Trung Quốc - “Núi” nợ xấu 1.500 tỷ USD

(ĐTTCO) - Một báo cáo của PricewaterhouseCoopers (PwC) hồi năm ngoái ước tính nợ xấu của Trung Quốc và các tài sản căng thẳng đã đạt 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2019. Con số này sẽ tiếp tục tăng vì PwC chưa tính đến tác động của đại dịch Covid-19 đang diễn ra.

Nợ xấu phình ra do Covid-19
Thị trường nợ xấu của Trung Quốc bao gồm các doanh nghiệp đã bị vỡ nợ hoặc phá sản và được bán cho các nhà đầu tư với giá chiết khấu, bị chi phối bởi các khoản nợ xấu từ lĩnh vực bất động sản, dự kiến sẽ tăng đáng kể trong năm nay. Mặc dù hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc đang bắt đầu trở lại bình thường sau nhiều tháng bị phong tỏa và hạn chế để ngăn chặn Covid-19, nền kinh tế đã tăng trưởng âm 6,8% trong quý I, lần đầu tiên kể từ năm 1976.
Trước đó, người ta ước tính nếu tăng trưởng GDP giảm xuống 4,8% trong năm nay từ mức 6,1% vào năm 2019, nợ xấu có thể lên tới 3.450 tỷ NDT (486 tỷ USD), theo May Yan, người đứng đầu thị trường Trung Quốc của Ngân hàng đầu tư UBS. Nếu tăng trưởng GDP giảm xuống 3,2%, nợ xấu có thể lên tới 5.000 tỷ NDT (704,4 tỷ USD). Việc GDP Trung Quốc giảm tới 6,8% là điều các nhà phân tích chưa bao giờ dám dự báo khi dịch Covid-19 chưa xảy ra.
WeWork, nơi cung cấp không gian làm việc chung cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nhân, có tỷ lệ trống 36% ở Thượng Hải, 65% ở Thâm Quyến và 79% ở trung tâm Xian của Trung Quốc, Financial Times đưa tin vào tháng 10-2019. Chen Lau, một đối tác tại công ty tư vấn toàn cầu PwC, cho biết nếu người thuê nhà trì hoãn tiền thuê văn phòng, câu hỏi đặt ra là liệu công ty bất động sản có đủ dòng tiền để trả lãi cho các khoản vay ngân hàng. Và nếu thanh toán vẫn chưa được thực hiện, các ngân hàng có thể phân loại các khoản vay này là không thực hiện. Trong trường hợp đó, các ngân hàng sẽ có động cơ giảm tải cho các công ty quản lý tài sản.
Trung Quốc - “Núi” nợ xấu 1.500 tỷ USD ảnh 1
Brock Silvers, giám đốc điều hành của Adamas Asset Management, cho biết sự tăng trưởng của nợ xấu Trung Quốc đã bắt đầu ngay cả trước khi dịch Covid-19 bùng phát, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại ở mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ. "Trong khi hầu hết khoản nợ trong năm nay có khả năng đã được xử lý, coronavirus bùng phát có nghĩa là một phần đáng kể trong số đó biến thành nợ xấu" - Silvers nói và cho biết Trung Quốc đang mắc nợ quá mức và phải đối mặt với nghĩa vụ nợ lớn sắp tới trong năm nay. Cơ hội cho các quỹ kền kền
Benjamin Fanger, người sáng lập ShoreVest Partners - công ty quản lý tài sản có trụ sở tại Quảng Châu - đã xây dựng công ty của mình xung quanh ý tưởng có thể kiếm tiền được từ sức ép tín dụng của Trung Quốc. Ông nói rằng cơ hội bây giờ đang lớn nhất 15 năm kể từ khi ông bắt đầu phân tích các khoản vay không trả nợ, hay nợ xấu của Trung Quốc. Ông ước tính số nợ này sẽ ngày càng lớn hơn và cho rằng thị trường trị giá 1.500 tỷ USD đầy cạm bẫy. Công ty ông đã mua hơn 15.000 khoản nợ xấu Trung Quốc kể từ năm 2004. 
"Nếu bạn không có kinh nghiệm, điều đó có thể rất rủi ro. Núi nợ xấu của Trung Quốc đang ngày càng thu hút sự chú ý toàn cầu, với số vụ vỡ nợ tăng vọt ngay cả trước đại dịch Covid-19, cùng với việc Bắc Kinh đã gỡ bỏ hạn chế đối với các nhà đầu tư quốc tế.  Trong một kỷ nguyên có thể là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khác, nợ của Trung Quốc trông có vẻ an toàn hơn" - ông Fanger nói.
Oaktree Capital Group, tập đoàn đầu tư tín dụng do Howard Marks đứng đầu, vào tháng 2 đã mở một bộ phận ở Bắc Kinh để mua nợ xấu. Họ nhìn thấy tiềm năng thị trường rất lớn. Theo tài liệu do ShoreVest cung cấp, nhóm của Fanger đã tạo ra tỷ lệ hoàn vốn nội bộ 2 chữ số trên tất cả danh mục đầu tư nợ xấu của mình. Để so sánh, chỉ số điểm chuẩn Bloomberg của trái phiếu rác ở Mỹ chỉ có tỷ lệ hoàn vốn 6%, trước khi tăng đột biến do virus vào cuối tháng 3. Ở châu Âu, lãi suất trên một số trái phiếu doanh nghiệp là âm.
Các nhà quản lý tiền toàn cầu, những người muốn tìm kênh đầu tư sinh lợi tốt, đang có một thị trường 1.500 tỷ USD nợ xấu của Trung Quốc để lựa chọn. S&P Global Ratings còn ước tính các khoản vay quá hạn có thể tăng thêm 800 tỷ USD nếu đại dịch Covid-19 kéo dài. Ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc có thể hồi phục nhanh chóng, các khoản nợ cũng sẽ tiếp tục tăng.
Quốc gia này đã cho phép một trong những sự bùng nổ tín dụng lớn nhất trong lịch sử thế giới trong thập niên qua, bằng cách cung cấp bảo lãnh ngầm cho người vay doanh nghiệp. Hiện Bắc Kinh đang cố gắng kìm hãm điều này. Các nhà hoạch định chính sách đã tuyên bố các gói cứu trợ không còn được bảo đảm, thậm chí một số công ty nhà nước đang vỡ nợ trái phiếu của họ.

Bí quyết đầu tư nợ Trung Quốc 
Các chuyên gia được Bloomberg phỏng vấn đã đưa ra một số lời khuyên cho những người muốn đầu tư vào thị trường nợ của Trung Quốc. Thứ nhất, tránh bất ổn xã hội. Đây là một trong những nguyên tắc hướng dẫn của Fanger, không chỉ được áp dụng cho việc công nhân bị sa thải và các nhà máy nhàn rỗi.
Thí dụ, khi xem xét nợ bất động sản, ông khuyên nên tránh các tình huống có thể buộc mọi người rời khỏi nhà của họ.
Thứ hai, vấn đề hỗ trợ của nhà nước. Soo Cheon Lee, Giám đốc đầu tư của SC Lowy, một công ty đầu tư kiêm ngân hàng tín dụng, cho biết một trong những thách thức lớn nhất của việc mua nợ doanh nghiệp Trung Quốc, là tìm ra các mối quan hệ vay mượn với chính phủ. "Vấn đề cốt lõi ở Trung Quốc không phải về tài chính, mà về các mối quan hệ. Bởi lẽ, với các công ty Trung Quốc, chúng ta không thể dự đoán được họ sẽ vỡ nợ hay không. Một số công ty không phải như những gì được trông thấy. Nếu bạn thực sự là doanh nghiệp nhà nước (SOE), bạn sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ hoặc ngân hàng quốc doanh. Nhưng khi chúng ta nhìn vào các công ty tự xưng là SOE mà không thực sự là SOE, chúng ta thấy họ gặp khó khăn" - Lee nói.
Thứ ba, phát triển chuyên gia địa phương. Avery Colcord, một giám đốc tại Singapore của CarVal, người đã dành khoảng 2 thập niên ở Trung Quốc, chia sẻ để thoải mái làm ăn tại Trung Quốc cần phải khai thác kiến thức địa phương, tức cần xây dựng hệ thống chuyên gia địa phương. Với tiêu chí này, CarVal đã hợp tác với Shanghai Wensheng Asset Management, một công ty chuyên về nợ ở Thượng Hải, để mua 2 danh mục nợ xấu kể từ năm 2018.
Thứ tư, cất công tìm hiểu chi tiết. Một lợi thế lớn của việc có đội ngũ mạnh ở địa phương là họ sẽ có nhiều khả năng nhận thấy những điều nhỏ nhặt có thể tạo ra hoặc phá vỡ một khoản đầu tư, Ron Thompson, giám đốc của Alvarez & Marsal Asia - công ty dẫn đầu về tái cấu trúc công ty, cho biết. "Các giao dịch liên quan đến tài sản nói riêng thường đòi hỏi mức độ chi tiết cao. Nếu bạn đầu tư vào toàn bộ tòa nhà, nó dễ dàng hơn, nhưng nếu bạn chỉ đầu tư vào tầng 3, bạn phải tìm ra ai là người sở hữu mọi thứ khác. Bạn có tầng thứ 3, nhưng thang máy có thể bị kiểm soát bởi con nợ hoặc mafia. Bạn làm sao đi lên tầng 3? Ai có thể mua nó?" - Thompson nói.
Thompson nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thuê luật sư, những người biết đường đi trong hệ thống tòa án trong nước. Trong khi các nhà chức trách Trung Quốc đã cam kết tiến tới quy trình hiệu quả hơn và có thể dự đoán hơn để xử lý các cuộc vỡ nợ và tái cấu trúc, các thẩm phán ở các tỉnh nhỏ, nghèo lại có xu hướng giúp đỡ các doanh nhân kém may mắn hơn. "Đây là một vấn đề quan trọng ở Trung Quốc" - Thompson chia sẻ.
Thứ năm, thanh khoản là chìa khóa. James Dilley, một đối tác có trụ sở tại Hồng Kông của PricewaterhouseCoopers, cho biết các nhà quản lý nợ xấu ở Trung Quốc đôi khi đánh giá quá cao tính thanh khoản của một khoản thế chấp cho vay. Điều này rất quan trọng vì bán tài sản thường là cách duy nhất để các chủ nợ được hoàn trả nhanh chóng. Nhiều tình huống đau khổ liên quan đến bất động sản, đòi hỏi phải hiểu thị trường bất động sản địa phương. Chẳng hạn, sẽ dễ dàng tìm người mua cho một tòa nhà ở các tỉnh phát triển hơn ở bờ biển phía Đông Trung Quốc, như Giang Tô và Chiết Giang, so với các thành phố nội địa ít dân cư. Một số nhà đầu tư đã thấy lợi nhuận của họ bị ảnh hưởng bởi việc bán bất động sản mất nhiều thời gian hơn dự kiến, và đó là chìa khóa. 
 Tính đến cuối tháng 6-2019, Trung Quốc có 2.200 tỷ NDT (tương đương 316 tỷ USD) nợ xấu. Chưa kể các nhà đầu tư quốc tế đã đầu tư 1.100 tỷ USD vào nợ xấu Trung Quốc tại các tỉnh ven biển giàu có như Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông, để theo đuổi suất lợi nhuận hàng năm 13-15%. 

Các tin khác