Đọc “Thị trường tài chính” để hiểu thị trường Việt Nam

(ĐTTCO) - Thị trường tài chính của Việt Nam ngày nay đang phát triển nhanh chóng về chất lượng cũng như quy mô. Vì vậy, một nhà đầu tư khi tham gia đều phải có những hiểu biết về thị trường này. 
Những kiến thức đó giúp mỗi nhà đầu tư, mỗi chủ thể tham gia thị trường này hiểu đúng về vai trò và động cơ của mình.
Nếu xét về đối tượng hay chủ thể, ai được tham gia vào thị trường và tại sao những đối tượng này mới có thể tham gia trong thị trường đó? Những biến động của thị trường này đang phản ánh điều gì về tương lai kinh tế, về giá của các tài sản tài chính?
Đọc “Thị trường tài chính” để hiểu thị trường Việt Nam ảnh 1
Ở góc độ là những công cụ giao dịch trên thị trường tài chính, thị trường được chia thành những loại khác nhau như thị trường tiền tệ, thị trường nợ và thị trường chứng khoán vốn cổ phần… Mỗi một thị trường có những tính chất dẫn nhập các nguồn vốn vào nền kinh tế khác nhau… Nhưng dù tiếp cận trên cơ sở nào, một thị trường tài chính phát triển sẽ giúp ích cho nền kinh tế phát triển. 
Nhìn về Singapore với các phát biểu của ông Lý Quang Diệu, chúng ta thấy rằng một quốc gia phát triển sẽ dựa trên sự phát triển của một trung tâm tài chính. Ngày nay, khu vực ASEAN đã có nhiều trung tâm tài chính khác đang phát triển, đã đe dọa đến vị thế của Singapore.
Vai trò của trung tâm tài chính Hồng Công khi được trao trả về Trung Quốc đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong 20 năm qua như thế nào chúng ta điều biết. Sau khi mới tiếp nhận, kinh tế của Hồng Công đóng góp đến 27% GDP của Trung Quốc.
Bằng việc sử dụng một trung tâm tài chính đã phát triển ở Hồng Công, chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy nền kinh tế nội địa phát triển và hình thành nên những trung tâm tài chính khác thay thế Hồng Công để rồi ngày nay mức đóng góp của Hồng Công chỉ tầm 3% GDP của Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngoài việc một thị trường tài chính phát triển giúp phát triển kinh tế, thì chính sự phát triển của thị trường tài chính cũng hàm chứa nhiều sự bất ổn khi sự “lây lan” từ những tác động của những thị trường tài chính khác lên thị trường tài chính trong nước là rất lớn. Chính vì vậy một thị trường tài chính còn đề cập đến những chuỗi gắn kết với các thị trường tài chính khác trên thế giới.
Khi một thị trường tài chính nào đó biến động thì cơ chế “lây lan” này sang thị trường tài chính Việt Nam như thế nào? Tất cả điều này được giới thiệu và phân tích trong cuốn sách Thị trường tài chính (Financial Institutions and Markets) của Giáo sư Madura, đã được biên dịch và giới thiệu ở Việt Nam.

Các tin khác