Tiền là để bán: Người gửi tiền Lebanon bán séc với giá chỉ một nửa

(ĐTTCO) - Chính phủ mới đối mặt với thách thức to lớn để cải cách khu vực ngân hàng bị phá vỡ trong bối cảnh khủng hoảng niềm tin vào hệ thống.
Ảnh minh họa. @Getty Image
Ảnh minh họa. @Getty Image

Doanh nhân Jamal cần rút tiền mặt khỏi ngân hàng ở Lebanon đến nỗi đã đồng ý với một giao dịch mà không bất kỳ nơi nào khác trên thế giới có thể xảy ra: Anh đã bán một tấm séc chỉ với một nửa mệnh giá.

“Có người đã lấy 50% tiền của tôi, vâng. Nhưng tôi rất hạnh phúc” khi lấy được tiền ra khỏi ngân hàng, Jamal nói.

Việc bán séc là một phần của thỏa thuận mua tài sản ở Dubai. Và, theo như Jamal được biết, anh ấy có rất nhiều thứ.

Rối loạn chính trị đã đẩy quốc gia Địa Trung Hải mong manh đến chỗ sụp đổ hoàn toàn về kinh tế. 

Thêm vào đó hôm thứ Bảy 9/10, nhà cung cấp điện của đất nước cho biết hai nhà máy chính của họ đã hết nhiên liệu, do đó gây ra tình trạng mất điện tạm thời trên toàn quốc.

Các ngân hàng của Lebanon đã đưa ra các giới hạn khắc nghiệt đối với việc rút tiền và chuyển khoản nước ngoài hai năm trước, kích hoạt thị trường séc chợ đen phát triển mạnh khi có tới hàng tỷ đô la Mỹ bị mắc kẹt trong hệ thống ngân hàng Lebanon, được gọi là “đô la địa phương” hoặc “lô la” (lollars).

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính của đất nước trở nên tồi tệ hơn, tỷ giá séc bằng đồng đô la đã giảm xuống thấp tới 15% mệnh giá, phản ánh sự suy giảm niềm tin vào các ngân hàng của đất nước.

Sami Atallah, Giám đốc sáng lập của The Policy Initiative, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Beirut, cho biết: “Những người gửi tiền không tin tưởng vào hệ thống ngân hàng hoặc rằng chính phủ sẽ thực sự bồi thường cho họ hoặc lấy lại tiền của họ”.

Thị trường chợ đen bất thường này nhấn mạnh thách thức mà chính phủ mới do Thủ tướng tỷ phú Najib Mikati đứng đầu phải đối mặt.

Khi đàm phán với IMF, họ phải tìm ra cách giải cứu khu vực ngân hàng từng phục vụ khu vực này như một trung tâm tài chính và cứu vãn những gì còn lại trong khoản tiết kiệm của người dân.

Theo Ngân hàng Thế giới, vấn đề một phần xuất phát từ sự vướng mắc sâu sắc của những người cho vay Lebanon với cả ngân hàng trung ương và nhà nước - khoảng 70% tài sản ngân hàng thuộc chủ quyền mắc nợ nặng, theo Ngân hàng Thế giới, bao gồm một phần lớn các Eurobonds của chính phủ bị vỡ nợ.

Chính phủ trước đó đã ước tính vào năm 2020 rằng chỉ riêng NHTƯ Banque du Liban (BdL) đã bị thiệt hại trị giá 50 tỷ đô la.

Hơn 80% số tiền được giữ trong các tài khoản ngân hàng của Lebanon được tính bằng đô la. Nhưng đô la được giữ trước cuộc khủng hoảng chỉ có thể được rút ra dưới dạng tiền mặt bằng bảng Lebanon, và với tỷ giá chính thức là 3.900 bảng 1 đô la - có nghĩa là người gửi tiền mất gần 80% số tiền mỗi lần rút tiền mặt. Chuyển tiền nước ngoài gần như bị cấm.

Ngay cả việc rút tiền bằng bảng Lebanon cũng bị giới hạn và séc bằng đồng nội tệ cũng đang được mua và bán với giá chiết khấu.

Các tin khác