Như vậy, theo số cập nhật thì lượng kiều hối năm 2020 tăng gần 3% so với năm 2019. Theo đó, Việt Nam thuộc tốp 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất trong số các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Với lượng kiều hối chuyển về nước tương đương 5% GDP năm 2020, Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm 10 nước tại Đông Á - Thái Bình Dương có tỷ trọng kiều hối/GDP cao nhất.
Theo WB, kiều hối sẽ phục hồi vào năm 2021 và dự báo lượng kiều hối chuyển vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình sẽ tăng khoảng 5,6% lên mức 470 tỷ USD. Tuy nhiên, triển vọng này phụ thuộc vào tác động của dịch Covid-19 đối với tăng trưởng toàn cầu và các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cũng cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2021, kiều hối chuyển về TPHCM đạt 2 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ. Mặc dù diễn biến dịch Covid-19 vẫn khó lường nhưng dự báo dòng kiều hối chuyển về TPHCM năm 2021 sẽ không thấp hơn so với năm trước. Nguồn kiều hối chuyển về chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và khoảng 20% đầu tư bất động sản.
Các tin, bài viết khác

Vàng SJC giảm nhưng khoảng cách với giá thế giới lại vượt 17 triệu đồng/lượng

Giá vàng giằng co chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ

Giá vàng SJC ít biến động, dao động quanh ngưỡng 68,6 triệu đồng

Vàng SJC tiến gần mốc 69 triệu đồng/lượng, tỷ giá trung tâm giảm 5 đồng

Vàng SJC tăng giá, cao hơn thế giới gần 17 triệu đồng

Vàng tăng vọt nhưng khoảng cách giá giữa hai thị trường được rút ngắn

Vàng SJC ngược chiều thế giới, tăng thêm 100.000 đồng mỗi lượng

Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới giảm còn 17,23 triệu đồng/lượng

Bất thường thị trường vàng: Phải liên thông với thế giới
