ của Trung Quốc trước các cuộc tấn công của kẻ thù. “Tổ hợp này có thể đánh chặn tên lửa siêu thanh, có thể di chuyển với vận tốc ít nhất Mach 5” - PLA dẫn lời một nhà khoa học quân sự Trung Quốc. 
Báo chí Trung Quốc cũng cho biết họ đã triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo mới nhất DF- tới khu vực cao nguyên và sa mạc ở Tây Bắc đất nước. "DF-26 là tên lửa đạn đạo tầm trung thế hệ mới của Trung Quốc, có khả năng tấn công các tàu lớn hoặc cỡ trung trên biển. Ngoài đầu đạn thông thường, nó có thể mang theo cả đầu đạn hạt nhân" - Hoàn cầu Thời báo cho biết. Cũng theo tờ báo này, DF-26 có tầm bắn khoảng 4.500km, đủ sức bao quát biển Đông ngay cả khi được phóng từ sâu bên trong lãnh thổ Trung Quốc. Tốc độ của DF-26 nhanh tới mức khả năng đánh chặn nó gần như không thể. 
Quân đội Trung Quốc phô diễn sức mạnh ảnh 1 Trung Quốc sở hữu số lượng xe tăng lớn, như đa số đã lạc hậu.
Một trong những vũ khí đáng sợ nhất là tên lửa đạn đạo DF-17 siêu thanh, với tốc độ nhanh hơn 5-10 lần so với âm thanh. DF-17 có khả năng cơ động, có thể tránh được các tên lửa chống đạn đạo như THAAD và SM-3 của Mỹ. Nó có tầm bắn khoảng 1.200 dặm và có thể mang cả đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. Trung Quốc cũng tung ra tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41, tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm và một loạt máy bay, phương tiện mặt đất, đánh chặn tên lửa và các vũ khí khác. Trung Quốc cũng đã phát triển được máy bay không người lái (UAV) tàng hình, có tên Thiên Ưng. Một bài báo trên Hoàn cầu thời báo gọi nó là đĩa bay dù hình dạng của nó tương đồng với những chiếc oanh tạc cơ B-2 của không quân Mỹ. Thiên Ưng trước đó được giới thiệu ở Triển lãm hàng không tại Chu Hải vào tháng 11-2018. Thời điểm đó, nhà thiết kế của Thiên Ưng, Ma Hongzhong, tiết lộ chiếc UAV này có thể lẩn trốn rất tốt tầm quan sát của đối phương, có khả năng tấn công, phòng thủ ấn tượng khi tham gia thực chiến.
Đặc biệt, Trung Quốc tung ra máy bay không người lái gián điệp siêu thanh DR-8, được thiết kế để bay trên Thái Bình Dương với tốc độ gấp 3-5 lần tốc độ âm thanh bằng hệ thống đẩy bí ẩn. Bắc Kinh cũng tiết lộ chiếc máy bay tàng hình không người lái (UCAV) của Hongdu GJ-11 Lijian (UCAV). Những thứ này không chỉ khó phát hiện với radar, còn có thể mang theo hơn 2 tấn bom hoặc tên lửa dẫn đường bằng laser trong 2 khoang vũ khí bên trong.
Ngoài ra, nước này còn công khai tàu lặn không người lái (UUV) HSU-001. Đây là loại tàu ngầm thế hệ mới, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tầm xa không cần bất kỳ chỉ thị nào của con người.

Liệu có thực sự hùng mạnh?
Trong khi đó tờ National Interest cho rằng, dù Trung Quốc có nhiều vũ khí tối tân, nhưng chúng chỉ là bề mặt để “lấy oai” và công nghệ kém xa so với các nước phương Tây. Kho vũ khí nước này tràn ngập các thiết bị lỗi thời. Trung Quốc sở hữu 7.580 xe tăng chiến đấu chủ lực, nhiều hơn quân đội Mỹ. Nhưng chỉ có 450 trong số những xe tăng này với các loại Type 98As và Type 99s tạm gọi là hiện đại, với súng 125mm, vỏ composite, hệ thống treo hiện đại và điều khiển hỏa lực tiên tiến. 7.130 xe tăng khác của Trung Quốc là hậu duệ những chiếc T-55 của Liên Xô trước đây đã lỗi thời.
Trung Quốc hiện có khoảng 1.320 nhiều máy bay chiến đấu, chỉ thua một chút so với Mỹ, nhưng hầu hết là các máy bay phản lực đã lỗi thời. Trong đó chỉ có 502 chiếc là biến thể hiện đại 296 của Su-27 và 206 J-10 của Nga có thiết kế bản địa. 819 máy bay chiến đấu còn lại chủ yếu J-7, J-8 và Q-5s, những thiết kế từ những năm 1960, “khó thọ” trong một cuộc chiến hiện đại. 
Hải quân Trung Quốc khá hơn một chút. Các tàu khu trục khá mới, nhưng tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh là tàu Liên Xô được xây dựng lại từ những năm 1980. Sau 9 năm tái trang bị, Liêu Ninh bắt đầu thử nghiệm trên biển vào năm 2011. Liêu Ninh có kích thước bằng một nửa siêu tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ và mang một nửa số máy bay. Vì Liêu Ninh thiếu máy phóng, các máy bay chiến đấu hải quân Trung Quốc J-15 phải sử dụng một đường dốc trượt để cất cánh, đã làm hạn chế trọng tải và tầm bắn của chúng. Liêu Ninh thiếu radar và các máy bay tiếp nhiên liệu, khiến sức mạnh tấn công tầm xa của nó rất yếu.
Về tàu ngầm, chỉ hơn một nửa trong số 54 tàu ngầm Trung Quốc là những chiếc tàu hiện đại, được chế tạo trong vòng 20 năm qua. Đội tàu dưới biển hiện đại của Bắc Kinh bao gồm các lớp Thương, Hán, Nguyên và Tống, đều do Trung Quốc xây dựng và thua kém các thiết kế phương Tây. Phần còn lại của các tàu ngầm Trung Quốc, đặc biệt là lớp Minh, được xây dựng từ những năm 1980, hoàn toàn lỗi thời. Bắc Kinh đã ngừng sản xuất lớp Thương chạy bằng năng lượng hạt nhân sau khi chỉ đóng 3 chiếc. Hơn nữa, Bắc Kinh đã đặt hàng với Nga cho tối đa 4 tàu ngầm lớp Kalina, báo hiệu sự thiếu niềm tin vào các thiết kế địa phương.
Ít đồng minh, nhiều kẻ thù
Hiện Trung Quốc đang thiếu đồng minh thực sự, đáng tin cậy. Chỉ riêng ở Thái Bình Dương, Mỹ có thể coi Nhật Bản, Đài Loan, Australia, Hàn Quốc, New Zealand và Philippines là những đồng minh thân thiết, đồng thời duy trì quan hệ thân mật với một số nước ở Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia... Trong khi đó, danh sách đồng minh của Trung Quốc ở Thái Bình Dương chỉ có Nga. Trên toàn cầu, các đồng minh của Trung Quốc bao gồm Pakistan, Zimbabwe, Venezuela và các quốc gia như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Tất cả đều là những quốc gia chuyên chế hoặc gần như chuyên chế, nhiều nước không ổn định hoặc có hồ sơ dài về vi phạm nhân quyền. 
Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần sau 25 năm. Bắc Kinh đang xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh, phát triển máy bay chiến đấu tàng hình và tiến hành các cuộc tập trận với những tình huống phòng thủ và viễn chinh. Trong khi Hải quân Mỹ có thể đi qua Thái Bình Dương và tiếp tế từ hàng chục cảng, tàu chiến Trung Quốc chỉ có thể đi ở bên ngoài lãnh hải của mình và cảng Vladivostok của Nga. Điều này đặt Trung Quốc vào bất lợi chiến lược rất lớn. Bắc Kinh không có đồng minh để cung cấp căn cứ, chia sẻ gánh nặng, tình báo nhóm hoặc cho vay trong trường hợp cấp bách.  
Ngân sách quân sự của Trung Quốc dù tăng mạnh mỗi năm, nhưng quân đội của họ đang bị phá hủy do nạn tham nhũng nặng nề bởi chính các quan chức cấp cao của quân đội. 
Theo trang National Interest 

Các tin khác