Hồi sinh tuồng cung đình Huế

(ĐTTCO) - Nhằm phục hồi, bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu tuồng, đặc biệt là tuồng cung đình Huế (từng mất dần môi trường diễn xướng nguyên thủy kể từ khi triều đại nhà Nguyễn cáo chung vào năm 1945), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học về tuồng Huế.

Nghệ thuật sân khấu tuồng trở thành Quốc kịch dưới thời nhà Nguyễn

Nghệ thuật sân khấu tuồng trở thành Quốc kịch dưới thời nhà Nguyễn

Nhiều vở tuồng và trích đoạn tuồng cung đình Huế được sưu tầm, phục dựng và giới thiệu với du khách tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại nội Huế) cùng một số điểm tham quan thuộc khu di sản Huế.

Hồi sinh tuồng cung đình Huế ảnh 1Giới nghệ nhân tuồng và cổ nhạc Huế đến nay vẫn thờ Đào Duy Từ làm tổ sư, và coi năm 1627 là niên đại khởi đầu của lịch sử tuồng Huế

Hồ sơ khoa học về mặt nạ tuồng Huế, vũ đạo tuồng Huế, phục trang tuồng Huế… cũng được sưu tầm, nghiên cứu xây dựng làm cơ sở khôi phục và phát huy những giá trị quý báu của nghệ thuật tuồng mà tiền nhân đã để lại.

Hồi sinh tuồng cung đình Huế ảnh 2Biểu diễn trích đoạn tuồng cổ tại Thanh Bình từ đường - Nhà thờ Tổ nghệ thuật hát tuồng truyền thống còn lại ở Cố đô Huế

Hồi sinh tuồng cung đình Huế ảnh 3Nghệ nhân La Hùng hướng dẫn kỹ thuật kẻ mặt nạ tuồng cho học trò

Hồi sinh tuồng cung đình Huế ảnh 4Biểu diễn vở tuồng Mạnh Lương bắt ngựa vừa được phục dựng phục vụ du khách tại Nhà hát Duyệt Thị Đường

Hồi sinh tuồng cung đình Huế ảnh 5Trình diễn tuồng cổ tại Festival Huế 2022

Hồi sinh tuồng cung đình Huế ảnh 6Biểu diễn, giới thiệu mặt nạ tuồng trên đường phố ở Cố đô Huế

Các tin khác