Làng treo lưng núi

(ĐTTCO) - Lịch sử du canh du cư, cùng nhiều yếu tố khác, như: chiến tranh, xung đột, tập tục, đã đẩy nhiều bộ phận người dân tộc thiểu số càng “ăn” sâu vào rừng, dựng nên hàng loạt ngôi làng nhỏ nằm cheo leo bên lưng núi, góc rừng. 

Dọc dải miền Trung có hàng ngàn ngôi làng nhỏ như thế. Mỗi làng và nhóm làng dù nhỏ đều có một thiết chế xã hội nhất định, với bản sắc văn hóa độc đáo. 

Làng treo lưng núi ảnh 1Ngôi làng của người Cor nằm giữa lưng núi thuộc hệ núi Cà Đam, đầu nguồn suối Nia (giáp ranh huyện Trà Bồng, và huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi)

Làng treo lưng núi ảnh 2Cách thức canh tác rẫy của đa phần người dân tộc thiểu số mất nhiều sức lao động, tác động mạnh vào rừng núi, nhưng hiệu quả kinh tế không cao

Làng treo lưng núi ảnh 3Thôn Quế (xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) cao chót vót trên đỉnh núi Cà Đam đang nuôi dưỡng những cây sâm thuốc bản địa

Làng treo lưng núi ảnh 4Trẻ em thường theo bố mẹ lên rừng, rẫy để lao động từ nhỏ, phần lớn không được học hành đầy đủ

Làng treo lưng núi ảnh 5Chuyến xe thồ của thương lái miền xuôi là “chợ di động” của người dân các ngôi làng ở miền núi xa xôi

Làng treo lưng núi ảnh 6Nhiều ngôi làng người Cor ở miền núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) bảo tồn, giữ gìn loài cây quế bản địa

Làng treo lưng núi ảnh 7Người dân nơi “cổng trời” Canh Liên (huyện Vân Canh, Bình Định) tự trồng rừng sầu đâu để lấy gỗ xây dựng nhà ở

Làng treo lưng núi ảnh 8Ngôi làng của người Cơ Tu (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam)được Nhà nước quy hoạch tập trung để giảm thiểu rủi ro của thiên tai và được giữ lại các thiết chế, văn hóa của mình. Ảnh: NGỌC PHÚC

Các tin khác